Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Lễ hội xuân thúc đẩy du lịch đầu năm

Lễ hội xuân thúc đẩy du lịch đầu năm

Việc tổ chức các lễ hội đầu năm không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, mà còn là điểm nhấn thu hút du khách đến với Lào Cai.

Như thường lệ, vào những ngày đầu tháng Giêng, Khu du lịch Cát Cát (xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa) lại tưng bừng mở hội Gầu tào - lễ hội truyền thống của đồng bào Mông. Năm nay, vào ngày 11 tháng Giêng, UBND xã Hoàng Liên phối hợp với Công ty TNHH MTV Du lịch Cát Cát tổ chức Lễ hội Gầu tào với sự tham gia của đông người dân và du khách.

lee-2.png

Tại lễ hội, người dân và du khách được hòa mình vào những điệu múa, tiếng khèn, trò chơi dân gian đặc sắc, không khí náo nức khắp bản làng để cùng cầu mong một năm mùa màng bội thu, người người khỏe mạnh, nhà nhà có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Cùng với người dân địa phương và du khách trong nước vui trảy hội còn có sự tham gia của các vị khách ngoại quốc, tất cả đều thích thú, hào hứng trải nghiệm nét văn hóa bản địa đặc sắc.

lee.png

Lần đầu được tham dự lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, anh Moritz Alexy - du khách người Đức tỏ ra rất thích thú. “Đây là lần đầu tôi tham dự một lễ hội sôi động, độc đáo và hấp dẫn. Qua lời giới thiệu của người dân, tôi biết thêm được nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào nơi đây" - anh Moritz Alexy chia sẻ.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch Cát Cát cho biết: Lễ hội Gầu tào được tổ chức hằng năm không chỉ là nét văn hóa độc đáo, góp phần bảo tồn giá trị truyền thống của dân tộc mà còn là dịp để người dân du xuân, gặp gỡ, giao lưu.

lee-4.png

Năm nay, Lễ hội đền Cô Tân An được tổ chức với quy mô hoành tráng, thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến tham dự.

lee-5.png

Đặc biệt, tại lễ hội còn có màn múa với sự tham gia của hơn 300 nghệ nhân người Dao, thể hiện ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh và bảo tồn văn hóa truyền thống, góp phần quảng bá những giá trị văn hóa độc đáo đến với du khách và công chúng. Lễ hội đền Cô Tân An cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá, phát triển du lịch địa phương.

lee-6.png

Bên cạnh những lễ hội kể trên, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã và đang diễn ra các lễ hội đặc sắc như: Lễ hội đền Thượng; Lễ hội Xuống đồng của đồng bào Tày; Lễ hội Gầu tào của đồng bào Mông; Lễ hội Nhảy lửa của đồng bào Dao… Các lễ hội được tổ chức đa dạng, phong phú, phản ánh sinh động đời sống văn hóa, tinh thần của người dân; thể hiện giá trị truyền thống đặc trưng của từng dân tộc, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Thông qua các lễ hội truyền thống, du khách có cơ hội trải nghiệm nét văn hóa độc đáo, từ đó để lại ấn tượng đẹp và thôi thúc du khách quay trở lại trong tương lai. Bên cạnh đó, các lễ hội được ngành du lịch quảng bá rộng rãi qua các kênh thông tin, truyền thông, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội đã đưa hình ảnh du lịch Lào Cai đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước.

Theo thống kê của Sở Du lịch, các lễ hội đầu năm đã thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến Lào Cai. Đến giữa tháng 2/2025, Lào Cai đã đón trên 2 triệu lượt du khách, tăng 93% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng thu từ khách du lịch lũy kế năm 2025 đạt 5.617 tỷ đồng, tăng 57% so với lũy kế cùng kỳ năm 2024.

lee-7.png

Ông Lại Vũ Hiệp, Phó Giám đốc Sở Du lịch cũng cho biết thêm: Để phát triển bền vững, cần có kế hoạch và tổ chức hợp lý nhằm quản lý lượng khách và bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tinh khôi mùa hoa sưa Hà Nội

Tinh khôi mùa hoa sưa Hà Nội

Mùa hoa sưa ở Hà Nội thường bắt đầu từ cuối tháng 2, đầu tháng 3, trong tiết Xuân với mưa phùn và cái nồm ẩm. Sắc trắng tinh khôi khó lẫn mang lại vẻ đẹp rất riêng cho hoa sưa - dịu dàng mà làm say đắm lòng người.

