Hoà bình - Khát vọng thiêng liêng của nhân loại

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, hòa bình luôn là khát vọng thiêng liêng và bất tận. Đó không chỉ là trạng thái không có chiến tranh, mà còn là điều kiện tiên quyết để mọi dân tộc phát triển bền vững, để con người có thể sống, học tập, lao động và yêu thương...

Trải qua bao thăng trầm, nhất là trong thế kỷ XX đầy biến động với hai cuộc chiến tranh thế giới và hàng loạt cuộc xung đột khu vực, nhân loại đã rút ra một chân lý không thể chối cãi: chiến tranh chưa bao giờ là lối thoát - hòa bình mới là đích đến.

Trong thời khắc đất nước kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta không chỉ tưởng nhớ quá khứ với niềm tự hào, mà còn chiêm nghiệm sâu sắc về con đường mà dân tộc đã đi qua để giành lại hòa bình - một hành trình đẫm máu, nhưng cũng đầy bản lĩnh, nghị lực và khát vọng sống.

Trong những năm qua, lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực, được LHQ và bạn bè quốc tế công nhận và đánh giá cao.
Trong những năm qua, lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực, được LHQ và bạn bè quốc tế công nhận và đánh giá cao.

Thực tế đã cho thấy, chiến tranh, dưới bất kỳ hình thức nào, luôn đi kèm với những hệ lụy khôn lường. Không chỉ tàn phá cơ sở vật chất, chiến tranh còn để lại những vết thương tinh thần kéo dài qua nhiều thế hệ.

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), năm 2024, tổng chi tiêu quân sự toàn cầu vượt mức 2.300 tỷ USD - con số đủ để giải quyết nạn đói trên toàn thế giới hàng chục lần. Nhưng thay vì được đầu tư cho y tế, giáo dục hay môi trường, những nguồn lực đó đang bị cuốn vào vòng xoáy chạy đua vũ trang và can thiệp quân sự. Trong bức tranh đầy biến động đó, không khó để nhận ra những mảnh đời bị cuốn trôi giữa dòng xoáy bạo lực. Từ những thành phố đổ nát ở Ukraine, Dải Gaza, Sudan đến Yemen, Lebanon, Myanma…, hàng chục triệu người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa, trở thành nạn nhân của các cuộc chiến mà họ không hề lựa chọn.

Báo cáo mới nhất của Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn (UNHCR) cho biết, thế giới hiện có hơn 114 triệu người phải di tản - con số cao nhất trong lịch sử hiện đại. Trong các cuộc xung đột này, thường dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, luôn là những người chịu thiệt thòi nhất.
Với Việt Nam, trải nghiệm quá khứ càng làm sâu sắc thêm nhận thức về hòa bình. Một đất nước từng trải qua gần ba thập niên chiến tranh liên miên, với hàng triệu sinh mạng bị cướp đi, hàng triệu hecta đất đai bị tàn phá và hậu quả chiến tranh vẫn còn dai dẳng đến ngày hôm nay. Nhưng cũng chính từ những mất mát ấy, dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên một nền văn hóa hòa bình - coi hòa giải, bao dung và hợp tác là nền tảng phát triển.

Trẻ em ở phía Nam Dải Gaza bỏ chạy sau một cuộc không kích của Israel.
Trẻ em ở phía Nam Dải Gaza bỏ chạy sau một cuộc không kích của Israel.

Sau ngày 30/4/1975, Việt Nam bước vào một chặng đường mới với vô vàn khó khăn. Nhưng bằng ý chí độc lập tự chủ và chính sách đối ngoại hòa bình, Việt Nam đã từng bước khẳng định vị thế là một đối tác tin cậy, là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế. Không phải ngẫu nhiên mà trong gần một thập niên qua, Việt Nam đã tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi; đã nhiều lần đóng vai trò nước chủ nhà cho các hội nghị quốc tế, là điểm đến cho đối thoại thay vì đối đầu. Từ APEC, WEF ASEAN, tới Thượng đỉnh Mỹ - Triều 2019, Việt Nam cho thấy hình ảnh một quốc gia không chỉ khao khát hòa bình mà còn thực sự hành động vì hòa bình.

