Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Lào Cai - trung tâm kết nối du lịch

Lào Cai - trung tâm kết nối du lịch

LÀO CAI CÓ HƠN 180 KM ĐƯỜNG BIÊN GIỚI GIÁP VỚI TỈNH VÂN NAM (TRUNG QUỐC). DO ĐÓ, LÀO CAI CÓ VỊ TRÍ RẤT QUAN TRỌNG TRONG VIỆC KẾT NỐI DU LỊCH VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN VỚI VÙNG TÂY NAM TRUNG QUỐC.

mo-hinh-phat-trien-nong-nghiep-va-du-lich-o-ta-van-chu-1920-x-1920-pxzip-2.jpg

Lào Cai là cửa ngõ kết nối Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đến nay, Lào Cai là tỉnh duy nhất trong khu vực Tây Bắc hội tụ đủ các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy và tiến tới là đường hàng không (Cảng Hàng không Sa Pa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư tại Quyết định số 1773 ngày 21/10/2021 với tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng). Vị trí thuận lợi đã kết nối nhiều tour du lịch từ Trung Quốc qua Lào Cai vào sâu nội địa Việt Nam và đi các nước ASEAN.

mo-hinh-phat-trien-nong-nghiep-va-du-lich-o-ta-van-chu-1920-x-1920-pxzip-3.png

Du lịch Lào Cai còn hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên phong phú. Nhắc tới Lào Cai là nhắc tới vùng đất nổi tiếng với thiên nhiên kỳ vĩ, như đỉnh Fansipan - nóc nhà của Đông Dương; các dãy núi trùng điệp; thung lũng và ruộng bậc thang trải dài đến chân trời, như Mường Hoa, Nậm Cang (thị xã Sa Pa), Y Tý, Ngải Thầu (Bát Xát); khí hậu cận ôn đới, mát mẻ quanh năm. Lào Cai nổi tiếng với Khu du lịch quốc gia Sa Pa đã được nhiều tạp chí du lịch quốc tế bình chọn là một trong những thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới năm 2023 và tốp điểm đến thịnh hành nhất thế giới năm 2024. Ngoài ra, Lào Cai còn có Vườn Quốc gia Hoàng Liên với hệ sinh thái đa dạng, dự trữ nhiều nguồn gen quý về động, thực vật; Bát Xát, Bắc Hà là điểm đến thú vị cho khách du lịch…

mo-hinh-phat-trien-nong-nghiep-va-du-lich-o-ta-van-chu-1920-x-1920-pxzip-4.png

Đặc biệt, Lào Cai có 25 nhóm ngành dân tộc sinh sống, trong đó có nhiều dân tộc thiểu số với nền văn hóa phong phú được bảo tồn, lưu giữ và các lễ hội đặc sắc như Lễ hội Gầu tào, Lễ hội Xuống đồng; nghề thủ công truyền thống đa dạng, mang đậm bản sắc các dân tộc thiểu số, như dệt thổ cẩm, chạm khắc bạc...

mo-hinh-phat-trien-nong-nghiep-va-du-lich-o-ta-van-chu-1920-x-1920-pxzip-2-6480.jpg

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn hấp dẫn, Lào Cai đã tập trung khai thác và xây dựng thành các sản phẩm du lịch: tham quan, trải nghiệm thiên nhiên, văn hóa; nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; tâm linh; thể thao mạo hiểm và MICE. Lào Cai đã thành công trong việc thu hút khách quốc tế từ các thị trường Tây Âu (Pháp, Đức, Hà Lan…), Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), ASEAN (Thái Lan, Singapore, Malaysia) và khách nội địa từ các địa phương trong cả nước.

mo-hinh-phat-trien-nong-nghiep-va-du-lich-o-ta-van-chu-1920-x-1920-pxzip-5.png

Thời gian qua, lượng khách du lịch cả trong nước và quốc tế, đặc biệt là từ các nước ASEAN và Trung Quốc đến Lào Cai tăng đột biến. Năm 2024, tổng lượng khách đến Lào Cai đạt 8 triệu lượt (trong đó khách quốc tế hơn 825 nghìn lượt, khách nội địa 7,2 triệu lượt), chiếm khoảng 6,3% tổng lượng khách du lịch đến Việt Nam. Tổng thu từ khách du lịch đạt 26.943 tỷ đồng.

