Kiến tạo sức mạnh nội sinh tiếp sức Lào Cai phát triển

Các chính sách tín dụng đặc thù đã trở thành làm động lực thúc đẩy những lợi thế riêng có, gia tăng sức mạnh nội sinh để Lào Cai phát triển bền vững.

Những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Lào Cai không chỉ triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ mà còn tích cực chủ động tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng các cấp ngành ưu tiên dành nguồn vốn địa phương uỷ thác xây dựng các chính sách tín dụng đặc thù, làm động lực thúc đẩy những lợi thế riêng có, gia tăng sức mạnh nội sinh để Lào Cai phát triển bền vững.

img0452-17402177233491271082133-78-0-1418-2560-crop-1740217838014230867095.jpg
Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng trao đổi với Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn tại phiên giao dịch định kỳ hàng tháng của NHCSXH tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng.

Lào Cai là tỉnh biên giới có vị trí chiến lược rất quan trọng, có nguồn lực phong phú với nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội lẫn lợi thế cạnh tranh, hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển thành một cực tăng trưởng của vùng Trung du miền núi phía Bắc và cả nước, trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc.

Góp phần thực hiện mục tiêu này, UBND tỉnh Lào Cai đã bố trí đủ 140 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH theo kế hoạch năm 2025. So với kế hoạch Trung ương giao 60 tỷ đồng, chi nhánh đã vượt hơn 230% kế hoạch.

Trong chuyến công tác tại Lào Cai, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng đánh giá: Đây không phải năm đầu tiên nguồn vốn ủy thác địa phương của chi nhánh tăng trưởng ở mức 3 con số. Trước đó, năm 2024, mức tăng trưởng nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 497% kế hoạch tăng trưởng năm, tương ứng với trên 149 tỷ đồng, tăng 48,8% so với năm 2023, đưa nguồn vốn ủy thác đạt trên 553 tỷ đồng, chiếm 11% tổng nguồn vốn tín dụng của chi nhánh.

Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai Nguyễn Hải Hà cho biết, có được thành quả này là kết tinh từ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, người lao động chi nhánh trong việc tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương, các đơn vị có liên quan thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW và kết quả bước đầu triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Đặc biệt, hai năm qua, tiếp nối nền tảng của nhiều chương trình ủy thác vốn địa phương qua chi nhánh NHCSXH tỉnh thành công. Trước đó, năm 2024, chi nhánh tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách tín dụng riêng để hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế ngay tại địa phương cũng như hỗ trợ người dân tận dụng các lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế.

Ban hành nhiều chính sách tín dụng riêng để hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế tại địa phương

Với sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp uỷ, chính quyền địa phương đối với hoạt động tín dụng chính sách đã làm tín dụng chính sách phủ rộng và sâu hơn, không để người nghèo, đối tượng chính sách bị bỏ lại phía sau vì thiếu vốn. Riêng năm 2024 đã có 23.705 lượt hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống với tổng doanh số cho vay đạt trên 1.594 tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 4.923 tỷ đồng.

Đặc biệt, với những khách hàng bị thiệt hại bởi cơn bão số 3, ngay trong tháng 9 và tháng 10/2024 tất cả các Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã giải ngân được 202 tỷ đồng, giúp 1.216 lượt khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất kinh doanh, giúp bà con sớm ổn định cuộc sống sau những thiên tai bất lợi ập đến. Đồng thời thực hiện ngay việc giảm lãi 2% theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho khách hàng đủ điều kiện có dư nợ từ ngày 01/9/2024 đến ngày 31/12/2024.

Trong năm 2024, vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh cho 23.705 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó cho vay hộ nghèo 5.383 hộ, 2.635 hộ cận nghèo, 1.213 hộ mới thoát nghèo, tạo việc làm cho 4.941 lao động, 36 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và 35 người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận nguồn vốn có việc làm; giúp 68 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; 4.847 hộ gia đình được vay vốn để xây mới hoặc sửa chữa công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng 35 căn nhà ở xã hội cho các đối tượng có thu nhập thấp,...

Qua đó, góp phần ổn định và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của Lào Cai giảm 3,7%, tương ứng giảm 6.380 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 0,31%, tương ứng giảm 317 hộ. Tăng trưởng kinh tế GRDP ước đạt 7,38%, cao hơn năm 2023 (5,11%); GRDP bình quân đầu người đạt 97,5 triệu đồng, tăng 8,9 triệu đồng so với năm 2023. Quy mô kinh tế ước đạt 78.000 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2023.

Tích cực hỗ trợ người nghèo và đối tượng yếu thế vươn lên phát triển kinh tế

Với tầm nhìn xa, chiến lược, chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai không chỉ xây dựng kế hoạch tín dụng riêng năm 2025 mà còn lên kế hoạch cho 3 năm tới (giai đoạn 2025 - 2027) và 5 năm sau (giai đoạn 2026-2030), trong đó kế hoạch giai đoạn 2025-2027 dự kiến tăng 35% so với dư nợ thực hiện đến cuối năm 2024 (ước tăng trưởng số tuyệt đối là 1.549 tỷ đồng).