Trong bối cảnh đó, thông điệp “hòa bình là đích đến” càng trở nên có ý nghĩa. Bởi lẽ, trong thế giới ngày nay, hòa bình không còn là điều hiển nhiên - mà là một lựa chọn có ý thức. Khi cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt, khi chủ nghĩa dân tộc, biệt lập, chủ nghĩa cường quyền trỗi dậy, thì việc giữ gìn hòa bình đòi hỏi nhiều hơn những lời hô hào. Nó cần bản lĩnh chính trị, sự bao dung về đạo lý và một tầm nhìn chiến lược lâu dài.

Nhiều nhà nghiên cứu chính trị quốc tế cho rằng, sự bất ổn hiện nay một phần đến từ khủng hoảng lòng tin giữa các quốc gia, sự suy yếu của các thiết chế đa phương và sự gia tăng những hành động đơn phương vi phạm luật pháp quốc tế.

Trong bối cảnh đó, việc giữ gìn hòa bình đòi hỏi phải phục hồi vai trò của LHQ, củng cố luật pháp quốc tế và thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao chân thành, dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau. Đối thoại thay vì đối đầu, hợp tác thay vì cạnh tranh vị kỷ - đó là con đường duy nhất để thoát khỏi vòng xoáy bạo lực.

Và cũng cần nhấn mạnh rằng, gìn giữ hòa bình không thể chỉ là nhiệm vụ của các nguyên thủ quốc gia hay những nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Đó còn là trách nhiệm của mỗi người dân - từ hành vi ứng xử trong đời sống thường nhật, đến thái độ trước các vấn đề xã hội. Một xã hội nuôi dưỡng lòng khoan dung, đề cao đối thoại và nhân văn chính là nền tảng vững chắc cho một nền hòa bình dài lâu.

Trẻ em nhận thức ăn từ các tổ chức phi chính phủ và tổ chức xã hội sau vụ hỏa hoạn tại một trại tị nạn ở Ukhia, Cox’s Bazar, Bangladesh ngày 24/3/2021.
Trẻ em nhận thức ăn từ các tổ chức phi chính phủ và tổ chức xã hội sau vụ hỏa hoạn tại một trại tị nạn ở Ukhia, Cox’s Bazar, Bangladesh ngày 24/3/2021.

Với các quốc gia nhỏ và đang phát triển như Việt Nam, hòa bình càng là điều kiện tiên quyết để không bị cuốn vào vòng xoáy địa chính trị hay bị biến thành “chiến địa” của các cường quốc. Đó là lý do vì sao việc kiên trì chính sách quốc phòng “bốn không” - không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực - trở nên ngày càng thiết yếu. Đây không chỉ là một cam kết chiến lược mà còn là biểu hiện sinh động cho bản lĩnh giữ vững độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia.

Nhìn rộng ra, hơn bao giờ hết, thế giới cần một “nền văn hóa hòa bình” - như tuyên bố của Đại hội đồng LHQ năm 1999 - trong đó giáo dục, truyền thông, phát triển bền vững, quyền con người và bình đẳng giới là những trụ cột không thể thiếu. Trong thế giới ấy, hòa bình không chỉ là sự vắng mặt của chiến tranh, mà còn là môi trường sống công bằng, nhân ái và ổn định cho các thế hệ tương lai.

Trong ngày 30/4 - ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, mỗi người dân Việt Nam càng có thêm trân trọng giá trị hòa bình. Đó không chỉ là thành quả thiêng liêng của bao thế hệ đã ngã xuống, mà còn là cam kết liên thế hệ mà chúng ta phải tiếp nối. Bởi nếu chiến tranh là bài học cay đắng, thì hòa bình chính là lời thề chung, là đích đến mà nhân loại không thể chối từ.

cand.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Phan Văn Giang tiếp Chủ nhiệm Chính trị các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba

Đại tướng Phan Văn Giang tiếp Chủ nhiệm Chính trị các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba

Ngày 2/5, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Trung tướng Víctor Leonardo Rojo Ramos, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ nhiệm Chính trị các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba, nhân dịp sang tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tinh gọn bộ máy: Những nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5/2025

Tinh gọn bộ máy: Những nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5/2025

Điểm hội tụ chiến lược sau 40 năm đổi mới đất nước đang đem đến cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cấp bách thực hiện quyết liệt cuộc cách mạng nhằm xây dựng hệ thống chính trị thật sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn Cách mạng mới.

