Làng lụa Vạn Phúc: Từ di sản truyền thống đến làng nghề thủ công thế giới

Với thương hiệu lâu đời, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là một trong 2 làng nghề đầu tiên của thành phố Hà Nội gia nhập mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới. Lụa Vạn Phúc lâu nay vẫn là niềm tự hào của người dân Hà Nội, bởi từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sự khéo léo, tinh tế của người thợ thủ công Việt Nam.

Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là một trong những làng nghề dệt lụa lâu đời với hơn 1.000 năm tuổi.
Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là một trong những làng nghề dệt lụa lâu đời với hơn 1.000 năm tuổi.
Làng nghề được định hình, vang danh gần xa bởi tay nghề cao của những người thợ thủ công cũng như truyền thống dệt lâu đời.
Làng nghề được định hình, vang danh gần xa bởi tay nghề cao của những người thợ thủ công cũng như truyền thống dệt lâu đời.
Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và ngôi làng Vạn Phúc vẫn luôn đi đầu trong ngành dệt lụa. Sản phẩm ở đây được yêu thích bởi sự bền bỉ và vẻ đẹp tinh tế, trang nhã.
Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và ngôi làng Vạn Phúc vẫn luôn đi đầu trong ngành dệt lụa. Sản phẩm ở đây được yêu thích bởi sự bền bỉ và vẻ đẹp tinh tế, trang nhã.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Trần Thị Ngọc Lan đánh giá: “Việc gia nhập mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới là cơ hội cũng như thách thức lớn đối với làng lụa Vạn Phúc, buộc các đơn vị sản phẩm sản xuất phải đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng để vươn mình ngang tầm thế giới. Tham gia mạng lưới này, làng lụa Vạn Phúc sẽ có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các đơn vị trên thế giới để hoàn thiện sản phẩm hơn”.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Trần Thị Ngọc Lan đánh giá: “Việc gia nhập mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới là cơ hội cũng như thách thức lớn đối với làng lụa Vạn Phúc, buộc các đơn vị sản phẩm sản xuất phải đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng để vươn mình ngang tầm thế giới. Tham gia mạng lưới này, làng lụa Vạn Phúc sẽ có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các đơn vị trên thế giới để hoàn thiện sản phẩm hơn”.
“Để đáp ứng sự chuyển mình mạnh mẽ này, làng lụa Vạn Phúc cần có quy mô sản xuất rộng hơn, khu trưng bày sản phẩm đặc trưng để quảng bá, gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống, cốt lõi của làng nghề nghìn năm tuổi”, bà Lan cho hay.
“Để đáp ứng sự chuyển mình mạnh mẽ này, làng lụa Vạn Phúc cần có quy mô sản xuất rộng hơn, khu trưng bày sản phẩm đặc trưng để quảng bá, gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống, cốt lõi của làng nghề nghìn năm tuổi”, bà Lan cho hay.
Quy trình sản xuất lụa tại làng Vạn Phúc cơ bản được thực hiện thủ công, đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ của người chế tạo mới có thể bảo đảm chất lượng sản phẩm.
Quy trình sản xuất lụa tại làng Vạn Phúc cơ bản được thực hiện thủ công, đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ của người chế tạo mới có thể bảo đảm chất lượng sản phẩm.
Vạn Phúc có rất nhiều loại lụa, nhưng nổi tiếng nhất là lụa vân. Loại này được làm hoàn toàn từ lụa tơ tằm, hài hòa, trang nhã, mang đến sự ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè cho người sử dụng.
Vạn Phúc có rất nhiều loại lụa, nhưng nổi tiếng nhất là lụa vân. Loại này được làm hoàn toàn từ lụa tơ tằm, hài hòa, trang nhã, mang đến sự ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè cho người sử dụng.
