Đối ngoại năm 2023:

Khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế

Năm 2023 chứng kiến các hoạt động đối ngoại tiếp tục diễn ra sôi nổi và rộng khắp, đóng góp quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
DN 92241.jpg
Tình cảm nồng nhiệt, thân thiện của người dân Hà Nội luôn để lại ấn tượng tốt đẹp đối với bạn bè quốc tế.

Những chuyến thăm lịch sử

Giữa thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, bám sát đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng và sự lãnh đạo của Trung ương, các hoạt động đối ngoại trong năm 2023, nhất là đối ngoại cấp cao, đã diễn ra sôi động, rộng khắp các châu lục và tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng. Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước là những ngọn hải đăng trong công tác đối ngoại trong suốt năm 2023.

Trong đó, riêng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp tham gia gần 50 hoạt động đối ngoại, thực sự “hết lòng, hết sức với các công việc đối ngoại” - như chia sẻ của Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung. Theo Bộ Ngoại giao, Việt Nam đã tổ chức thành công 22 chuyến thăm của lãnh đạo chủ chốt tới các nước láng giềng, các đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống và 28 chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam cùng với hàng trăm cuộc gặp cấp cao tại các diễn đàn, hội nghị đa phương, trong đó có những chuyến thăm mang ý nghĩa lịch sử.

Với láng giềng Trung Quốc, chuyến thăm Việt Nam thành công của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc (tháng 12/2023) đã làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược, phát triển quan hệ hai nước vững chắc, ổn định và thiết thực hơn nữa.

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 9/2023) đã chứng kiến hai bên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cũng là khi thành lập Liên hợp quốc, Việt Nam là đối tác chiến lược hoặc đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Trước đó, Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev thăm Việt Nam (tháng 5/2023), hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thể hiện sự coi trọng truyền thống quan hệ tốt đẹp.

Khuôn khổ quan hệ với nhiều đối tác quan trọng cũng đã được nâng lên tầm cao mới. Tin cậy chính trị với nhiều nước được củng cố vững chắc, hợp tác ngày càng mở rộng, thực chất và hiệu quả. Vị thế, uy tín và tiếng nói của Việt Nam được khẳng định nổi bật tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng. Những thành tựu này đã tạo nên bước phát triển mới về chất trong đối ngoại và hội nhập quốc tế.

DN 92242.jpg
Lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Abyei (khu vực tranh chấp nằm giữa Sudan và Nam Sudan).

Ngoại giao kinh tế phát triển toàn diện, hiệu quả

Năm 2023 cũng chứng kiến ngoại giao kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh trên cơ sở quán triệt sâu sắc chủ trương Đại hội XIII của Đảng về "xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ". Nhìn nhận về lĩnh vực này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, công tác ngoại giao kinh tế thời gian qua đã có những bước phát triển mới theo hướng toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn.

Cụ thể, công tác ngoại giao kinh tế năm 2023 tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong huy động các nguồn lực bên ngoài; có nhiều mặt được đổi mới, sáng tạo hơn, phát huy được sức mạnh tổng hợp. Hợp tác kinh tế, mở rộng thị trường và thu hút các nguồn vốn đầu tư có chất lượng luôn được đặt ở vị trí trọng tâm trong các hoạt động đối ngoại, đặc biệt là đối ngoại cấp cao.

Các hoạt động ngoại giao kinh tế xuyên suốt năm 2023 đã giúp mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế với nhiều đối tác, góp phần bảo đảm kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thu hút nhiều nguồn lực mới, bao gồm cả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), viện trợ không hoàn lại (ODA), khoa học công nghệ...

Kết quả này đưa Việt Nam vào nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài. Xuất nhập khẩu năm 2023 đạt trên 680 tỷ USD, thu hút FDI đạt 36,6 tỷ USD, tăng 32,8%. Năm 2023 cũng là giai đoạn tiếp tục chứng kiến nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới cam kết đầu tư lâu dài ở Việt Nam.

