Khơi thông dòng tín dụng, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế

Nhìn lại 2 quý đầu năm 2024, tín dụng tăng trưởng của Việt Nam rất thấp khi quý 1 chỉ tăng 0,26%, kết thúc quý 2 tăng 6%. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã được các chuyên gia kinh tế chỉ ra và phân tích những yếu tố để tín dụng tăng trưởng tốt và lành mạnh.

Ngay từ đầu năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thì nhiệm vụ số 1 là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế, đơn giản hóa thủ tục cho vay, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2024, chúng ta cùng nhìn lại những nỗ lực của cả hệ thống ngân hàng trong việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đi kèm với đó là kiểm soát lạm phát, hạn chế gia tăng nợ xấu, đến thời điểm này, chúng ta có thể nhận định, mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đã có những kết quả tích cực trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới còn rất nhiều thách thức.

Theo Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú: "Nền kinh tế chúng ta nhìn chung có nhiều thuận lợi, đạt nhiều kết quả trên các góc độ của nền kinh tế. Nhờ sự điều hành rất quyết liệt đồng bộ của Trung ương, địa phương, đặc biệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, giải pháp đồng bộ kinh tế ngành, kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa có sự kết hợp hài hòa, điều đó giúp cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, mạnh dạn vay vốn.

Vai trò có tính chất quyết định tăng trưởng tín dụng cao hơn năm ngoái là sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các Bộ ngành, địa phương, năm nay chúng ta đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% từ đầu năm, mặc dù có cơn bão số 3, nếu không có cơn bão này, tôi tin rằng tăng trưởng tín dụng năm 2024 còn cao hơn nữa".

Qua nhận định của Phó thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú trong họp báo thường kỳ Chính phủ kỳ tháng 11 vừa qua, có thể thấy ngay từ đầu năm và đến thời điểm này, NHNN đã quyết tâm rất cao trong việc điều hành chính sách tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn cho sản xuất, kinh doanh.

Tính đến ngày 13/12, tín dụng tăng trưởng đạt 12,5%, mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm khoảng 0,96%/năm so với cuối năm 2023, tỷ giá VND/USD hiện vẫn đang ở giới hạn trên của biên độ 5%, tỷ giá được dự báo sẽ tiếp tục hạ nhiệt vào những ngày cuối năm và sẽ ở trong khoảng biên độ từ +/- 3% đến 5%, đảm bảo kỷ luật tiền Đồng.

Ông Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc TP Bank khẳng định mục tiêu tăng tín dụng năm 2024 của ngân hàng sắp hoàn thành.

"Theo như cách phân bổ vốn tín dụng mới của Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi được 18%. Chúng tôi chắc chắn sẽ sử dụng hết hạn mức này và nếu được tăng thêm, chúng tôi hoàn toàn có khả năng tăng được thêm. Các phân khúc vay tiêu dùng, mùa cuối năm cũng thường là mùa tiêu dùng tăng lên. Chúng tôi sẽ có thể có những dư địa để tăng trưởng được. Ngoài ra, những khách hàng sản xuất, kể cả những khách hàng doanh nghiệp lớn đến nay họ cũng có những phát sinh nhu cầu tín dụng khá lớn nên hoàn toàn có dư địa cho ngân hàng tăng tín dụng" - ông Nguyễn Hưng cho biết.

Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2024, việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn khi kinh tế toàn cầu biến động khó lường, xung đột địa chính trị kéo dài, lạm phát duy trì ở mức cao, cùng những thách thức nội tại của nền kinh tế trong nước. Do vậy, việc điều hành chính sách tiền tệ phải giải quyết bài toán hài hoà, cân bằng các mục tiêu về lãi suất, tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Nhìn lại 2 quý đầu năm 2024, tín dụng tăng trưởng rất thấp khi quý 1 chỉ tăng 0,26%, kết thúc quý 2 tăng 6%. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã được các chuyên gia kinh tế chỉ ra và phân tích những yếu tố để tín dụng tăng trưởng tốt và lành mạnh.

Xin dẫn lời PGS.TS Lê Đức Hoàng, viện Ngân hàng- tài chính, trường Đại học kinh tế quốc dân: "Thứ nhất về vĩ mô tôi cho rằng cần kiềm chế lạm phát, nếu lạm phát tăng cao, chi phí đầu vào của doanh nghiệp quá cao, doanh nghiệp sẽ không thể sản xuất kinh doanh được. Thứ hai là đứng trên giác độ quản lý cần giảm thiểu cơ chế làm cho ảnh hưởng xấu đến việc phát triển tín dụng ở các tổ chức tài chính, thứ ba là tôi luôn coi trọng vấn đề cốt lõi doanh nghiệp, doanh nghiệp, ví dụ như doanh nghiệp cốt lõi về nông nghiệp, đấy là một ngòi đẩy cho nền kinh tế".

Trong năm 2024 này, có thể thấy tăng trưởng tín dụng quý sau cao hơn quý trước, tăng nhanh trong 6 tháng cuối năm là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó có vai trò quan trọng của những giải pháp trong điều hành tín dụng.

Đầu tiên là việc ngay từ đầu năm, NHNN đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của năm cho các tổ chức tín dụng (TCTD) và thông báo công khai nguyên tắc xác định để TCTD chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng. Từ diễn biến thực tế, NHNN đã thực hiện 02 lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD vào ngày 28/8/2024 và ngày 28/11/2024 theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch trong điều kiện lạm phát được kiểm soát tốt dưới mức mục tiêu và để kịp thời đáp ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh.

NHNN cũng chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, đồng thời yêu cầu tất cả TCTD thực hiện báo cáo và công bố công khai mức lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân trên trang thông tin điện tử của TCTD.

Theo báo cáo lãi suất của các Ngân hàng Thương mại (NHTM), đến ngày 20/10/2024, lãi suất cho vay bình quân của những giao dịch phát sinh mới ở mức 6,33%/năm, giảm 0,76%/năm so với cuối năm 2023. Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng như: Chương trình 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư; Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản…

Bà Hoàng Minh Huyền, Chuyên viên phân tích vĩ mô, công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt cho rằng, hiện mặt bằng lãi suất được đánh giá là khá thấp, sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân vay vốn.

"Với mặt bằng lãi suất hiện tại đang khá là thấp, và chúng tôi nhìn thấy xu hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, đã quay trở lại khi tín dụng ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng cao hơn trong tăng trưởng tín dụng chung, tốt nhất so từ năm 2022, tăng trưởng vốn đăng ký của doanh nghiệp đạt trên mức 20%" - bà Huyền nhận định.

Hướng đến năm 2025 là năm cuối “bứt tốc-về đích” thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, NHNN sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể hóa nhóm giải pháp để đạt các mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong thời gian tới. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 15%, tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, cơ cấu lại ngân hàng cho đảm bảo phát triển, an toàn cho hệ thống, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 7-7,5% năm 2025 theo Nghị quyết của Quốc hội.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư và trách nhiệm của người đứng đầu

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư và trách nhiệm của người đứng đầu

Theo đại biểu Quốc hội, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư cũng như vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công.

Kết nối giao thương hàng nông - lâm - thủy sản: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc

Kết nối giao thương hàng nông - lâm - thủy sản: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc

Thị trường Việt Nam và Trung Quốc còn nhiều dư địa để thúc đẩy thương mại, xuất - nhập khẩu hàng nông - lâm - thủy sản. Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu hàng nông - lâm - thủy sản năm 2024 tổ chức tại Lào Cai chiều 1/11 với hơn 70 doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc tham gia càng khẳng định điều đó qua nhận định, chia sẻ của một số đại diện doanh nghiệp hai quốc gia.

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Theo các đại biểu Quốc hội, dù tiến độ giải ngân đầu tư công hiện vẫn còn thấp hơn kỳ vọng, nhưng nhờ xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế Việt Nam vẫn có cơ sở để đạt mức tăng trưởng ấn tượng nếu có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ hơn từ nay đến cuối năm.

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, trong đó có khoảng 14 tỷ USD được giải ngân, cho thấy những tín hiệu lạc quan về triển vọng phục hồi của dòng vốn ngoại, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

fb yt zl tw