Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Mùa trồng sâm đất trên “mũi đá” Ma Cha Va

Mùa trồng sâm đất trên “mũi đá” Ma Cha Va

Ma Cha Va là tên đỉnh núi cao nhất xã Ngải Thầu cũ, nay là xã A Lù, huyện Bát Xát. Sau tết Nguyên đán, trên những sườn núi cao, đồng bào Mông hối hả vào vụ trồng sâm đất. Giữa mùa hoa đào nở rộ, mây trắng bồng bềnh, những chàng trai, cô gái dân tộc nhộn nhịp lên nương, hy vọng mùa tới bội thu, no ấm...

Gần hết tháng Giêng Ất Tỵ, khu vực từ trung tâm xã Y Tý đến xã A Lù vẫn trong những ngày sương mù, giá lạnh. Ở nơi có độ cao hơn 2.000 m so với mực nước biển, mùa đông dường như vẫn chưa muốn rời đi. “Ông trời” mang chiếc chăn mây khổng lồ trắng như bông bao phủ lên khắp các bản làng người Mông, người Hà Nhì nơi đây, có khi cả tuần không thấy ánh nắng mặt trời. Đợt rét này chưa qua, đợt rét khác lại đến, mà rét đậm, rét hại khiến con người và vạn vật đều như co cụm lại trong nhịp sống chầm chậm. Mùa này, mở cửa ra là sương mù theo gió ùa ngay vào nhà, hơi thở cũng đầy khói sương, người ta chỉ muốn ngồi hơ tay bên bếp lửa trong ngôi nhà tường đất dày tới 50 cm hoặc ngủ vùi trong đống chăn ấm.

Mặc dù sương mù vẫn chưa tan, cái lạnh làm tê ngón tay, ngón chân nhưng ở thôn Ngải Thầu Hạ, nơi có thể chạm tới mây trời, từ sáng sớm chị Lồ Thị Dỉ đã cùng chị em trong thôn vác cuốc ra mảnh nương gần nhà. Sau vụ thu hoạch sâm đất cuối năm trước, mảnh nương bỏ không, cỏ và cây bụi mọc lên rồi héo úa vì sương muối và băng giá. Mùa này, những củ sâm đất giống được ủ trong lớp đất mỏng đã “thức dậy” sau giấc ngủ đông, đâm ra những chiếc mầm xanh mập mạp. Có những củ sâm giống màu tím đỏ như mầm riềng nhú mầm ra khi “nghe tiếng gọi của nàng xuân”. Tháng Ba là mùa trồng sâm đất trên núi Ma Cha Va nên khắp các nương đồi đều vui như ngày hội, người người rủ nhau đi trồng sâm, tiếng gọi nhau vang vang khắp xóm.

Trong khi chị Dỉ đi trước cuốc đất thành từng hố thì ở phía sau một phụ nữ Mông khác bỏ phân vào hố đất, rồi một người khác trộn đất với phân mục cho thật đều và đặt vào những củ sâm đất giống đang nhú mầm xanh, phủ lên một lớp đất mỏng. Nở nụ cười tươi, chị Dỉ khoe với chúng tôi những củ sâm giống đẹp nhất của gia đình. Chị bảo trong vụ sâm đất năm trước gia đình thu hoạch được 3,5 tấn củ, bán được hơn 20 triệu đồng. So với trồng ngô thì cây sâm đất đem lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần, giúp bà con trên núi Ma Cha Va có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Mỗi gốc sâm chăm sóc tốt sẽ cho thu hoạch từ 5 - 7 kg củ. Cây sâm đất vừa có thể bán củ ăn và bán củ giống cho thương lái đến tận thôn thu mua. Năm trước sâm được mùa, được giá nên các hộ người Mông trong thôn đều phấn khởi.

mua-trong-sam-dat-tren-mui-da-ma-cha-va-3.png

Cùng với một số người đến đổi công giúp gia đình chị Dỉ trồng sâm cho kịp thời vụ, anh Sùng A Tùng, Bí thư Chi bộ thôn Ngải Thầu Hạ phấn khởi bảo: Thôn Ngải Thầu Hạ có 92 hộ người Mông thì có tới 90% hộ trồng sâm đất - còn gọi là củ Hoàng sin cô. Trên núi Ma Cha Va đất đai màu mỡ, khí hậu phù hợp nên trồng sâm rất tốt. Năm 2024, mỗi hộ trồng sâm đất đều có thu nhập từ 10 triệu đồng trở lên nhờ bán củ sâm. Trong đó, có những hộ thu từ 20 - 50 triệu đồng, như các ông: Sùng A Páo, Vàng A Dùng, Sùng A Hòa… Thậm chí có hộ có nhiều đất, trồng được nhiều sâm, bán được tới 70 triệu đồng như ông Sùng A Sài. Bà con người Mông thôn Ngải Thầu Hạ đón Tết vui hơn vì có thêm 9 hộ thoát nghèo. Một số gia đình nhờ bán sâm mà có tiền xây nhà mới khang trang. Năm nay, đồng bào Mông ở Ngải Thầu hạ trồng gần 20 ha sâm đất, tăng khoảng 3 ha so với năm trước.