Điểm khác biệt của lụa vân là ở cách dệt, hoàn toàn bằng thủ công nên đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao.
Điểm khác biệt của lụa vân là ở cách dệt, hoàn toàn bằng thủ công nên đòi hỏi thợ phải có tay nghề cao.
9 / 14 Đại diện một trong những gia đình có nhiều thế hệ dệt lụa tại làng Vạn Phúc, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm (chủ cơ sở sản xuất lụa tơ tằm Triệu Văn Mão) chia sẻ: “Chúng tôi vui mừng, phấn khởi khi sản phẩm lụa của địa phương vươn tầm thế giới. Chúng tôi đã ứng dụng khoa học công nghệ vào một số công đoạn sản xuất để tạo ra nhiều mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tăng cường hiệu suất, tiết kiệm sức lao động”.
9 / 14 Đại diện một trong những gia đình có nhiều thế hệ dệt lụa tại làng Vạn Phúc, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm (chủ cơ sở sản xuất lụa tơ tằm Triệu Văn Mão) chia sẻ: “Chúng tôi vui mừng, phấn khởi khi sản phẩm lụa của địa phương vươn tầm thế giới. Chúng tôi đã ứng dụng khoa học công nghệ vào một số công đoạn sản xuất để tạo ra nhiều mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tăng cường hiệu suất, tiết kiệm sức lao động”.
Bà Vân chia sẻ thêm, quá trình sản xuất của làng vẫn giữ được những chi tiết tiêu biểu của lụa thương hiệu Vạn Phúc, qua đó, vừa giữ gìn nét tinh hoa truyền thống, vừa có thể phát triển, hội nhập.
Bà Vân chia sẻ thêm, quá trình sản xuất của làng vẫn giữ được những chi tiết tiêu biểu của lụa thương hiệu Vạn Phúc, qua đó, vừa giữ gìn nét tinh hoa truyền thống, vừa có thể phát triển, hội nhập.
Tham quan, mua sắm tại làng lụa Vạn Phúc, chị Phùng Bích Diệp (quận Tây Hồ) cho biết: “Tôi rất thích sản phẩm lụa ở đây bởi nó mang nét đẹp truyền thống rất ít nơi có được. Sản phẩm lụa Vạn Phúc mang đến cho người sử dụng cảm giác thoải mái và độ bền cao”.
Tham quan, mua sắm tại làng lụa Vạn Phúc, chị Phùng Bích Diệp (quận Tây Hồ) cho biết: “Tôi rất thích sản phẩm lụa ở đây bởi nó mang nét đẹp truyền thống rất ít nơi có được. Sản phẩm lụa Vạn Phúc mang đến cho người sử dụng cảm giác thoải mái và độ bền cao”.
“Tôi hy vọng trong thời gian tới, làng lụa Vạn Phúc sẽ có thêm nhiều không gian trưng bày sản phẩm mới cũng như các sản phẩm du lịch chuyên nghiệp, hấp dẫn hơn để phục vụ du khách trong nước và quốc tế”, chị Diệp nói.
“Tôi hy vọng trong thời gian tới, làng lụa Vạn Phúc sẽ có thêm nhiều không gian trưng bày sản phẩm mới cũng như các sản phẩm du lịch chuyên nghiệp, hấp dẫn hơn để phục vụ du khách trong nước và quốc tế”, chị Diệp nói.
Không gian đẹp của làng lụa Vạn Phúc thu hút nhiều khách đến chụp ảnh check-in.
Không gian đẹp của làng lụa Vạn Phúc thu hút nhiều khách đến chụp ảnh check-in.
Khách quốc tế tham quan, tìm hiểu sản phẩm tại Nhà truyền thống của làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông).
Khách quốc tế tham quan, tìm hiểu sản phẩm tại Nhà truyền thống của làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông).
Theo hanoimoi.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt cuốn sách tuyển chọn hơn 70 bài viết, phát biểu của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Ra mắt cuốn sách tuyển chọn hơn 70 bài viết, phát biểu của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Nhằm góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới và hội nhập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước", tuyển chọn hơn 70 bài viết, bài phát biểu, thư của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từ năm 2000 đến năm 2010.

