Hôm nay, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường thăm chính thức Việt Nam

Hôm nay (12/10), Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12-14/10 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Quốc Vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12-14/10/2024.

Đây là chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên sau 11 năm của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Lý Cường trên cương vị Thủ tướng Quốc vụ viện, qua đó phản ánh sự trao đổi, tiếp xúc tốt đẹp và tích cực giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, tháng 9/2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong thời gian qua, Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã có những chuyến thăm quan trọng như chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (12/2023), chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (8/2024) và chuyến công tác dự WEF Đại Liên, làm việc tại Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính (6/2024).

Chuyến thăm của Thủ tướng Lý Cường diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc đang hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (18/1/1950 - 18/1/2025), mối quan hệ hai nước tổng thể duy trì đà phát triển tốt đẹp và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ 5 của Trung Quốc trên thế giới. Trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 148,6 tỷ USD.

Về mặt kết nối, hai bên đang phối hợp xây dựng đường sắt tại Việt Nam trong thời gian tới. Về hợp tác xây dựng Đảng, hai bên đang thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này ở nhiều bộ phận khác nhau. Hợp tác trong các lĩnh vực khác như văn hóa, giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân đạt nhiều thành quả thiết thực, đáng khích lệ; hợp tác giữa các địa phương diễn ra sôi động.

Trên các diễn đàn đa phương, hai bên tích cực phối hợp tại các diễn đàn đa phương nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác tại khu vực và trên thế giới, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Ngoài ra, hai bên đã đạt nhiều thành quả trong việc xây dựng đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững; nỗ lực duy trì trao đổi, kiểm soát bất đồng trên biển, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; tích cực triển khai các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, thúc đẩy thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC, phấn đấu xây dựng COC thực chất, hiệu lực, hiệu quả, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Cường là dịp để hai bên tập trung thảo luận các biện pháp cụ thể, tích cực thúc đẩy, mở rộng và nâng cao hiệu quả, chất lượng các lĩnh vực hợp tác, đưa hợp tác thực chất giữa Việt Nam và Trung Quốc đi vào chiều sâu, đạt nhiều thành quả thiết thực, đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước.

Theo dự kiến, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Lý Cường sẽ lần lượt có các cuộc hội đàm, hội kiến quan trọng với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw