Mức hỗ trợ xóa nhà tạm cao hơn phù hợp với nguồn xã hội hóa

Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh báo cáo kết quả tổng hợp nhu cầu xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 25/12/2024 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Nhà thầu thi công nhà cho hộ nghèo ở thôn Vụ Bổn, xã Phước Ninh (Thuận Nam, Ninh Thuận).
Nhà thầu thi công nhà cho hộ nghèo ở thôn Vụ Bổn, xã Phước Ninh (Thuận Nam, Ninh Thuận).

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước tại Công điện 117/CĐ-TTg năm 2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, Bộ đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Công văn 5935/BLÐTBXH-VPQGGN năm 2024 khẩn trương triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 117/CĐ-TTg năm 2024, nhất là việc thành lập Ban chỉ đạo 3 cấp ở địa phương.

Các địa phương căn cứ số liệu về nhà tạm, nhà dột nát của hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương đã báo cáo theo yêu cầu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn 3836/BLĐTBXH-VPQGGN năm 2024, đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh: Chỉ đạo Ủy ban Nhân dân cấp huyện rà soát, tổng hợp thông tin ngay tại cơ sở xã, phường, thị trấn về nhu cầu xoá nhà tạm, nhà dột nát của hộ nghèo, hộ cận nghèo; phê duyệt kết quả rà soát (danh sách của từng hộ có nhu cầu xây mới hoặc sửa chữa); báo cáo Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh để tổng hợp. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tổng hợp kết quả rà soát của Ủy ban Nhân dân cấp huyện; trình Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kết quả tổng hợp nhu cầu xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh (theo đơn vị hành chính cấp huyện) để làm cơ sở hỗ trợ và làm căn cứ kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Tổ chức triển khai hiệu quả nguồn lực từ nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2024, nguồn lực huy động trên địa bàn và nguồn lực hỗ trợ từ chương trình huy động của Trung ương.

Chủ trì, phối hợp với chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức tuyên truyền, vận động, tiếp nhận kinh phí hỗ trợ của bộ, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, phân bổ, sử dụng thông qua Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp quản lý.

Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội (không có khả năng lao động, không có thu nhập để đối ứng), địa phương quyết định mức hỗ trợ cao hơn phù hợp với thực tế từ nguồn xã hội hóa.

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, các địa phương báo cáo về việc thành lập Ban Chỉ đạo 3 cấp; việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện; kết quả huy động nguồn lực tại địa phương; kết quả xóa nhà tạm, nhà dột nát và các hoạt động khác (nếu có) gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 3/12/2024.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo kết quả tổng hợp nhu cầu xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 25/12/2024 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ (địa phương chịu trách nhiệm về kết quả phê duyệt).

Các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo, các thành viên Chính phủ (theo phân công tại Quyết định 435/QĐ-TTg năm 2024 và Quyết định 967/QĐ-TTg năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ) báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công; các địa phương báo cáo kết quả triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát của địa phương; đồng thời, gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 25 hằng tháng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bỏ thi tuyển sinh THCS liệu có đảm bảo được chất lượng?

Bỏ thi tuyển sinh THCS liệu có đảm bảo được chất lượng?

Từ năm 2025, các trường THCS phải xét tuyển học sinh vào lớp 6, không được tổ chức thi, kể cả với trường chất lượng cao. Nội dung này được nêu trong quy chế tuyển sinh THCS và THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo mới công bố. Thông tin này nhanh chóng nhận được những ý kiến khác nhau từ dư luận.

[Infographic] Đột qụy mùa lạnh: Nguyên nhân và cách phòng tránh

[Infographic] Đột qụy mùa lạnh: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Sự thay đổi theo mùa và nhiệt độ tác động tới các yếu tố nguy cơ đột quỵ như: tăng huyết áp, tăng đường huyết, tăng lipid máu, rung nhĩ... làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Đặc biệt, trong thời tiết lạnh, nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn. Bởi vậy, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Ươm mầm “thần dược”

Ươm mầm “thần dược”

Mùa xuân về cũng là thời điểm cây Hoàng Liên gai bung nở chồi non sau những tháng dài ngủ đông. Trong sương sớm, những chiếc lá “thần dược” ấy giống như viên ngọc lục bảo, long lanh dưới ánh nắng, chen nhau tạo thành tấm thảm xanh mướt trải dài giữa đại ngàn.

Trao nhà cho 4 cháu mồ côi

Trao nhà cho 4 cháu mồ côi

Chiều 17/1, Đồn Biên phòng Trịnh Tường phối hợp với Câu lạc bộ Mái ấm tình thương (Hà Nội) tổ chức bàn giao nhà tình thương cho 4 cháu mồ côi tại thôn Nà Lặc, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát.

fb yt zl tw