Là người lãnh đạo thì không sợ trách nhiệm

'Căn bệnh' sợ trách nhiệm đã được đồng chí Nguyễn Phú Trọng chỉ ra cách đây 50 năm, nhưng lại đang hiện hữu trong hoạt động của người lãnh đạo ở nhiều cơ quan từ trung ương xuống địa phương.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong bài “Bệnh sợ trách nhiệm” của đồng chí Nguyễn Phú Trọng viết năm 1973 đăng trên tạp chí Cộng sản số 11/1973, được tuyển chọn đưa vào cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, tác giả chỉ ra rằng: “Người sợ trách nhiệm thường làm việc một cách cầm chừng cho “đủ bổn phận”, cốt sao không phạm phải khuyết điểm gì lớn. Vì luôn luôn lo sợ phải chịu trách nhiệm về những việc sẽ xảy ra, cho nên không muốn cải tiến công tác, không dám mạnh dạn thay đổi những cái không hợp lý, chỉ làm theo nếp cũ. Người sợ trách nhiệm không dám quyết đoán những việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình… Người sợ trách nhiệm cũng thường lấy lý do làm việc tập thể, tôn trọng tập thể để dựa dẫm vào tập thể. Đối với những công việc cụ thể thuộc phạm vi giải quyết của chính mình, đúng với chức trách và quyền hạn của mình, người sợ trách nhiệm vẫn không dám mạnh dạn giải quyết, mà việc lớn, việc nhỏ gì cũng muốn đưa ra tập thể bàn, chờ ý kiến tập thể cho đỡ phiền".

Những biểu hiện đó được chỉ ra cách đây đã 50 năm, nhưng lại đang hiện hữu trong hoạt động ở nhiều cơ quan, đơn vị của hệ thống chính trị từ trung ương xuống địa phương và một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức. Tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, cán bộ lãnh đạo lười suy nghĩ, không dám làm, làm việc cầm chừng xảy ra ở các địa phương, các ngành. Sợ trách nhiệm đã trở thành “bệnh” trong một bộ phận cán bộ, công chức, thậm chí còn có tâm lý "thà đứng trước Hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước Hội đồng xét xử".

Có thể nói sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro dẫn đến cán bộ, công chức không dám quyết, không dám làm đang tồn tại trên diện rộng gây bức xúc trong xã hội. Tình trạng này diễn ra ở nhiều cơ quan cấp Trung ương, địa phương, gây bức xúc trong nhân dân và doanh nghiệp. Cho dù Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính trị đã có chỉ đạo, Chính phủ đã triển khai thực hiện các biện pháp để khắc phục, chữa trị "căn bệnh" sợ trách nhiệm, nhưng tại sao "căn bệnh" đó vẫn chưa chữa được?

Nguyên nhân thì có nhiều, cả từ chủ quan và khách quan, từ phía tổ chức, cơ chế, từ phía cá nhân những cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong đó phải kể đến nguyên nhân chủ yếu do cá nhân chủ nghĩa, vì luôn tính toán cho lợi ích cá nhân, bo bo bảo vệ lấy cái cá nhân của mình mà thiếu tinh thần trách nhiệm và tính kiên quyết trong giải quyết các vấn đề, không dám đương đầu trước khó khăn, không dám nghĩ, không dám làm, không vì cái chung.

Những năm qua, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta ngày càng đi vào thực chất, nhiều vụ việc vi phạm từ những năm trước đến nay vẫn bị xử lý. Những vụ án hình sự lớn thời gian qua đã khiến một bộ phận cán bộ lo sợ, do trước đây “tay đã nhúng chàm”, từ đó hình thành tâm lý ngần ngại, sợ bị kỷ luật, nặng hơn là xử lý hình sự. Mặt khác, do cơ chế, một số văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính thống nhất, khó thực hiện, hơn nữa có tình trạng cán bộ do không nắm vững văn bản pháp luật, lại không dành thời gian nghiên cứu nên ủy thác hết cho cơ quan và bộ phận giúp việc thẩm định trước khi hạ bút ký. Đặc biệt là hậu quả sai lầm của công tác cán bộ những năm trước đây, để cho tệ chạy chức, chạy quyền xảy ra ở nhiều nơi, làm cho một bộ phận cán bộ có trình độ năng lực thấp kém ngồi vào những vị trí quản lý, lãnh đạo. Số cán bộ này không có kiến thức thực chất, do đó không dám quyết đoán, quyết định, không dám làm, sợ trách nhiệm.