mua-trong-sam-dat-tren-mui-da-ma-cha-va-4.png

Từ thôn Ngải Thầu Hạ, tôi theo đường bê tông xuyên qua biển sương mù, ngược dốc lên thôn Ngải Thầu Thượng. Mặc dù chỉ cách thôn Ngải Thầu Hạ khoảng 1 km nhưng Ngải Thầu Thượng là thôn cao nhất trên núi Ma Cha Va, cũng được các “phượt thủ” định danh là thôn người Mông cao nhất Việt Nam. Theo những người già nơi đây kể, trước đây một số gia đình trẻ ở Ngải Thầu Hạ di chuyển lên đây sinh sống, khai khẩn đất đai để trồng ngô, hình thành nên bản Mông này. Ngải Thầu Thượng nằm ngay dưới đỉnh Ma Cha Va, có những cánh rừng tống quá sủ cổ thụ bạt ngàn, đất đai rộng rãi và màu mỡ nên ngày càng có nhiều hộ người Mông di chuyển lên đây lập nghiệp. Đến nay, Ngải Thầu Thượng đã có hơn 90 hộ người Mông sinh sống.

Nhớ lại cách đây khoảng 10 năm, tôi đã có chuyến ngược dốc 5 km từ trung tâm xã Ngải Thầu cũ, qua Phìn Chải 2, Chin Chu Lìn, Cán Cấu, Ngải Thầu Hạ để lên Ngải Thầu Thượng. Ngày đó, đường lên thôn vẫn là đường đất, đi lại rất khó khăn, chỉ có xe máy lên được. Vào ngày trời mưa, bà con phải để xe dưới Ngải Thầu Hạ, rồi đi bộ lên thôn vì đường dốc và trơn trượt. Thời điểm đó, Ngải Thầu Thượng vẫn là bản Mông hoang sơ, heo hút ít người biết tới. Trên đỉnh núi quanh năm sương mù và mây phủ, người Mông làm nhà tường đất dày tới 50 cm để chống lại sương mù, giá rét, băng tuyết. Bây giờ trở lại, Ngải Thầu Thượng đã thay đổi nhiều, có đường bê tông đến tận thôn, có điện lưới quốc gia, dọc đường thôn đã có những ngôi nhà xây cấp 4, nhà xây 2 tầng khang trang.

mua-trong-sam-dat-tren-mui-da-ma-cha-va-5.png

Trong khi dưới thôn Ngải Thầu Hạ vẫn còn sương mù bao phủ và một trận mưa rào ào xuống bất ngờ thì vượt qua sương mù, lên tới Ngải Thầu Thượng ở độ cao trên 2.100 m so với mực nước biển, ai cũng vỡ òa niềm vui vì nhìn nắng vàng ấm áp trải khắp núi rừng. 4 giờ chiều, nhìn xuống phía dưới là biển mây trắng bồng bềnh đẹp như miền cổ tích. Ánh nắng chiều xuyên qua những tầng mây, ánh lên màu vàng rực rỡ; tầng tầng, lớp lớp mây nối nhau trùng điệp như sóng biển trào dâng.

Mùa này, hoa đào trên núi Ma Cha Va đang nở rộ đẹp đến nao lòng. Ở nơi cao nhất, mùa đông lạnh nhất, những nụ hoa đào ngủ qua mùa đông, thậm chí qua tết 1 tháng khi trời nắng ấm mới bung nở. Thật thú vị khi thấy những nụ đào ở đây mập mạp như hạt ngô, nở ra bông to, cánh hoa dày và đỏ đậm khác hẳn với hoa đào dưới núi. Còn những cây đào rừng thì bung ra từng chùm hoa như hàng ngàn, hàng vạn chiếc chuông nhỏ treo trên cành cây. Đào rừng khi đến kỳ nở là bung hoa cả cây, nhìn đỏ rực như ngọn lửa trên sườn núi.

