Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Mang lại cơ hội sống cho động vật hoang dã

Mang lại cơ hội sống cho động vật hoang dã

Nhiều năm qua, cán bộ quản lý, bác sỹ thú y, viên chức làm công tác cứu hộ và chăm sóc động vật hoang dã của Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) luôn tận tâm với công việc, chấp nhận đối mặt với hiểm nguy để mang lại cơ hội sống cho nhiều động vật quý, hiếm, nguy cấp.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
z5211601472938_239e307eb129c254d143ca772b2e2a09.jpg

Dù đã nhiều lần tái thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên nhưng đợt tái thả ngày 20/12/2023, Phó Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên - ông Trần Văn Tú cũng như những viên chức công tác tại đây không giấu được xúc động bởi 17 cá thể gồm cầy vòi mốc, mèo rừng, don, rùa đầu to, rùa núi viền, diều hoa Miến Điện, diều hâu đen và cắt lớn được chăm sóc bấy lâu (có những cá thể đã gắn bó vài năm như cá thể diều hoa Miến Điện) nay “rời xa” trung tâm, trở về môi trường tự nhiên. “Chúng tôi rất vui và hạnh phúc khi nhìn thấy những cá thể động vật hoang dã khỏe mạnh, tự do trở về môi trường tự nhiên. Điều đó tiếp thêm động lực cho chúng tôi thực hiện sứ mệnh mang lại cơ hội sống cho động vật hoang dã”, ông Trần Văn Tú trải lòng.

z5211601468409_3c07768f81c1ccf2ae8b80c39ee14146.jpg

Được nghe và tận mắt nhìn mới thấy những nỗ lực của cán bộ quản lý, bác sỹ thú y, viên chức làm công tác cứu hộ và chăm sóc động vật hoang dã của Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên. Phần lớn cá thể động vật hoang dã khi tiếp nhận trong tình trạng sức khỏe yếu do bị nuôi nhốt lâu ngày, bị lạm dụng cơ thể, không được vệ sinh, chăm sóc hoặc bị thương do dính bẫy… nên đòi hỏi người chăm sóc phải tốn nhiều công sức và phải thực sự tâm huyết.

DV 1.jpg

Không những vậy, những người công tác tại Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên luôn phải đối mặt với nguy hiểm, bởi với bản năng sinh tồn, những cá thể động vật hoang dã sẵn sàng tấn công tất cả các đối tượng mà chúng cho là gây ra mối nguy, kể cả người chăm sóc. Đặc biệt, loài vật hoang dã bị con người vây bắt và làm tổn thương cơ thể thường rất hung dữ. Khi thấy bóng người, chúng luôn cảnh giác và sẵn sàng lao vào tấn công. Ngoài ra, cá thể động vật hoang dã rất dễ lây bệnh chéo giữa các loài với nhau và lây bệnh cho người khi tiếp xúc (bệnh dại, bệnh do xoắn khuẩn, cúm) hoặc qua nọc độc (rắn hổ chúa, rắn hổ mang…).

z5211601472940_db54a5caaa567c1e1e558ef95a52c289.jpg

Khó khăn và nguy hiểm là vậy nhưng cán bộ quản lý, bác sỹ thú y, viên chức làm công tác cứu hộ và chăm sóc động vật hoang dã của Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên luôn tận tâm với công việc để cứu sống được nhiều động vật hoang dã, đồng thời mở ra “cơ hội” cho chúng trở về tự nhiên. Giai đoạn 2021 - 2023, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên đã tiếp nhận 109 vụ với 270 cá thể. Các loài động vật được cứu hộ chủ yếu là các loài nguy cấp, quý, hiếm được quy định trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Cũng trong thời gian này, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên đã thực hiện tái thả 6 đợt, trong đó tái thả vào Vườn Quốc gia Hoàng Liên 3 đợt với 75 cá thể, gồm các loài mèo rừng, cu li nhỏ, trăn đất, rùa đầu to, cầy vòi mốc; phối hợp với Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) tái thả 2 vụ với 69 cá thể động vật hoang dã và Vườn Quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh) tái thả 1 vụ với 10 cá thể động vật hoang dã. Qua đó đã góp phần khôi phục đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen tại các khu vực có phân bố của loài.

Tính đến ngày 15/2/2024, trung tâm đang quản lý, chăm sóc, bảo vệ 117 cá thể thuộc 32 loài, trong đó 23 loài (chiếm 71,88%), 95 cá thể (chiếm 81,2%) thuộc Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Ông Lã Văn Tới, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025.

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp huyện), 111 dự án cộng đồng cấp huyện.

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Chiều 26/4, tại thành phố Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng.

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

fb yt zl tw