Lượng hóa một số khái niệm mới trong Nghị quyết số 57-NQ/TW

Nhằm đảm bảo việc thống nhất nhận thức và tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành công văn số 562/BKHCN-VCL hướng dẫn làm rõ định nghĩa, nội hàm, lượng hóa một số khái niệm mới trong Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Văn bản trên đã làm rõ các định nghĩa, nội hàm của các cụm từ có trong Nghị quyết số 57 như: Bản sao số của thành phố; Năng lực cạnh tranh số quốc gia; Kinh tế dữ liệu; Học tập số; Năng lực số; Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ngang tầm doanh nghiệp công nghệ của các nước tiên tiến. Văn bản cũng đưa ra các đề xuất cách thức tổ chức thực hiện các nội dung trên cho các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp công nghệ số.

Về Bản sao số (Digital Twin) của thành phố, văn bản nêu rõ, đây là mô hình số của một thành phố, được tạo ra bằng cách sử dụng dữ liệu thời gian thực, công nghệ mô phỏng và các hệ thống phân tích để tái hiện cấu trúc vật lý của thành phố và các quá trình diễn ra trong thành phố đó. Bản sao số của thành phố giúp quản lý thành phố được hiệu quả và tối ưu hóa các nguồn tài nguyên của thành phố.

Về Học tập số, trong Nghị quyết số 57-NQ/TW, học tập số được hiểu là học tập kỹ năng số, là quá trình tiếp thu, phát triển và nâng cao kỹ năng, năng lực sử dụng công nghệ số một cách hiệu quả, phù hợp, an toàn và có trách nhiệm phục vụ cho mục đích cá nhân, học tập, nghề nghiệp hay tham gia xã hội trên môi trường số.

Nội hàm của học tập kỹ năng số bao gồm nhiều khía cạnh, từ kiến thức lý thuyết đến kỹ năng thực hành, từ cơ bản đến nâng cao liên quan đến: Kiến thức, kỹ năng công nghệ cơ bản; kiến thức, kỹ năng truy cập, tìm kiếm, khai thác thông tin, dữ liệu trên môi trường số; kiến thức, kỹ năng tương tác, giao tiếp và cộng tác trên môi trường Internet; kiến thức, kỹ năng sáng tạo nội dung số; kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn trên môi trường số; kiến thức kỹ năng nhận diện và giải quyết vấn đề trên môi trường số; kỹ năng học tập liên tục và thích ứng. Việc đo lường, lượng hóa học tập số được thực hiện thông qua: Số lượng tiếp cận các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng số; tỷ lệ học viên hoàn thành khóa học; tỷ lệ người dân có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông.

Đối với cụm từ "Năng lực số", văn bản nêu rõ, năng lực số là khả năng sử dụng công nghệ số để hoàn thành nhiệm vụ cụ thể hoặc để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Năng lực số cho các đối tượng khác nhau sẽ có thể có nội hàm khác nhau.

Về "Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ngang tầm doanh nghiệp công nghệ số của các nước tiên tiến", văn bản nêu rõ, đây là những doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực nghiên cứu làm chủ công nghệ lõi, công nghệ chiến lược; có quy mô và tầm ảnh hưởng sâu rộng trong và ngoài nước, cạnh tranh được với các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, khẳng định vị thế trên thị trường toàn cầu; có quy mô tương đương doanh nghiệp lớn của các nước tiên tiến; đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí để xác định doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ngang tầm doanh nghiệp công nghệ số của các nước tiên tiến.

Đối với những định nghĩa mà Việt Nam chưa có khái niệm như: Năng lực cạnh tranh quốc gia và kinh tế dữ liệu, văn bản hướng dẫn này đã tham chiếu trên thế giới. Cụ thể, về Năng lực cạnh tranh số quốc gia, văn bản nêu rõ: Việt Nam chưa có khái niệm về năng lực cạnh tranh số quốc gia. Hiện tại trên thế giới, có Trung tâm Cạnh tranh thế giới (WCC) thuộc Viện Quản lý phát triển quốc tế (IMD) thực hiện đánh giá và công bố xếp hạng năng lực cạnh tranh số thế giới từ năm 2017 đến nay (Việt Nam chưa tham gia đánh giá, xếp hạng).

Dựa trên Báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh số thế giới năm 2024 của Trung tâm Cạnh tranh thế giới, năng lực cạnh tranh số được hiểu là: “Năng lực cạnh tranh số quốc gia (Digital competitiveness of nations) là khả năng của một quốc gia trong việc sử dụng và phát triển các công nghệ số để nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể của quốc gia đó”.

Về Kinh tế dữ liệu, hiện nay, Việt Nam chưa có khái niệm về kinh tế dữ liệu. Hướng dẫn đề cập đến kinh nghiệm về kinh tế dữ liệu của Liên minh châu Âu (EU) về định nghĩa là “Nền kinh tế dữ liệu” là một thuật ngữ tổng quát bao gồm việc tạo, thu thập, lưu trữ, xử lý, phân phối, phân tích, phân phối và khai thác dữ liệu được kích hoạt bởi công nghệ số.

Tại Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ giao Học viện Công nghệ Bưu chính, Viễn thông nghiên cứu các mô hình đo lường kinh tế dữ liệu trên thế giới để đề xuất phương pháp đo lường kinh tế dữ liệu trong năm 2025 - 2026.

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức thí điểm đo lường kinh tế dữ liệu tại một số địa phương để hoàn thiện phương pháp và tổ chức nhân rộng. Văn bản cũng có phụ lục tóm tắt về Bộ chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh số thế giới của Viện Quản lý phát triển quốc tế và đề xuất các nội dung tham gia chuẩn bị, triển khai các giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh số của Việt Nam.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Sáng 10/7, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai.

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng - như kim chỉ nam cho hợp tác quốc tế bền vững, bao trùm và công bằng.

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã và luôn dành những nguồn lực tốt nhất, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương sẽ lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trực thuộc MTTQ Việt Nam theo hướng dẫn giảm số lượng hội, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong, hoạt động thiết thực hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự phiên họp có các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu kết luận buổi làm việc.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ngày 9/7, ngay sau Hội nghị trực tuyến Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đồng chí Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo các sở, ngành, Ban Quản lý dự án của tỉnh về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án đầu tư xây dựng đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai.

 Trao quyết định cho các đồng chí quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước tuổi

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai: Trao quyết định cho các đồng chí quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước tuổi

Bộ CHQS tỉnh Lào Cai vừa tổ chức Hội nghị trao quyết định cho các đồng chí quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 19/2025/TT-BQP của Bộ Quốc phòng.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Giang làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy

Thực hiện Chương trình công tác, sáng nay - 9/7, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy nhằm nắm bắt tình hình tổ chức, vận hành bộ máy, kết quả thực hiện nhiệm vụ sau hợp nhất và định hướng triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

fb yt zl tw