mo-hinh-phat-trien-nong-nghiep-va-du-lich-o-ta-van-chu-1920-x-1920-pxzip-6.png

Thị trường khách du lịch quốc tế đến Lào Cai gồm 194 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 10 thị trường lớn nhất của du lịch Lào Cai, đứng đầu là Trung Quốc (khoảng 505 nghìn lượt, chiếm 61%), Hàn Quốc xếp ở vị trí thứ 2 (khoảng 42,4 nghìn lượt), Thái Lan xếp thứ 3 (29,6 nghìn lượt), Malaysia xếp thứ 4 (28,8 nghìn lượt), Indonesia đứng thứ 5 (24,9 nghìn lượt), tiếp đến lần lượt là Singapore (20,5 nghìn lượt), Pháp (18,5 nghìn lượt), Philippines (17,1 nghìn lượt,) Ấn Độ (16,4 nghìn lượt), Australia (16,2 nghìn lượt).

mo-hinh-phat-trien-nong-nghiep-va-du-lich-o-ta-van-chu-1920-x-1920-pxzip-7.png
mo-hinh-phat-trien-nong-nghiep-va-du-lich-o-ta-van-chu-1920-x-1920-pxzip-2-338.jpg

Để khai thác tiềm năng, thế mạnh, Lào Cai không ngừng đẩy mạnh đầu tư cho du lịch với nhiều dự án lớn, nhỏ được triển khai nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng điểm đến cũng như nhân lực du lịch. Xác định đầu tư nguồn lực cho du lịch là một trong những yếu tố then chốt quyết định thành công mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh cũng đã vận dụng nhiều chính sách, giải pháp linh hoạt cho công tác đầu tư và thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Đầu tiên là ưu tiên đầu tư cho các vùng có tiềm năng phát triển du lịch như thành phố Lào Cai, Bát Xát, Bắc Hà, đặc biệt là Khu du lịch quốc gia Sa Pa. Trong đó, điển hình là các dự án: Cáp treo Fansipan với vốn đầu tư 4.400 tỷ đồng; Dự án Công viên Văn hóa Mường Hoa - Sa Pa với tổng mức đầu tư khoảng 4.700 tỷ đồng; Dự án Lady Hill với tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng… Bên cạnh đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tỉnh Lào Cai cũng quan tâm đầu tư cải tạo và phát triển hệ thống đường du lịch ngắm cảnh, đường kết nối các khu, điểm du lịch.

mo-hinh-phat-trien-nong-nghiep-va-du-lich-o-ta-van-chu-1920-x-1920-pxzip-8.png

Với những tiềm năng đã có, Chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng phát triển du lịch theo vùng. Trong đó, ưu tiên đầu tư cho hạ tầng du lịch, bảo đảm Khu du lịch quốc gia Sa Pa và đô thị du lịch Y Tý có thể cơ bản đi vào hoạt động sau năm 2030. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ của trung ương và thu hút khu vực tư nhân đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Chú trọng, ưu tiên tập trung hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch địa bàn thị xã Sa Pa, nơi có khu du lịch quốc gia Sa Pa; các địa phương có các khu du lịch, địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa nhưng có tiềm năng phát triển du lịch nhằm phát triển các khu du lịch chất lượng cao với những sản phẩm du lịch đa dạng, có khả năng cạnh tranh trong nước, khu vực và quốc tế. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch; tăng cường đầu tư cho cơ sở đào tạo du lịch, đầu tư xây dựng các tiêu chuẩn nghề nghiệp và đào tạo theo chuẩn; đầu tư nâng cao chất lượng giáo viên, đào tạo nhân lực bậc cao, nhân lực quản lý. Đầu tư bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích, di sản để phát huy giá trị khai thác phục vụ du lịch hiệu quả; thu hút đầu tư vào các khu du lịch nghỉ dưỡng và thể thao mạo hiểm; khu du lịch tổng hợp, giải trí chuyên đề, kết hợp trung tâm thương mại, mua sắm hội nghị, hội thảo tại các trung tâm đô thị như thành phố Lào Cai, thị xã Sa Pa và Y Tý (Bát Xát).