Phát triển mô hình "Du lịch thân thiện với voi"

Phát triển mô hình "Du lịch thân thiện với voi"

Voi là một biểu tượng quan trọng của văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của vùng đất Tây Nguyên. Nhằm bảo tồn đàn voi nhà, một số đơn vị, doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk đã triển khai mô hình “Du lịch thân thiện với voi”. Mô hình không chỉ góp phần nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà, mà còn tạo ra những trải nghiệm ý nghĩa cho du khách.

Mùa xuân mới của du lịch Y Tý

Mùa xuân mới của du lịch Y Tý

Vùng đất Y Tý của huyện Bát Xát nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng và đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc, được ví như “viên ngọc” của núi rừng Tây Bắc. Thời gian gần đây, nhiều sản phẩm du lịch mới được hình thành, cơ sở hạ tầng và lưu trú được đầu tư mạnh mẽ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách, làm cho hình ảnh của Y Tý ngày càng đẹp hơn.

Ra mắt MV quảng bá du lịch Việt Nam

Ra mắt MV quảng bá du lịch Việt Nam

Nhằm hưởng ứng Chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025 do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phát động với chủ đề “Việt Nam: Đi Để Yêu!”, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) chính thức ra mắt video clip quảng bá vẻ đẹp du lịch Việt Nam trên Youtube.

Nông nghiệp kết hợp du lịch ở Tả Van Chư

Nông nghiệp kết hợp du lịch ở Tả Van Chư

Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch đã tạo nên lợi ích kép cho người dân ở Tả Van Chư, Bắc Hà. Những năm gần đây, vườn mận với hàng trăm ha không chỉ cho thu hoạch quả mà còn trở thành điểm trải nghiệm thú vị cho du khách khi đến mùa hoa.

Xe điện du lịch chỉ hoạt động trên các tuyến có tốc độ khai thác tối đa 30km/h, tác động tới du lịch Sa Pa ra sao?

Xe điện du lịch chỉ hoạt động trên các tuyến có tốc độ khai thác tối đa 30km/h, tác động tới du lịch Sa Pa ra sao?

Từ ngày 15/2/2025, theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Đường bộ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, chỉ tổ chức hoạt động trên các tuyến đường có đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa 30 km/h áp dụng cho tất cả các phương tiện tham gia giao thông. Như vậy, các loại xe 4 bánh gắn động cơ năng lượng điện hoặc động cơ xăng (gọi tắt là xe điện du lịch) đang hoạt động tại Lào Cai mà nhiều nhất tại thị xã Sa Pa thuộc đối tượng áp dụng.

Đưa Việt Nam trở thành trung tâm du lịch tàu biển của khu vực

Đưa Việt Nam trở thành trung tâm du lịch tàu biển của khu vực

Từ đầu năm 2025 đến nay, hàng loạt siêu du thuyền đã liên tục cập cảng Việt Nam, đưa hàng nghìn du khách quốc tế đến khám phá vẻ đẹp đất nước. Điều này khẳng định tiềm năng to lớn của du lịch tàu biển - một “mỏ vàng” đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, để biến loại hình này thành “con gà đẻ trứng vàng”, ngành du lịch vẫn cần tháo gỡ nhiều rào cản, tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút và giữ chân du khách.

Nâng tầm giá trị hạt muối

Nâng tầm giá trị hạt muối

Bạc Liêu là một trong những tỉnh có sản lượng muối khá lớn, nghề làm muối truyền thống không chỉ là nguồn thu nhập chính của diêm dân mà còn mang một giá trị văn hóa đặc sắc cho vùng đất này.

Công viên địa chất Lạng Sơn khai thác tiềm năng du lịch thám hiểm hang động

Công viên địa chất Lạng Sơn khai thác tiềm năng du lịch thám hiểm hang động

Lạng Sơn là một trong những địa phương sở hữu hệ thống hang động phong phú, có giá trị nổi bật về địa chất, sinh thái ở khu vực miền núi phía Bắc. Lạng Sơn đang có kế hoạch phát triển loại hình du lịch thám hiểm hang động, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững.

Du lịch Việt Nam và hành trình bứt phá

Du lịch Việt Nam và hành trình bứt phá

Với nhiều tín hiệu khởi sắc, năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến bước ngoặt cho du lịch Việt Nam, đánh dấu sự tăng tốc, bứt phá, vượt qua thách thức. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, ngành du lịch nước ta vẫn cần có những giải pháp đột phá, quyết liệt hơn để tăng cường hiệu quả truyền thông cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

fb yt zl tw