Mùa trồng sâm đất ở Ngải Thầu Thượng cũng đông vui, nhộn nhịp không kém dưới Ngải Thầu Hạ. Trên vạt nương dốc ngay đầu thôn, bà con người Mông đang khẩn trương giúp nhau trồng sâm. Những chị người Mông bắp chân săn chắc gùi từng lù cở phân mục và củ sâm đất giống, vượt dốc từ nhà ra nương. Những thiếu nữ mặc váy xòe hoa rực rỡ dàn hàng ngang cuốc đất tạo thành những hố đều tăm tắp, vừa chăm chỉ làm việc vừa nói chuyện vui, tiếng cười giòn tan trên sườn núi. Những chàng trai Mông vạm vỡ mang cả máy cày lên nương để cày đất cho tơi, chờ mùa sâm mới bội thu. Trên mảnh nương chênh vênh dốc đứng, hàng chục người cùng say sưa lao động, tiếng nói cười rộn vang, khói đốt nương mờ ảo, nhìn xuống là biển mây trắng giữa nắng vàng đẹp như một bức tranh.

mua-trong-sam-dat-tren-mui-da-ma-cha-va-6.png

Anh Sùng A Xá, chủ nương sâm đất nghỉ tay gọt những củ sâm đất ruột vàng như mật ong để mọi người ăn cho mát. Đi làm nương mệt đến mấy, chỉ cần ăn mấy củ sâm là tỉnh cả người, bao nhiêu mệt mỏi dường như tan biến. Tặng tôi những củ sâm già tím lịm để từ vụ thu hoạch trước Tết, anh Xá giọng hào sảng bảo: Sâm đất trồng trên núi Ma Cha Va là ngon nhất, củ nào cũng mọng nước, vị giòn ngọt, thanh mát. Chả thế mà vụ sâm đất vừa qua thương lái từ thành phố Lào Cai đánh xe ô tô vượt hơn 100 km lên tận thôn thu mua sâm của bà con nơi đây. Củ to, củ nhỏ đều mua hết với giá trung bình 6.000 - 7.000 đồng/kg. Cuối vụ, giá sâm lên 9.000 - 10.000 đồng/kg mà không có nhiều để bán. Gia đình anh Xá bán được khoảng 4 tấn sâm, thu về gần 30 triệu đồng. Năm nay, gia đình anh Xá trồng khoảng 1,5 tạ sâm giống. Một số nhà chung tiền mua hàng tấn phân gà ủ trấu từ dưới xuôi chuyển lên để bón cho sâm mọc tốt hơn, mong đến tháng 11 sâm lại được mùa, được giá như năm trước.

Buổi chiều muộn, “mũi đá” Ma Cha Va hùng vĩ gió thổi lồng lộng và lạnh tái tê. Tôi chia tay Ngải Thầu trong niềm cảm phục ý chí kiên cường, sức lao động bền bỉ của đồng bào Mông nơi đây đã chinh phục núi đá làm nên những mùa sâm bội thu trên đỉnh Ma Cha Va bốn mùa sương gió. Mong một ngày gần nhất, đoạn đường kết nối thôn Ngải Thầu Thượng sang thôn Phan Cán Sử, Trung Chải (xã Y Tý) sớm được đổ bê tông để người dân đi lại thuận tiện và nhiều du khách biết đến nơi này, lên Ma Cha Va “săn mây”, ngắm hoa đào nở, trải nghiệm mùa trồng sâm đất ở bản Mông cao nhất Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ nông dân, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) được thực hiện từ năm 2001 đến nay. Chính sách này hiện đang được Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất kéo dài đến hết năm 2030 nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả mang lại.

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Năm 2024, tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh đạt 1,74%. Đầu năm 2025, ngành đề ra mục tiêu phấn đấu mức tăng trưởng đạt 4,2%. Tuy nhiên, theo Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 24/2/2025 của UBND tỉnh về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, tỉnh Lào Cai giao mức tăng trưởng nông - lâm - thủy sản đạt từ 4,5 đến 5%.

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

Ngày 7/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg về tổ chức tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Theo đó, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 sẽ tiến hành trên phạm vi cả nước vào ngày 1/7/2025.

Thôn Thái Bo nằm ven sông Hồng. Thôn có 196 hộ dân thì 80% trồng rau. Diện tích rau của thôn là hơn 7 ha.

[Ảnh] Bình yên làng rau Thái Bo

Thôn Thái Bo, xã Thống Nhất là một trong những vựa rau lớn nhất của thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau, người dân nơi đây đã vun trồng nên vùng rau rộng lớn, cung cấp rau xanh cho khu vực thành phố và các vùng lân cận. Vùng rau xanh ngát tạo nên vẻ đẹp trù phú, yên bình bên cạnh đô thị nhộn nhịp, đông vui.

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

Toàn tỉnh có 33/58 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đang hoạt động nhưng gặp khó khăn, vướng mắc cần được hỗ trợ, tháo gỡ. Đó là thông tin của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Hội nghị về giải quyết những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp được tổ chức vào chiều 16/4.

fb yt zl tw