Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Lắng nghe học sinh nói

Lắng nghe học sinh nói

Trên tinh thần vừa là thầy vừa là bạn, Phòng tham vấn tâm lý học đường của Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Cam Cọn (huyện Bảo Yên) đã trở thành địa chỉ tin cậy giúp học sinh chia sẻ khó khăn của tuổi mới lớn.

Thầy Ngô Ngọc Tú, Hiệu trưởng Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Cam Cọn cho biết: Tư vấn tâm lý học đường không chỉ cần thiết cho học sinh Trung học phổ thông mà rất quan trọng đối với học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Bởi lẽ ở lứa tuổi này, các em còn thiếu hiểu biết và kỹ năng sống nên dễ lệch lạc, bế tắc khi gặp vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến việc học tập, rèn luyện và hòa nhập cuộc sống. Vì vậy, công tác tư vấn tâm lý học đường được nhà trường quan tâm thực hiện thường xuyên.

150-4592.jpg

Xuất phát từ lý do đó, Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Cam Cọn đã lựa chọn 7 thầy, cô giáo thành lập Tổ tư vấn tâm lý học đường. Trường đã thiết kế và tổ chức 1 phòng tư vấn tâm lý, với các hình thức: gặp gỡ trò chuyện trực tiếp hay qua điện thoại, email, hòm thư góp ý hoặc thông qua các buổi ngoại khóa, chăm sóc sức khỏe, giáo dục giới tính, xây dựng tình bạn đẹp trong học đường... Những tâm tư, chia sẻ của các em được thầy, cô giáo bảo mật, bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Mai, thành viên Tổ tư vấn tâm lý - giáo viên môn Ngữ văn thông tin: Học sinh thời nay rất mạnh dạn, không ngại ngùng khi chia sẻ với thầy cô những vướng mắc thầm kín của bản thân. Để giúp các em giải tỏa tâm lý, mỗi thành viên sẽ lắng nghe, đặt mình vào hoàn cảnh của học sinh và đưa ra biện pháp tháo gỡ phù hợp.

151-5105.jpg

Những vấn đề học sinh gặp phải thường liên quan các lĩnh vực: khó khăn trong học tập, tình cảm tuổi học trò, áp lực trong cuộc sống gia đình, thay đổi về cơ thể… Với sự gần gũi, kinh nghiệm và đồng cảm, nhiều khúc mắc của các em đã được thầy cô chia sẻ, tư vấn tháo gỡ kịp thời. Các em dần hòa đồng với tập thể, tập trung vào học tập.

Em Vũ Thảo Anh, học sinh lớp 6A chia sẻ: Sau khi lên học trung học cơ sở, em cảm thấy việc học gặp nhiều khó khăn hơn trước, đặc biệt là môn Tiếng Anh. Số lượng từ vựng lớn khiến em không thể nhớ hết được, từ đó thành tích học tập bị tụt hạng so với ở bậc tiểu học. Vì thế, sau khi được thầy cô tư vấn, em đã tìm ra phương pháp học tập tốt hơn. Từ chỗ chỉ đạt điểm trung bình môn Tiếng Anh, giờ đây em đã đạt điểm giỏi.

152-6167.jpg

Tương tự, em N.T.A học sinh lớp 9, do hoàn cảnh gia đình đặc biệt, em sống cùng với bà ngoại. Em A. luôn có biểu hiện mặc cảm bởi hoàn cảnh gia đình, không muốn tiếp xúc với mọi người. Đặc biệt, có thời điểm em muốn bỏ học để đi làm thuê. Sau khi biết được hoàn cảnh và tâm lý của em A., thầy Ngô Quang Trung, giáo viên phụ trách mô hình đã gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe tâm tư của em. Nhờ được tư vấn tâm lý kịp thời, em A. đã trở nên hòa đồng và hoàn thành tốt việc học của mình.