Giữ bình yên nơi biên cương

Giữ bình yên nơi biên cương

Trung tuần tháng Tư, khi ánh nắng đầu hè cũng đủ để cháy rát lưng áo, chúng tôi có dịp trở lại Tả Gia Khâu - xã biên giới thuộc huyện Mường Khương, nơi được ví là “Trường Sa trên cạn”.

Vì lợi ích đoàn viên

Vì lợi ích đoàn viên

Trong những năm qua, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động luôn là nhiệm vụ trọng tâm được các cấp công đoàn tập trung triển khai theo chủ đề “Vì lợi ích đoàn viên” với nhiều hoạt động thiết thực, hướng đến đoàn viên, người lao động, nhất là lao động ở cơ sở, người lao động trực tiếp sản xuất.

Phát triển đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động vững mạnh

Phát triển đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động vững mạnh

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các cấp công đoàn trong tỉnh đã tham mưu, tổ chức thực hiện nhiều nội dung, góp phần xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động ngày càng vững mạnh.

Tuyến đường mang dấu ấn miền Nam thân yêu

Tuyến đường mang dấu ấn miền Nam thân yêu

Trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai luôn đau đáu tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”, “Hướng tới miền Nam thân yêu”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”... Ngày nay, vẫn tinh thần “Nam - Bắc một nhà”, kết nghĩa anh em ruột thịt, tỉnh Lào Cai đã đặt tên một số tuyến đường rất ý nghĩa, mang dấu ấn miền Nam thân yêu.

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai, hơn 100 hiện vật Trường Sơn - những kỷ vật vô giá, những dấu ấn của một thời chiến tranh gian khổ đang được lưu giữ cẩn thận. Những kỷ vật này được tiếp nhận từ Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam tại Lào Cai vào năm 2019.

Nhớ một thời hoa lửa

Nhớ một thời hoa lửa

Mỗi dịp 30/4 hằng năm, những thành viên hội đồng ngũ 1972 (nhập ngũ năm 1972) lại gặp mặt để ôn lại truyền thống, cùng nhau nhớ về những năm tháng không thể nào quên. Cuộc gặp năm nay diễn ra trong không khí cả nước đang rộn ràng chuẩn bị cho sự kiện đặc biệt - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tháng Tư Trường Sa

Tháng Tư Trường Sa

Tháng Tư, cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), trong tôi lại trào dâng kỷ niệm về những ngày tháng Tư năm 2024 khi được may mắn tham gia đoàn công tác thăm vùng biển, đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Đây cũng là dịp kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng Quần đảo Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2024).

Tự hào một dải non sông

Tự hào một dải non sông

Mỗi tháng 4 về trong nắng mới, khi sắc đỏ cờ hoa rực rỡ khắp phố phường, cũng là lúc lòng người Việt Nam lại trào dâng niềm tự hào thiêng liêng - niềm tự hào về một dải non sông liền mạch từ địa đầu Lũng Cú đến mũi Cà Mau, về một đất nước thống nhất từ 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử. Máu xương của bao thế hệ con dân đất Việt đã kết thành một dải gấm vóc không thể chia cắt!

Công tác chính trị, tư tưởng ở Lào Cai - hành trình sau 50 năm thống nhất đất nước

Công tác chính trị, tư tưởng ở Lào Cai - hành trình sau 50 năm thống nhất đất nước

Tròn 50 năm thống nhất đất nước, tỉnh Lào Cai tự hào nhìn lại chặng đường nửa thế kỷ xây dựng và phát triển dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng. Trong suốt hành trình đó, công tác chính trị, tư tưởng của Đảng bộ tỉnh luôn giữ vai trò mặt trận hàng đầu, góp phần tạo nên sự thống nhất về ý chí và hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong Nhân dân, đưa tỉnh Lào Cai vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng của khu vực vùng Trung du, miền núi phía Bắc.

Ngày 30/4 của những người lính biển

Ngày 30/4 của những người lính biển

Hòa cùng không khí tưng bừng của Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tại các đảo trên Quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1, các tàu trực trên biển và các đơn vị hải quân đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.

fb yt zl tw