Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Kết nối con đường di sản

Kết nối con đường di sản

Kết nối con đường di sản là sản phẩm du lịch mới do Sở Du lịch Lào Cai chủ trì, phối hợp triển khai xây dựng với tỉnh Lai Châu và Hà Giang.

cac-tinh-lien-ket-de-tao-ra-san-pham-du-lich-doc-dao-hap-danzip-1.jpg

Trong phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng nhất để tạo sức cạnh tranh. Để thực hiện mục tiêu “xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, chuyên nghiệp, mang thương hiệu riêng của Lào Cai, thu hút du khách có khả năng chi tiêu cao”; trở thành địa phương có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn nhất so với các tỉnh miền núi trong cả nước và triển khai kế hoạch hợp tác 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng trong năm 2024, Sở Du lịch Lào Cai chủ trì phối hợp với các tỉnh Lai Châu, Hà Giang triển khai xây dựng 2 sản phẩm du lịch mới. Trong đó có sản phẩm kết nối con đường di sản từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai) - Xín Mần (Hà Giang).

cac-tinh-lien-ket-de-tao-ra-san-pham-du-lich-doc-dao-hap-danzip-2.jpg

Tour du lịch kết nối con đường di sản được thiết kế 3 ngày 2 đêm, hoặc 5 ngày 4 đêm, du khách có thể đi qua các điểm du lịch tại thành phố Lào Cai - thị xã Sa Pa - Sin Suối Hồ (Phong Thổ, Lai Châu) - đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Xín Mần (Hà Giang)…

Vừa qua, Sở Du lịch Lào Cai chủ trì đã tổ chức đoàn famtrip với hơn 30 doanh nghiệp du lịch trong nước đi qua một số điểm trong tour du lịch kết nối con đường di sản. Đặc biệt, đường đá cổ Pavie xuyên qua khu rừng già đẹp như trong truyện cổ tích chính là sợi dây kết nối tạo nên tour du lịch nhiều triển vọng, đánh thức những trầm tích văn hóa lịch sử vô cùng kỳ bí và độc đáo.

Đường đá cổ Pavie cách trung tâm xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát, Lào Cai) khoảng 7 km đường núi. Du khách sẽ đi qua những cánh đồng cỏ rộng nhìn thẳng lên đỉnh Nhìu Cồ San. Pavie vắt ngang qua sườn núi để đến địa danh Sàng Ma Pho thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Hai địa phương cách xa nhau tới gần 200 km nếu đi theo các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ nhưng sẽ được rút ngắn xuống chỉ còn hơn 20 km đường rừng nếu du khách chọn hành trình theo dấu tuyến đường đá cổ.

cac-tinh-lien-ket-de-tao-ra-san-pham-du-lich-doc-dao-hap-danzip-3.jpg

Người Mông ở Sàng Ma Sáo của Lào Cai và người Mông ở Sin Suối Hồ của Lai Châu có mối quan hệ họ hàng, thường xuyên qua lại thăm thân. Theo nhiều người già kể lại, khi người Pháp lập tuyến đường này, cũng chính người Mông hai bên đã bị bắt làm phu lấy đá từ đỉnh Nhìu Cồ San để làm tuyến đường xuyên núi.

Tuyến đường đá rộng chừng 3 m và kéo dài tới hơn 20 km xuyên qua những địa hình phức tạp. Dù đã nhuốm màu thời gian vì bị bỏ hoang giữa rừng nhưng tới nay nhiều đoạn vẫn còn giữ được gần như nguyên trạng. Khám phá tuyến đường đá cổ Pavie cũng là hành trình khám phá thiên nhiên kỳ vĩ - nơi còn nhiều cây cổ thụ như dẻ, dổi, sến, táu. Không ai biết chắc những cây cổ thụ này đã bao nhiêu tuổi nhưng “tầm vóc” và sự cổ kính của chúng thật đáng kinh ngạc.

cac-tinh-lien-ket-de-tao-ra-san-pham-du-lich-doc-dao-hap-danzip-4.jpg

Tiếp tục hành trình theo dấu tuyến đường đá cổ đến điểm phân định ranh giới giữa 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu - đỉnh đèo Gió ở độ cao hơn 2.000 m so với mực nước biển. Vượt qua đèo sẽ chạm đất Lai Châu. Tuyến đường đá cổ từ đây đến Sàng Ma Pho gần như được giữ nguyên trạng, các phiến đá lát đường tròn, to và bằng phẳng khiến có thể thong dong đạp xe đi dạo giữa rừng.

cac-tinh-lien-ket-de-tao-ra-san-pham-du-lich-doc-dao-hap-danzip-5.jpg

Phía cuối tuyến đường đá cổ là Sàng Ma Pho, bản của người Mông trắng thuộc xã Sin Suối Hồ (Lai Châu). Người Mông ở đây tin rằng, trong cuộc thiên di mấy trăm năm trước, vùng đất này chính là nơi đầu tiên cha ông họ dừng lại để lập làng, lập bản. Đến nay, vùng đất này vẫn gắn liền với nhiều giai thoại.

Ẩn mình trên lưng chừng núi Sơn Bạc Mây, cao hơn 1.500 m so với mực nước biển, Sin Suối Hồ thu hút bởi cảnh sắc thiên nhiên trùng điệp, hùng vĩ, khí hậu mát mẻ. Nếu đến Sin Suối Hồ đúng mùa hoa dã qùy, du khách sẽ được ngắm nhìn những cung đường hoa vàng rực rỡ. Cùng với đó là những phong tục, tập quán truyền thống của người Mông vẫn được giữ gìn nguyên vẹn.

cac-tinh-lien-ket-de-tao-ra-san-pham-du-lich-doc-dao-hap-danzip-6.jpg

Đặc biệt, bản có khoảng 40 hộ đang kinh doanh dịch vụ du lịch và xây dựng theo tiêu chí 5 không: Không thuốc phiện, không uống rượu, không cờ bạc, không thuốc lá, không xả rác.

Đến Sin Suối Hồ, du khách được nghe kể về hành trình mà người dân nơi đây cùng nhau gắn bó và xây dựng, đưa một bản từ nghèo khó trở thành điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn nhất ASEAN.

Bản Sin Suối Hồ không chỉ là nơi nghỉ dưỡng mà còn là nơi khám phá giúp du khách có những kỷ niệm khó quên.

cac-tinh-lien-ket-de-tao-ra-san-pham-du-lich-doc-dao-hap-danzip-7.jpg

Để chinh phục đường đá cổ Pavie, du khách có thể xuất phát từ Sin Suối Hồ hoặc Sàng Ma Sáo. Mỗi điểm xuất phát sẽ có những khám phá thú vị. Đây là cung đường trekking khá nhẹ nhàng, phù hợp cho những người lần đầu leo núi, thích khám phá, hòa mình với thiên nhiên.

Nếu xuất phát từ điểm Sin Suối Hồ, sau khi về điểm đích tại Sàng Ma Sáo, trên cung đường khám phá, du khách có thể trải nghiệm văn hóa người Hà Nhì tại Y Tý, tham quan cột cờ Lũng Pô hoặc khám phá dinh thự Hoàng A Tưởng (Bắc Hà); ngược lên đến thác Tiên - một trong những danh thắng bậc nhất huyện Xín Mần (Hà Giang). Vượt qua khoảng 17 km từ trung tâm thị trấn Cốc Pài, thác Tiên nằm giữa rừng nguyên sinh Đèo Gió thuộc địa phận xã Nấm Dẩn.