Văn hóa cà phê - Hương vị kết nối con người và vùng đất Tây Nguyên

Văn hóa cà phê - Hương vị kết nối con người và vùng đất Tây Nguyên

Buôn Ma Thuột - mảnh đất đại ngàn Tây Nguyên, nơi hương vị cà phê đậm đà đã trở thành một phần văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Bất cứ khi nào đặt chân đến Ban Mê, bạn đều có thể thưởng thức những ly cà phê được pha chế theo nhiều cách khác nhau, mang đậm dấu ấn bản địa, làm say lòng người.

[Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Đến làng cây cảnh Vị Khê (xã Điền Xá, nay là xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), nhiều người không khỏi trầm trồ trước sự khéo léo của các nghệ nhân chăm sóc những cây cảnh tiền tỷ. Đặc biệt, làng cây cảnh này đã có lịch sử tồn tại gần 1.000 năm.

Bài cuối: Tăng cường giao lưu, kết nối "dòng chảy" văn hóa dọc sông Hồng

Sông Hồng – hành trình di sản: Bài cuối: Tăng cường giao lưu, kết nối "dòng chảy" văn hóa dọc sông Hồng

Dòng sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) rồi chảy qua 9 tỉnh của nước ta đã hình thành nên "dòng chảy" văn hóa quan trọng trong suốt quá trình lịch sử. Điều đáng nói là "dòng chảy" văn hóa đó được kết nối qua các vùng đất và đến nay càng phát huy giá trị, trở thành nền tảng cho sự phát triển của trục kinh tế - văn hóa dọc sông Hồng ngày hôm nay.

[Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Làng nghề trống Đọi Tam ở xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là làng nghề có lịch sử phát triển hơn 1.000 năm và là làng nghề nổi tiếng với sản phẩm trống truyền thống. Ngoài việc giữ gìn những giá trị văn hóa độc đáo, làng nghề còn linh hoạt đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho người tiêu dùng.

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Mùa lễ hội năm 2025 đã đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ khi công nghệ số được áp dụng rộng rãi vào các hoạt động tổ chức và quản lý. Không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm của du khách, những ứng dụng công nghệ như vé điện tử, thanh toán không tiền mặt, thực tế ảo đã góp phần tạo nên một mùa lễ hội minh bạch, an toàn và hiện đại hơn.

Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Sông Hồng – Hành trình di sản Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Cùng với những di tích khảo cổ, những lịch sử - văn hóa mang nhiều giá trị bên sông Hồng, đi đến những vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tham quan, trải nghiệm không gian văn hóa của nhiều làng nghề nổi tiếng hàng trăm năm tuổi ven sông Hồng, tạo nên nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước của cư dân người Việt.

"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối": Phim cách mạng đầu tiên không dùng kinh phí Nhà nước

"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối": Phim cách mạng đầu tiên không dùng kinh phí Nhà nước

Nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, phim điện ảnh “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” mang đến những hình ảnh hào hùng và bi tráng về địa đạo Củ Chi anh hùng, dự kiến sẽ khởi chiếu vào tháng 4 tới. Đây là bộ phim cách mạng đầu tiên do tư nhân đầu tư thực hiện.

Bài 3: Sông Hồng với bản hùng ca cách mạng

Sông Hồng - hành trình di sản: Bài 3: Sông Hồng với bản hùng ca cách mạng

Sông Hồng và hành trình qua những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam đã bồi đắp, hội tụ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa quan trọng của dân tộc. Ở những địa phương dọc theo sông Hồng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã lập nên bao chiến công oanh liệt trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Dòng sông Hồng vẫn chảy theo năm tháng, ghi dấu bản hùng ca cách mạng bên những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cho thế hệ sau.

fb yt zl tw