Thiết nghĩ, trị "bệnh" sợ, đùn đẩy trách nhiệm là việc cần làm thường xuyên. Tại các phiên thảo luận và chất vấn của Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã đề cập nhiều đến vấn đề sợ trách nhiệm của cán bộ, xem đó là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, hạn chế, trì trệ, kìm hãm sự phát triển. Đòi hỏi cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, ngành và từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải kiên quyết chữa trị "căn bệnh" này trong nội tại cấp mình, địa phương mình, ngành mình và từng cá nhân. Đồng thời, đối với cán bộ lãnh đạo phải thường xuyên soi mình vào lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ai sợ phụ trách và không có sáng kiến thì không phải người lãnh đạo”.`

Báo Hải Dương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 1.400 điểm cầu trực tuyến Hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 11/2023

Hơn 1.400 điểm cầu trực tuyến Hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 11/2023

Sáng 16/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị báo cáo viên tháng 11/2023 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội nghị. Hội nghị kết nối với 1.424 điểm cầu, hơn 52.000 đại biểu tham dự.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chủ trì buổi làm việc giữa Thường trực Tỉnh ủy với Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tỉnh

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chủ trì buổi làm việc giữa Thường trực Tỉnh ủy với Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tỉnh

Chiều 14/11, tại Phòng họp trực tuyến Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tỉnh. Đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Quán triệt nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các cơ quan Trung ương

Quán triệt nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các cơ quan Trung ương

Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương nhấn mạnh, tiêu đề của cuốn sách "Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức; quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng" như là mệnh lệnh của Tổng Bí thư đối với toàn thể đảng viên, quân và dân ta để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII...

MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội: Phát huy vai trò trong công tác dân vận tại cơ sở

MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội: Phát huy vai trò trong công tác dân vận tại cơ sở

Thời gian qua, mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đã phát huy tốt vai trò trong công tác dân vận hướng về cơ sở, góp phần tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ổn định an ninh, trật tự, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Văn Bàn: Thành lập 2 chi bộ đảng đầu tiên trong đơn vị kinh tế tư nhân

Văn Bàn: Thành lập 2 chi bộ đảng đầu tiên trong đơn vị kinh tế tư nhân

Ngày 7/11/2023, tại huyện Văn Bàn, Đảng ủy xã Chiềng Ken long trọng tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Chi bộ Hợp tác xã Thế Tuấn và Đảng ủy xã Nậm Chày công bố quyết định thành lập Chi bộ Nhà máy thủy điện Hỏm Dưới. Đây là 2 chi bộ đảng của đơn vị kinh tế tư nhân đầu tiên tại huyện Văn Bàn.

Cách mạng Tháng Mười Nga khai mở một thời đại mới

Kỷ niệm 106 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2023) Cách mạng Tháng Mười Nga khai mở một thời đại mới

Ngày 7/11/1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevik Nga, đứng đầu là V.I.Lênin, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười đã nổ ra và giành thắng lợi, đánh dấu bước ngoặt trong đời sống chính trị của thế giới. Cuộc cách mạng vĩ đại đó đã vạch đường cho nhân loại đi đến một xã hội mới, trong đó nhân dân lao động được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.

Hội thi Báo cáo viên giỏi cấp tỉnh năm 2023: Khẳng định bản lĩnh, kỹ năng, kiến thức của thí sinh

Hội thi Báo cáo viên giỏi cấp tỉnh năm 2023: Khẳng định bản lĩnh, kỹ năng, kiến thức của thí sinh

Báo cáo viên có vai trò quan trọng trong việc truyền tải các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Việc tổ chức hội thi cấp tỉnh là dịp để đội ngũ báo cáo viên học hỏi, nâng cao kiến thức và trau dồi kỹ năng nhằm phục vụ tốt hơn công tác tuyên truyền, vận động.

fb yt zl tw