Ông Trần Sơn Bình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khẳng định: Tỉnh Lào Cai và ngành du lịch luôn khuyến khích, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch; đồng thời, luôn kiên định với các giá trị bền vững, xác định tầm nhìn các giá trị cốt lõi để phát triển ngành du lịch Lào Cai trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Sáng 5/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với Công ty TNHH Bảo tồn rừng và Du lịch sinh thái Evergreen và Công ty TNHH MTV Du lịch sinh thái bảo tồn rừng.

Tả Gì Thàng - làng đẹp trong mây

Tả Gì Thàng - làng đẹp trong mây

Trong những xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát, Y Tý là xã xa xôi nhất nhưng lại được ví như “viên ngọc” quý bởi bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc. Ở Y Tý có thôn Tả Gì Thàng - làng nhỏ bình yên, phong cảnh đẹp được ví như trong truyện cổ tích. Từ lâu, đồng bào Hà Nhì nơi đây luôn trân trọng, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, không để mai một theo năm tháng.

Du lịch Việt - nâng cao sức hút để bứt phá

Du lịch Việt - nâng cao sức hút để bứt phá

Những kết quả khởi sắc của ngành du lịch trong những tháng đầu năm 2025, cùng với việc triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Công điện số 34/CĐ-TTg ngày 10/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số đã và đang tạo đà cho du lịch Việt Nam bứt phá. 

Du lịch Việt Nam: “Bùng nổ” lượng khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Du lịch Việt Nam: “Bùng nổ” lượng khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong những ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, ghi nhận các điểm du lịch trên cả nước đón lượng khách đông, nhiều nơi kín khách đặt phòng. Các điểm du lịch ven biển như: Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Vũng Tàu (Bà Rịa = Vũng Tàu)… ghi nhận lượng khách “bùng nổ” cùng nhiều hoạt động sôi động.

Sức hấp dẫn từ du lịch bản làng

Sức hấp dẫn từ du lịch bản làng

Bên cạnh khu trung tâm thành phố hay thị xã, thị trấn sầm uất thì những bản làng yên bình với thiên nhiên trong lành và nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc như: Tả Van, Lao Chải, Tả Phìn (Sa Pa) hay Y Tý (Bát Xát) cũng là lựa chọn lý tưởng dành cho du khách.

[Infographic] Khám phá Bắc Hà

[Infographic] Khám phá Bắc Hà

Dịp lễ này, du khách hãy đến Bắc Hà - nơi mỗi bước chân là một trải nghiệm khó quên. Du  khách có thể ghé thăm dinh thự Hoàng A Tưởng trăm năm tuổi, rảo bước giữa chợ phiên rực rỡ sắc màu, đắm mình trong vườn hồng km7 lãng mạn, trại rau quả xanh mát và những bản làng dân tộc Mông, Dao đậm đà bản sắc. Bắc Hà không chỉ là chuyến đi, mà là hành trình đánh thức cảm xúc, lưu dấu kỷ niệm và truyền cảm hứng từ thiên nhiên thuần khiết cùng con người mến khách vùng cao.

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Du lịch ẩm thực, "đòn bẩy" phát triển du lịch Huế

Xây dựng thương hiệu “Huế - Kinh đô ẩm thực” là bước đi chiến lược nhằm quảng bá du lịch Huế thông qua việc tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực đặc sắc của địa phương. Việc định vị này không chỉ tạo ra diện mạo mới hấp dẫn cho du lịch Huế mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai bùng nổ dịp lễ

Du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai bùng nổ dịp lễ

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày (30/4 - 4/5), đây là dịp lý tưởng để du khách lựa chọn các chuyến du lịch nước ngoài ngắn ngày. Tại Lào Cai, hoạt động du lịch qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các tour du lịch quốc tế, đặc biệt là đến Trung Quốc đang thu hút đông du khách.

fb yt zl tw