Lào Cai quan tâm chăm lo người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Cùng với việc quan tâm về chế độ, chính sách, tỉnh thường xuyên tập huấn, cung cấp kiến thức cơ bản, chính sách hiện hành về công tác dân tộc, tình hình kinh tế - xã hội cho đội ngũ người có uy tín.

Tỉnh Lào Cai hiện có 1.117 người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, gồm già làng, trưởng thôn, thầy cúng, cán bộ đã nghỉ hưu. Những cá nhân này đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng và Nhà nước, tham gia xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ tệ nạn xã hội.

5-3307.png

Đặc biệt, họ đã tham gia tích cực vào phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, góp phần giải quyết các vấn đề an ninh, trật tự tại cơ sở.

3-5623.png

Trong thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, người có uy tín tích cực vận động cộng đồng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 25,19% (năm 2021) còn 14,94% (năm 2023), trong đó tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số giảm từ 31,3% xuống 18,8%.

6-7845.png

Để phát huy vai trò của người có uy tín, các cấp, ngành tỉnh Lào Cai đã thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đồng thời biểu dương và khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích xuất sắc.

Giai đoạn 2021 - 2024, toàn tỉnh có 318 lượt người có uy tín được khen thưởng ở cả cấp trung ương và địa phương, trong đó có 28 người nhận Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; 90 người nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và 200 lượt người được tặng giấy khen của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

img-20241005-104422-5022.jpg

Hằng năm, các địa phương đều giới thiệu điển hình người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số cho các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền gương “Người tốt, việc tốt” để động viên khích lệ và nhân rộng.

Cùng với việc quan tâm về chế độ, chính sách, tỉnh Lào Cai cũng thường xuyên tập huấn, cung cấp kiến thức cơ bản, chính sách hiện hành về công tác dân tộc, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải… để nâng cao năng lực, trình độ cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw