Khảo sát lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Luật Việc làm

Sáng 10/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức hội nghị khảo sát lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Luật Việc làm.

Đồng chí Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành, cơ quan, đơn vị của tỉnh.

dsc-9579-4586.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Dự thảo Luật Việc làm được kết cấu gồm 9 chương, 130 điều.

Đại biểu dự hội nghị đã phát biểu 9 ý kiến góp ý, tập trung vào các nội dung của dự thảo, như: Quy định chung, chính sách hỗ trợ tạo việc làm, bảo hiểm thất nghiệp…

dsc-9621-620.jpg
dsc-9663-4146.jpg
dsc-9646-2843.jpg
Các đại biểu phát biểu ý kiến góp ý vào dự thảo luật tại hội nghị.

Cụ thể, đại biểu dự hội nghị đã góp ý tại khoản 2, Điều 86 dự thảo Luật Việc làm, đề nghị ban soạn thảo xem xét khắc phục 1% phần nợ đóng thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Tại điểm đ, khoản 3, Điều 87 dự thảo Luật Việc làm đề xuất: "Thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng của người lao động thuộc một trong các trường hợp không được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo". Đại biểu đề nghị ban soạn thảo xem xét, điều chỉnh vì theo dự thảo Luật Việc làm thì độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi. Trường hợp làm việc liên tục đến khi nghỉ hưu, người lao động sẽ có thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp hơn 40 năm (hơn 480 tháng), nếu nhận trợ cấp thất nghiệp thì họ chỉ được hưởng tương ứng 144 tháng đóng (thời gian còn lại không được bảo lưu).

Tại khoản 1, Điều 97 của dự thảo Luật Việc làm, đại biểu đề nghị gia hạn thời gian đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 3 tháng lên 6 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để người lao động có thêm thời gian chờ doanh nghiệp khắc phục nợ, chốt sổ bảo hiểm xã hội hay đưa ra lựa chọn phù hợp.

Tại khoản 1, Điều 94 của dự thảo, đề nghị xem xét lại các khoản a, b, và d cho phù hợp với quy định thực tế; tại khoản 1, Điều 95, đại biểu đề nghị đề nghị xem xét, điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% nhằm tạo điều kiện hỗ trợ người lao động có cuộc sống tối thiểu khi mất việc làm, thất nghiệp…

Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị điều chỉnh, bổ sung một số cụm từ, nội dung tại một số điều, khoản khác của dự thảo luật…

dsc-9596-8133.jpg
Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sùng A Lềnh phát biểu kết luận hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh nhấn mạnh: Các ý kiến góp ý của đại biểu thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao, đã phản ánh các khó khăn, vướng mắc trong thực tế mà dự thảo luật chưa làm rõ, chưa bao phủ hết. Đồng chí đề nghị các cơ quan, đơn vị hữu quan tiếp tục xem xét các nội dung của dự thảo để đóng góp ý kiến, gửi về Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh xem xét, tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw