Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do bão số 3

Ngày 15/9/2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định 984/QĐ - TTg hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Lào Cai.

Do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão, tỉnh Lào Cai đã thiệt hại rất nghiêm trọng về người, cơ sở hạ tầng của Nhà nước, Nhân dân

Cụ thể, hỗ trợ 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ổn định đời sống người dân.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về các nội dung, số liệu báo cáo và đề xuất.

Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai có trách nhiệm phân bổ cụ thể và sử dụng số kinh phí được bổ sung nêu trên bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan, đúng mục đích sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí, tiêu cực; sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ cùng với nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để kịp thời khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

* Do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão từ đêm 07/9 đến 12/9/2024, trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to trên diện rộng; ngập sâu, lũ quét, sạt lở gây thiệt hại rất nghiêm trọng về người, cơ sở hạ tầng của Nhà nước, Nhân dân.

Theo báo cáo của Văn Phòng thường trực PCTT&TKCN tỉnh Lào Cai, tính đến 12h ngày 14/09/2024, toàn tỉnh có 256 người thiệt mạng, mất tích và bị thương, trong đó: 113 người thiệt mạng (Sa Pa 09; Văn Bàn 02; Bắc Hà 21; Si Ma Cai 07; Bát Xát 14; Bảo Yên 60); 59 người bị mất tích (Bát Xát 03; Bắc Hà 13; Bảo Yên 43); 84 người bị thương (thị xã Sa Pa 17; Bát Xát 10, Bắc Hà 17; Si Ma Cai 10; Bảo Yên 30).

Toàn tỉnh có 12.364 nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi,...:, trong đó (thiệt hại hoàn toàn >70%: 809 nhà; thiệt hại rất nặng 50-70%: 586 nhà; thiệt hại nặng 30-50%: 2.681 nhà; thiệt hại 1 phần <30%: 2.097 nhà). Ngoài ra, nhà hư hỏng công trình phụ trợ 608 nhà.

Đến 12 giờ ngày 14/09/2024 còn 88 thôn/21 xã bị cô lập, người dân chưa đi lại được do ngập lụt, sạt lở đường giao thông.

Sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề: 3.199,15 ha lúa bị thiệt hại; 1.536,1 ha ngô, hoa màu bị thiệt hại; cây trồng hàng năm khác (sắn, đao giềng…): 138,62 ha; Cây cảnh bị thiệt hại: 650 chậu địa lan và 84 cây cảnh các loại và 0,35ha hoa Ly tại thị xã Sa Pa. Diện tích cây ăn quả, cây lâu năm bị thiệt hại: 70,5 ha; diện tích chuối bị gãy đổ: 11,8 ha; diện tích cây lâm nghiệp bị thiệt hại: 316,14 ha; diện tích cây công nghiệp, dược liệu bị thiệt hại: 16,15 ha; cây giống nông nghiệp thiệt hại: 45.000 cây chuối và 400.000 cây quế.

322,65 ha thủy sản và 800m3 cá nước ngọt bị thiệt hại; cá thương phẩm bị chết, lũ cuốn trôi do vỡ ao, bể: 91,03 tấn và 449.000 con cá giống tại thị xã Sa Pa.

Tổng số 33.821 con (trâu, bò, ngựa bị chết 99 con; lợn, dê, cừu: 2.372 con; gia cầm bị chết 31.350 con). Chuồng trại chăn nuôi bị hư hỏng: 229 cái.

Thiệt hại về cơ sở hạ tầng: Quốc lộ: 4, 4D, 4E, 279: Sạt ta luy dương 479 vị trí, khối lượng sạt 192.222 m3; sạt ta luy âm 43 vị trí, chiều dài 1.363m; 28 vị trí hư hỏng mặt đường với diện tích 6.693m2; đất bùn tràn mặt đường, rãnh dọc 15.992m3...; gây ách tắc 71 vị trí; đến nay đã khắc phục 68 vị trí, còn lại 03 vị trí đang tiếp tục xử lý đảm bảo giao thông bước 1. Tỉnh lộ: 151-162 sạt ta luy dương 536 vị trí, khối lượng sạt 612.543m3; sạt ta luy âm 50 vị trí, chiều dài 3.270m; hư hỏng mặt đường 23 vị trí với diện tích 7.882m2; bùn tràn mặt đường, rãnh dọc 31.547m3; 9/9 điểm ách tắc đang tiếp tục xử lý đảm bảo giao thông. Đường do huyện, xã quản lý: bị sạt lở, hư hỏng 916 tuyến, sạt ta luy dương 1.921 vị trí, khối lượng sạt 549.709m3, sạt ta luy âm 176 vị trí, chiều dài 136.222m; ngập úng cục bộ, ách tắc 619 điểm; đến nay còn 79 điểm ách tắc. Hiện nay các địa phương đang tiếp tục khắc phục.

Tổng số 149 công trình thủy lợi bị thiệt hai (Văn Bàn 44, thành phố Lào Cai 8, Bảo Yên 18, Bảo Thắng 4, thị xã Sa Pa 10; Bắc Hà 17, Bát Xát 19, Mường Khương 5; Si Ma Cai 14).

Ước thiệt hại ban đầu trên 3.235 tỷ đồng.

Báo Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Theo đặc phái viên TTXVN, vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu, cùng đoàn đại biểu cấp cao của Bỉ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

fb yt zl tw