Năm mới với nhiều kỳ vọng lớn

Sự phối hợp nhuần nhuyễn của ba trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Nhân dân đã góp phần đưa công tác đối ngoại của Việt Nam trong năm 2023 đã trở thành một điểm sáng đầy ấn tượng trong thành tựu chung của đất nước. Bước sang năm 2024, cục diện thế giới đa cực, đa trung tâm, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn sẽ ngày càng quyết liệt, tạo thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển.

Trong bối cảnh đó, theo Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung, nhiệm vụ hàng đầu vẫn là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Cùng với đó là thực hiện hiệu quả những kết quả, thỏa thuận với các đối tác quốc tế, tiếp tục phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Công tác đối ngoại cũng cần phục vụ tốt các công việc chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng.

Kiên định với mục tiêu, tin chắc rằng công tác đối ngoại và ngành Ngoại giao của đất nước nhất định sẽ vẫn tiếp tục thể hiện được trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức, cốt cách của nền ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh và kế tiếp được truyền thống đối ngoại quật cường nhưng hòa hiếu của dân tộc. Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới, xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại, vững mạnh toàn diện, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" xứng đáng hơn nữa với vai trò tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần cùng với cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đúng như kỳ vọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi gắm tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 vừa qua.

Đối ngoại nhân dân phát huy vai trò cầu nối

Cùng với đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, công tác đối ngoại Nhân dân tiếp tục đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội; vận động, đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; giới thiệu đến bạn bè quốc tế về đất nước, con người Việt Nam, về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Phát huy vai trò cầu nối, đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức nhân dân đã phát huy phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả” triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân phong phú và thiết thực với đối tác ở các nước láng giềng, các nước lớn, các nước bạn bè truyền thống của Việt Nam.

Năm 2023 cũng là giai đoạn công tác người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều bước tiến. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng, các cơ quan trong và ngoài nước đã phối hợp tổ chức thành công nhiều hoạt động kết nối, trong đó đã thành lập mạng lưới liên kết trí thức, doanh nhân kiều bào và thành lập cơ chế người Việt Nam ở nước ngoài tham gia đóng góp ý kiến vào những vấn đề lớn của đất nước... Số liệu từ hội nghị “Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp” tháng 12/2023 cho thấy, kiều bào đã có 385 dự án đầu tư tại Việt Nam tại 42/63 tỉnh, với tổng vốn đăng ký khoảng 1,72 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Hoa Kỳ đánh giá khách quan về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam

Đề nghị Hoa Kỳ đánh giá khách quan về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam

Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ cần có những đánh giá khách quan dựa trên các nguồn thông tin chính xác và toàn diện về tình hình thực tế tại Việt Nam và sớm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 26/6, tại Đại lễ đường Nhân dân (Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc), trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.

Mong muốn Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam phát triển hệ thống đường sắt

Mong muốn Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam phát triển hệ thống đường sắt

Chiều 25/6 (giờ địa phương), nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Lâu Tề Lương, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC).

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Chiều 24/6 tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức tại Đại Liên (Hội nghị WEF Đại Liên) và làm việc tại Trung Quốc.

Đồng chí Hoàng Quốc Khánh làm việc với Đại sứ Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam

Đồng chí Hoàng Quốc Khánh làm việc với Đại sứ Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam

Chiều 24/6, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam do bà Urawadee Sriphiromya, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam làm Trưởng đoàn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc

Sáng 24/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc (WEF Đại Liên 2024) và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24 - 27/6/2024 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab.

Chuyến công tác dự WEF Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang nhiều ý nghĩa quan trọng

Chuyến công tác dự WEF Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang nhiều ý nghĩa quan trọng

Việc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hai năm liên tiếp được mời tham dự Hội nghị thể hiện sự coi trọng và đánh giá cao của WEF và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đối với vị thế, vai trò và những đóng góp của Việt Nam trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực.

fb yt zl tw