Bên cạnh Tổ tư vấn tâm lý, Phòng tham vấn tâm lý học đường còn có nhóm học sinh nòng cốt với 25 thành viên. Được sự hướng dẫn của các thầy cô phụ trách Phòng tham vấn tâm lý, nhóm nòng cốt thường xuyên trao đổi thông tin, giải đáp thắc mắc của học sinh. Đồng thời, tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường; giáo dục pháp luật; giới tính; sức khỏe sinh sản vị thành niên…

Em Ngô Hoàng Ngân, học sinh lớp 9 cho biết: Là thành viên của nhóm nòng cốt, chúng em thường xuyên giúp đỡ các bạn gặp khó khăn về tâm lý, bảo đảm chia sẻ của các bạn được bảo mật an toàn. Với những vấn đề khó khăn, vượt ngoài khả năng, chúng em sẽ giới thiệu các bạn gặp thầy, cô giáo để được tư vấn kịp thời.

153-8296.jpg

Qua thời gian hoạt động, Phòng tham vấn tâm lý học đường của Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Cam Cọn đã tiếp đón và tư vấn cho hơn 50 trường hợp. Bằng kỹ năng sư phạm cùng với kiến thức tổng hợp và liên quan, Tổ tư vấn đã giúp học sinh xóa bỏ rào cản tâm lý, giải tỏa khúc mắc gặp phải để tập trung học tập. Đây là bước khởi đầu đáng mừng trong việc đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý học đường tại Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Cam Cọn nói riêng và trên địa bàn huyện Bảo Yên nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Còn bao nhiêu cột kim loại nữa?

Còn bao nhiêu cột kim loại nữa?

Ở nhiều thôn bản vùng cao của tỉnh còn bao nhiêu cột điện, bao nhiêu hộ dân dùng cột kim loại để làm trụ đỡ đường dây kéo điện? Nên chăng, chính quyền địa phương và ngành điện cần có cuộc rà soát toàn tỉnh để có phương án hỗ trợ người dân sử dụng điện lưới quốc gia an toàn, hiệu quả.

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thay đổi môn thi thứ ba trong thi lớp 10 để tránh học lệch

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thay đổi môn thi thứ ba trong thi lớp 10 để tránh học lệch

Liên quan đến việc lựa chọn môn thi tuyển sinh lớp 10 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, ngày 31/10, bên lề Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị cho kỳ thi từ năm 2025, diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng có chia sẻ thêm với báo chí xung quanh vấn đề này.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân tộc thiểu số hãy tự tin làm chủ cuộc sống”.

 Bắc Hà: Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất giáo dục

Bắc Hà: Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất giáo dục

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học. Xác định tầm quan trọng đó, nhiều năm qua, huyện Bắc Hà đã quan tâm, đầu tư, mua sắm trang thiết bị, từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng việc dạy học theo chương trình mới.

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục

Chuyển đổi số trong ngành giáo dục

“Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hoạt động chuyển đổi số, phấn đấu tạo môi trường giáo dục số, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa giáo dục...” là những mục tiêu mà ngành giáo dục và đào tạo Lào Cai đang hướng đến.

Bảo đảm môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả

Bảo đảm môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả

Điện thoại di động dần trở thành thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục, việc học sinh sử dụng điện thoại trong trường học gây ra rất nhiều hệ lụy, ảnh hưởng chất lượng dạy và học. Vì vậy, hiện nay nhiều địa phương, trường học đã đưa ra biện pháp hạn chế hoặc cấm triệt để nhằm bảo đảm môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả.

Đưa vị thế giáo dục thành phố Lào Cai lên tầm cao mới

Đưa vị thế giáo dục thành phố Lào Cai lên tầm cao mới

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thành phố Lào Cai, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thành phố cũng đạt nhiều kết quả quan trọng, xứng đáng là “lá cờ đầu” về phong trào đổi mới giáo dục trên địa bàn tỉnh. Sau 20 năm thành lập, thành phố Lào Cai đang bước vào chặng đường mới với quyết tâm đưa vị thế giáo dục lên tầm cao mới.

UBND tỉnh chỉ đạo xử lý nghiêm tồn tại trong công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT thị xã Sa Pa

UBND tỉnh chỉ đạo xử lý nghiêm tồn tại trong công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT thị xã Sa Pa

Liên quan đến phản ánh của nhóm phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam và dư luận xã hội về một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý của Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học Phổ thông (THCS&THPT) thị xã Sa Pa, ngày 21/10/2024, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan xác minh, xử lý nghiêm và khắc phục kịp thời các tồn tại, đảm bảo tốt nhất điều kiện học tập, sinh hoạt cho học sinh.

fbytzltw