Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Láo Vàng vượt gian khó

Láo Vàng vượt gian khó

Người dân thôn Láo Vàng đang dần vươn lên bằng những mô hình kinh tế mới, để cuộc sống ngày càng no ấm.

jpg_20230526_222249_0000.jpg

Men theo con đường đổ bê tông đã có một vài chỗ xuống cấp, chúng tôi đến thôn Láo Vàng, xã Phìn Ngan (huyện Bát Xát) ở độ cao khoảng 800 m so với mực nước biển. Do địa hình đồi núi dốc, các hộ ở Láo Vàng cư trú không tập trung, rải rác ở những nơi có nguồn nước và đất canh tác. Đến thôn mới biết, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không ưu ái Láo Vàng nhưng bằng sự chăm chỉ lao động, người dân nơi đây đã vượt gian khó, sáng tạo để tìm no ấm.

Lần gặp anh Vàng A Khé, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Phìn Ngan trong một hội thảo của thanh niên dân tộc thiểu số gần đây, tôi hỏi anh về vùng đất xa nhất Phìn Ngan và nghe được câu trả lời dứt khoát: Láo Vàng! Anh Khé nói thêm: Nếu chị muốn đến thì phải chờ ngày trời nắng, bởi đường lên đấy khó đi lắm.

jpg_20230526_220310_0000.jpg

Từ trung tâm xã Phìn Ngan ngược đường dốc khoảng 1 tiếng đồng hồ là đến thôn Láo Vàng nhưng phải đi thêm 20 phút đường đất quanh co đầy ổ gà và những vệt bánh xe sâu hoắm mới đến được khu vực sản xuất của người dân. Hằng ngày, từ tờ mờ sáng, trên đoạn đường này rất đông bà con khoác gùi lên nương chăm ngô, trồng lúa. Điều đặc biệt hơn cả là ở nơi xa nhất thôn vẫn có khoảng 20 hộ mạnh dạn vay vốn đầu tư nuôi cá nước lạnh, dù hầu hết họ từng thất bại ngay vụ đầu tiên.

jpg_20230526_220743_0000.jpg

Thôn Láo Vàng có 92 hộ đồng bào Dao sinh sống, giáp ranh với xã Ngũ Chỉ Sơn (Sa Pa) và xã Pa Cheo (Bát Xát). Nơi cao nhất so với mực nước biển là khoảng 1.000 m, có dòng suối Bản Giàng trong vắt, mát lạnh chảy qua. Nhìn thấy tiềm năng của dòng suối nhưng người dân trong thôn đành tiếc nuối bởi lên khu vực này chỉ có con đường mòn dành cho người đi bộ.

Năm 2016, gia đình anh Vàng Láo Sử là một trong những hộ đầu tiên của thôn Láo Vàng lên suối Bản Giàng làm trại nuôi cá nước lạnh. Do không có vốn, anh chỉ thả 500 con cá hồi. Không may, tháng 8/2016, lũ cuốn trôi toàn bộ cá khiến anh mất trắng số tiền đầu tư. Không nản, tích cóp được chút tiền, năm 2017, anh làm lại từ đầu, thời tiết thuận hòa, giá cả ổn định, trong năm này, anh thu lãi hơn 100 triệu đồng. Mỗi năm, anh Sử lại đầu tư mở rộng quy mô trại cá, đến nay, 7 ao nuôi của anh có thể tích hơn 300 m3, sản lượng thu hoạch 2 tấn cá, lãi 180 triệu đồng mỗi năm.

jpg_20230526_222624_0000.jpg

Cách đó không xa là trại cá của gia đình chị Vàng Lở Mẩy có quy mô nuôi 1.000 con cá hồi, 1.500 con cá tầm đang chuẩn bị cho thu hoạch. Năm 2019, sau thời gian tích cóp được vốn, vợ chồng chị Mẩy theo những người hàng xóm lên suối Bản Giàng nuôi cá nhưng do chưa làm chủ được kỹ thuật, vụ đầu tiên gia đình chị mất trắng. Vợ chồng chị tiếp tục học hỏi kinh nghiệm của những trại cá gần kề. Thất bại trong vụ cá năm 2019 trở thành bài học quý để gia đình chị gặt hái thành công ở những vụ tiếp theo. Đến nay, gia đình chị Vàng Lở Mẩy đã có nguồn thu ổn định từ nuôi cá nước lạnh với số lãi hơn 100 triệu đồng/năm.

“Lập trại” từ khi giao thông lên suối Bản Giàng chỉ là đường mòn dành cho người đi bộ, 20 hộ đã đoàn kết góp tiền sửa đường rộng hơn. Tuy chưa đổ bê tông nhưng xe ô tô bán tải đã có thể lên tận nơi thu mua cá. Tổng chiều dài đoạn đường khoảng 4 km, rộng 3 m. Trước đây, các hộ không thể bán cá còn sống do giao thông khó khăn, cũng vì thế mà giá chỉ bằng 2/3 mức giá thông thường, đến nay đã ngang bằng thị trường, cá thu hoạch tới đâu thương lái mua hết tới đó.

jpg_20230526_221845_0000.jpg

Ngoài nuôi cá nước lạnh, người dân Láo Vàng còn sáng tạo xây dựng mô hình phát triển kinh tế mới, điển hình như hộ chị Lý Lở Mẩy nuôi ốc nứa. Đến mùa cấy lúa nương, chị Mẩy thấy trong ruộng có rất nhiều con ốc đen bóng (người dân Láo Vàng gọi đây là ốc nứa), chị thường bắt về chế biến thành các món ăn đơn giản trong gia đình. Có lần đang đeo chiếc giỏ đựng đầy ốc trên đường về nhà thì một tư thương đi thu mua cá hồi năn nỉ chị bán số ốc này cho anh với giá 100.000 đồng/kg. Chị Mẩy nghĩ đây là ốc tự nhiên nhưng nếu bắt thả trong một khoảng ruộng thì chẳng cần chăm sóc, có thể kiếm thêm thu nhập. Nghĩ là làm, năm 2021, chị bàn với chồng dùng khoảng ruộng cấy lúa kém hiệu quả, bắt ốc nứa về thả, không cần chăm sóc, ốc cứ thế sinh sản. Thỉnh thoảng, chị xuống ruộng bắt vài kg ốc đem ra trung tâm xã bán.

Ông Vàng Láo Lở, Chủ tịch UBND xã Phìn Ngan cho biết: Láo Vàng hiện còn 56 hộ nghèo, 14 hộ cận nghèo. Tỉ lệ hộ nghèo còn cao (chiếm 59%) nhưng người dân nơi đây với bản tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó đã hình thành vùng nuôi cá nước lạnh với diện tích 0,5 ha. Các hộ ít vốn nên vài hộ chung nhau một trại, nuôi cá hồi trở thành hướng thoát nghèo của bà con vùng cao này. Người dân Láo Vàng còn duy trì diện tích trồng ngô (24 ha), lúa (22 ha) và chăn nuôi gia súc, gia cầm...

Trong điều kiện khắc nghiệt, gian khó, người dân thôn Láo Vàng đã tìm được hướng phát triển kinh tế, thoát nghèo, dần vươn lên làm giàu bằng những mô hình kinh tế mới, để cuộc sống no ấm ngày càng gần hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị canh tác, tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân.

fb yt zl tw