Sau khoảng chục km “đổ đèo”, leo dốc, du khách được hòa mình vào thiên nhiên thuần khiết với thảm thực vật nguyên sơ, quý hiếm. Thác Tiên ở độ cao trên 1.403 m, dòng nước “thả mình” qua vách núi Đèo Gió tạo thành thác đôi như mái tóc dài mềm mại, buông lững lờ của thiếu nữ. Thác có độ cao 70 m giữa rừng già kỳ vĩ. Quanh năm dòng nước chẳng khi nào cạn, mùa mưa hay mùa khô đều êm ả, nhẹ nhàng. Đây chính là nơi đầu nguồn của con suối Tả Lán chảy về nơi có bãi đá cổ nổi tiếng ở Hà Giang.

cac-tinh-lien-ket-de-tao-ra-san-pham-du-lich-doc-dao-hap-danzip-8.jpg

Nếu còn thời gian, có thể xuôi dốc chừng 6 km để đến tham quan bãi đá cổ Nấm Dẩn - nơi người Việt cổ sinh sống có niên đại trên 2.000 năm. Trải qua hàng nghìn năm, nhiều hoa văn, hình họa mang tính phồn thực ghi dấu ấn một thời xã hội cổ đại mẫu hệ vẫn còn là điều bí ẩn, thu hút những người ưa khám phá.

cac-tinh-lien-ket-de-tao-ra-san-pham-du-lich-doc-dao-hap-danzip-9.jpg

Trong chuyến famtrip, đoàn chỉ khảo sát một số điểm, tạo khung để các doanh nghiệp du lịch định hình tuyến đường du lịch. Để hành trình thêm nhiều trải nghiệm, các điểm tham quan lân cận trong tour sẽ được thiết kế tùy thuộc vào nhu cầu của du khách. Trong đó có thể khám phá các điểm du lịch như: Nghĩa Đô, Cốc Ly, Thác Mây, Đèo Gió, bãi đá cổ Nấm Dẩn, cầu Thiên Sinh, cột cờ Lũng Pô, đền Thượng, đền Mẫu, ga Lào Cai…

ket-noizip-2.jpg

Tour du lịch được kết nối sẽ khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn của tỉnh, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Đặc biệt, những sản phẩm mang tính trải nghiệm, những hành trình thú vị đưa du khách trở về với thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa phong phú và cuộc sống đầy sắc màu của các bản, làng dân tộc thiểu số.

Kết nối con đường di sản là sản phẩm kết nối giữa 3 tỉnh Lai Châu - Lào Cai - Hà Giang với sự tư vấn của vùng Nouvelle - Aquitaine (Pháp). Đây là yếu tố quan trọng giúp các địa phương xây dựng và phát triển những sản phẩm du lịch chất lượng, đa dạng, hấp dẫn, tạo ra sự khác biệt với các sản phẩm du lịch liên kết vùng khác đang có trên thị trường.

Sở Du lịch Lào Cai đã thiết kế, xây dựng tour du lịch và bàn giao cho các địa phương khai thác. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, sản phẩm sẽ tạo sức hút, mang đến trải nghiệm thú vị cho du khách.

ket-noizip-3.jpg

Du khách đến ăn, nghỉ tại homestay ở bản, sau đó thuê chúng tôi dẫn đường, vác đồ từ Sin Suối Hồ sang Sàng Ma Sáo (Bát Xát). Khách du lịch rất thích bản của chúng tôi và cho rằng, đây là tuyến đường đẹp, với nhiều cây cổ thụ, khí hậu mát mẻ. Tôi mong rằng, thời gian tới sẽ có thêm nhiều khách biết tới tuyến đường này, các homestay sẽ đón nhiều khách và bà con có thêm việc làm, tăng thu nhập.

ket-noizip-4.jpg

Các điểm du lịch tôi đã đi qua trên tour kết nối con đường di sản thực sự rất ấn tượng. Các điểm đến có nét độc đáo, đặc sắc, thú vị riêng. Đặc biệt là tuyến đường đá cổ rất thích hợp với những tour và khách du lịch mà công ty đang khai thác. Là doanh nghiệp có kinh nghiệm hơn 10 năm phục vụ khách du lịch với những trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên, chắc chắn công ty sẽ đưa tour du lịch này vào kế hoạch quảng bá, giới thiệu, kết nối với du khách.