Đến 31/12/2027, dự kiến tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách ước đạt 6.472 tỷ đồng. Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2026-2030 dự kiến tăng bình quân khoảng 58% so với dư nợ thực hiện đến cuối năm 2025 (khoảng 3.046 tỷ đồng). Đến 31/12/2030, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách ước đạt 8.000 tỷ đồng.

Đoàn công tác của NHCSXH trao đổi với hộ vay ở xã Vạn Hoà, thành phố Lào Cai.
Đoàn công tác của NHCSXH trao đổi với hộ vay ở xã Vạn Hoà, thành phố Lào Cai.

Ghi nhận những thành quả đạt được của chi nhánh trong năm 2024, đặc biệt 2 tháng đầu năm 2025 với nguồn vốn ủy thác địa phương vượt mức kế hoạch đề ra, Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng nhấn mạnh, mục tiêu năm 2025 của chi nhánh tỉnh Lào Cai phải tăng trưởng tín dụng 10% so với năm 2024.

Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng tin tưởng, với nền tảng tín dụng chính sách đang có và sự nỗ lực của tập thể cán bộ, người lao động trong toàn đơn vị, tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh biên giới Lào Cai sẽ tiếp tục có những bước đột phá, khởi sắc mới, tích cực hỗ trợ người nghèo và đối tượng yếu thế vươn lên phát triển kinh tế ổn định bền vững, hòa mình vào Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

phunuvietnam.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đường hoa nông thôn mới ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên.

80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) Chỉ số hạnh phúc – đặc sắc Yên Bái

Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trong đó đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng.
Ngập lụt trên địa bàn huyện Văn Yên trong cơn bão số 3 (YAGI) năm 2024.

Văn Yên chủ động ứng phó với thiên tai

Trước sự biến đổi ngày càng cực đoan của thời tiết và khí hậu, đặc biệt là mưa lũ, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, phát huy phương châm “4 tại chỗ”, từng bước nâng cao năng lực ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Một tuyến đường nông thôn xanh - sạch - đẹp ở xã Mai Sơn.

Lục Yên sáng, đẹp đường điện, đường hoa

Ở huyện Lục Yên, những con đường hoa rực rỡ sắc màu, những tuyến đường điện chiếu sáng thâu đêm không chỉ làm bừng sáng làng quê mà còn thắp lên niềm tin, sự đồng thuận, thể hiện rõ vai trò trung tâm của người dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhân dân xã Thành Thịnh (Trấn Yên) thu hoạch lúa xuân.

Thành Thịnh chủ động phòng ngập lũ

Trước mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp, với sự chủ động tuyên truyền, vận động, cụ thể, thiết thực theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, tính đến trung tuần tháng 5, nhân dân xã Thành Thịnh đã gặt xong diện tích lúa xuân.
Nhiều hộ dân ở xã Báo Đáp có nguồn thu ổn định nhờ trồng dâu nuôi tằm.

Quyện hòa ý Đảng - lòng dân

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Đảng bộ và nhân dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã kiên trì triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Báo Đáp được công nhận là xã NTM tiêu biểu về chuyển đổi số (CĐS) năm 2023 và đạt đô thị loại V vào tháng 8/2024. Những bước tiến này thể hiện rõ sự đổi thay trong tư duy và hành động không chỉ dừng lại ở đầu tư hạ tầng mà còn chuyển mình toàn diện trong sản xuất, đời sống và văn hóa, hướng đến mục tiêu trở thành “miền quê đáng sống”.
Bão diễn biến theo kịch bản xấu khi đi sâu vào vịnh Bắc Bộ và tăng cấp.

Bão bất ngờ mạnh lên cấp 11, đi vào sâu vịnh Bắc Bộ

Sáng nay, bão số 1 đã mạnh lên cấp 11, giật cấp 14, dự báo đi sâu vào vịnh Bắc Bộ trước khi lên Trung Quốc, có thể gây gió mạnh cấp 9-11, giật cấp 14 ở vịnh Bắc Bộ, biển động dữ dội. Mưa lớn tiếp tục trong ngày hôm nay ở miền Trung, đồng thời mở rộng ra Thanh Hoá và đồng bằng Bắc Bộ.
Dự báo mới nhất về đường đi và vùng ảnh hưởng của bão số 1.

Bão tăng cấp, đi vào vịnh Bắc Bộ

Những nhận định mới nhất cho thấy, bão số 1 sẽ đi vào khu vực phía đông vịnh Bắc Bộ trước khi tiến lên bán đảo Lôi Châu vào đất liền Trung Quốc. Ảnh hưởng của bão với biển ven bờ các tỉnh miền Bắc sẽ lớn hơn, nguy hiểm hơn. Hôm nay, Miền Trung và Bắc Tây Nguyên tiếp tục mưa rất lớn, vùng mưa mở rộng đến Hà Tĩnh.
Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ.

fb yt zl tw