Lan tỏa niềm đam mê đọc sách, xây dựng xã hội học tập

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ kéo dài đến hết tháng 4/2024, trọng điểm từ ngày 15 - 21/4. Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4 hàng năm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông qua các hoạt động, Ban tổ chức muốn khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đồng thời, những người làm chương trình khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi, xây dựng thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức và cộng đồng; phát hiện, tôn vinh các tổ chức, cá nhân đóng góp cho phát triển sách và văn hóa đọc trong cộng đồng.

Các đơn vị chức năng tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam gắn với việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng cùng những thông điệp thiết thực: “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”; “Tặng sách hay - Mua sách thật”; “Sách hay"; "Mắt đọc - Tai nghe”.

Trong thời gian diễn ra Ngày hội Sách và Văn hóa đọc sẽ có phần tuyên truyền giới thiệu sách, kể chuyện, vẽ tranh theo sách, xếp sách nghệ thuật, giao lưu, tọa đàm về sách và văn hóa đọc. Cùng với đó là hoạt động tôn vinh người đọc, người sáng tác, người làm thư viện, lưu giữ, sưu tầm, quảng bá sách và góp phần phát triển văn hóa đọc. Các nhà xuất bản, đơn vị phát hành tổ chức không gian ký tặng sách, quyên góp, ủng hộ và trao tặng sách, hoạt động đổi sách cũ - lấy sách mới, hoạt động khuyến đọc, hướng dẫn phương pháp, kỹ năng đọc sách, phát triển kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin...

Cùng với đó, cơ quan chức năng tổ chức hội thảo, thảo luận, trao đổi kiến thức về xu hướng đọc, chia sẻ thông tin về cách sử dụng công nghệ và nền tảng số đọc điện tử mới để khuyến khích việc đọc sách như xu hướng đọc sách số, sách âm thanh, sách tương tác và các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo... Ban tổ chức mong muốn sẽ có nhiều câu lạc bộ đọc sách trực tuyến, nhóm đọc sách trực tuyến để thảo luận về tác phẩm thông qua nền tảng trực tuyến như Zoom, Skype, Google Meet.

Trong tháng 4/2024, Bộ Văn, Thể thao và Du lịch sẽ Phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 trên toàn quốc nhằm khơi dậy niềm đam mê, thúc đẩy phong trào đọc trong thế hệ trẻ, khuyến khích việc chia sẻ, lan tỏa niềm yêu thích đọc sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường, cộng đồng và xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam.

Các hoạt động trong Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa đọc; triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngọt ngào hương cau

Ngọt ngào hương cau

Hoa cau thường nở vào cuối Xuân đầu Hạ hằng năm. Hoa cau trắng ngà mang vẻ đẹp độc đáo, quyến rũ và hương thơm dịu ngọt, ngan ngát theo làn gió thổi, len lỏi vào từng con ngõ, đường quê, mảnh vườn... 

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” sẽ diễn ra từ ngày 25 - 29/6 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (thành phố Hải Phòng) với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Người Dao ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát hiện vẫn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề chạm khắc bạc. Các sản phẩm bằng bạc được chế tác tinh xảo, tỉ mẩn đã góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao.

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi" là nhan đề một bài viết được hãng thông tấn Prensa Latina đăng tải ngày 7/5 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân ta.

fb yt zl tw