ket-noizip-5.jpg

Một số khó khăn về giao thông, cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch trên địa bàn trong hành trình trải nghiệm hiện vẫn còn, gây e ngại cho du khách, tuy nhiên thời gian tới sẽ dần được khắc phục. Sau khi tiếp nhận hồ sơ thiết kế tour du lịch kết nối con đường di sản, địa phương sẽ lên kế hoạch quản lý, khai thác để phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế du lịch của Bát Xát.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi động tuyến đường du lịch vàng lưu vực sông Hồng Việt - Trung

Khởi động tuyến đường du lịch vàng lưu vực sông Hồng Việt - Trung

Sáng 27/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai (Việt Nam) phối hợp với Cục văn hóa Du lịch châu Hồng Hà (Trung Quốc) tổ chức Hội nghị giới thiệu du lịch xuyên biên giới lưu vực sông Hồng Việt - Trung. Đây là hoạt động bên lề Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024.

Sáng tạo để đưa di tích Nhà tù Hỏa Lò thành điểm đến hấp dẫn

Sáng tạo để đưa di tích Nhà tù Hỏa Lò thành điểm đến hấp dẫn

Không có kiến trúc đẹp, tiêu biểu cho văn hóa truyền thống Việt và từng không được nhiều người biết đến, nhưng hiện nay, di tích Nhà tù Hỏa Lò (phố Hỏa Lò, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn nhất của Thủ đô. Di tích còn thu hút đông đảo giới trẻ. Điều đó có được là nhờ sự đổi mới liên tục trong xây dựng sản phẩm, cách thức trưng bày, quảng bá của Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò.

Liên đoàn du lịch Ấn Độ muốn quảng bá hình ảnh Ninh Bình

Liên đoàn du lịch Ấn Độ muốn quảng bá hình ảnh Ninh Bình

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 25/11 (giờ địa phương), Liên đoàn Đại lý Du lịch Ấn Độ (TAFI) đã chính thức chọn tỉnh Ninh Bình của Việt Nam làm địa điểm tổ chức Hội nghị thường niên của TAFI từ ngày 17 - 20/1/2025 với chủ đề “Du lịch cho ngày mai: Bảo vệ hành tinh”.

Chinh phục đường đá cổ trong khu rừng cổ tích

Chinh phục đường đá cổ trong khu rừng cổ tích

Khoảng cách từ thôn Sàng Ma Pho, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) đến xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) khoảng 200 km nếu đi theo đường quốc lộ hoặc tỉnh lộ. Thế nhưng, khoảng cách đó được rút ngắn chỉ khoảng 20 km nếu bạn chinh phục theo dấu đường đá cổ Pavie. Hiện cung đường này còn là cầu nối du lịch giữa Lai Châu và Lào Cai. Hãy cùng phóng viên Báo Lào Cai tìm hiểu về con đường đặc biệt này!

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

Đón đoàn khách đi chuyến tàu charter đầu tiên nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai

Đón đoàn khách đi chuyến tàu charter đầu tiên nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai

16 giờ ngày 21/11 (giờ Hà Nội), Sở Du lịch Lào Cai phối hợp với Công ty Lữ hành quốc tế Hồng Hà tổ chức đón 400 khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, sau đó sẽ du lịch theo hành trình ga Lào Cai - đến ga Sài Gòn bằng tàu hỏa. Đây là đoàn khách Trung Quốc đông nhất kể từ khi hết dịch Covid-19 đến nay và cũng là chuyến tàu charter đầu tiên trong chương trình hợp tác giữa Sở Du lịch với ngành đường sắt.

Ưu đãi lớn để kích cầu du lịch cuối năm

Ưu đãi lớn để kích cầu du lịch cuối năm

Hoàn lưu bão số 3 (Yagi) đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh du lịch của Lào Cai. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đều ghi nhận lượng khách sụt giảm. Để phục hồi, chính quyền và doanh nghiệp đã chung tay tung ra đợt ưu đãi lớn nhất năm 2024 nhằm kích cầu du lịch cuối năm.

fbytzltw