Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Hiệu quả từ hoạt động ủy thác vốn vay tín dụng chính sách

Hiệu quả từ hoạt động ủy thác vốn vay tín dụng chính sách

Thời gian qua, hoạt động ủy thác vốn vay giữa Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh phát huy hiệu quả, góp phần tiếp sức cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

5.jpg

Thôn Sín Chải, xã Trung Chải (thị xã Sa Pa) có 40 hộ dân tộc Mông sinh sống, kinh tế của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Trước đây, do thiếu vốn nên người dân chủ yếu sản xuất manh mún, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Từ khi được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH, đời sống của nhiều hộ đã được cải thiện.

Ông Chảo Dào Chòi, ở thôn Sín Chải tâm sự: Trước đây do không có vốn đầu tư triển sản xuất nên cuộc sống gia đình tôi rất khó khăn. Từ khi được Hội Nông dân xã bảo lãnh vay 100 triệu đồng với lãi suất ưu đãi, gia đình tôi đầu tư cải tạo bể, mua con giống cá tầm về nuôi. Nhờ đó, gia đình có thu nhập ổn định và ngày càng mở rộng quy mô chăn nuôi.

3.jpg

Hiện với 3 bể cá, mỗi năm gia đình ông Chòi nuôi gần 5.000 con cá tầm, đem lại nguồn thu hơn 300 triệu đồng. Cũng nhờ đó mà gia đình ông có điều kiện nuôi các con ăn học, sắm sửa các vật dụng phục vụ cuộc sống.

Không chỉ gia đình ông Chảo Dào Chòi, những năm qua, hàng nghìn hộ trên địa bàn tỉnh đã được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống gia đình. Điều này có được là nhờ hoạt động ủy thác cho vay của Ngân hàng CSXH với các tổ chức chính trị - xã hội.

Các tổ chức chính trị - xã hội với mạng lưới từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, thôn, tổ dân phố đảm nhận các công đoạn từ tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi đến thành lập tổ tiết kiệm và vay vốn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát hoạt động của tổ, hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng hạn.

2.jpg

Ngân hàng CSXH tỉnh đang phối hợp với các cấp hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên trong tỉnh để thực hiện ủy thác cho vay vốn. Tính đến cuối tháng 8/2024, dư nợ ủy thác toàn tỉnh đạt hơn 4.709 tỷ đồng, chiếm 99,92% tổng dư nợ, tăng hơn 311 tỷ đồng so với năm 2023; có hơn 79.000 khách hàng đang vay vốn, 2.068 tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động. Để hoạt động ủy thác đạt hiệu quả, Ngân hàng CSXH cùng các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đã phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về tín dụng chính sách ưu đãi, các chương trình tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Ông Bùi Quang Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Hiện tổng dư nợ ủy thác qua các cấp hội nông dân tỉnh đạt gần 1.204 tỷ đồng, chiếm 25,6% tổng dư nợ ủy thác của Ngân hàng CSXH, qua 523 tổ tiết kiệm và vay vốn, với hơn 1.500 hội viên đang được vay vốn. Việc thực hiện tốt những nội dung công việc nhận ủy thác nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ góp phần chuyển tải vốn nhanh chóng, thuận tiện đến hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, mà còn có tác động lớn tới công tác tuyên truyền, tập hợp hội viên nông dân, giúp ngày càng nhiều hội viên tiếp cận nguồn vốn chính sách để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và khẳng định vai trò của nông dân trong công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

4.jpg

Đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã “phủ sóng” đến 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh và được giải ngân ngay tại các điểm giao dịch xã, phường, thị trấn. Việc thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, tổ dân phố đã giúp hộ nghèo, các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH thuận lợi, nhanh chóng.

Từ đầu năm đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đã giải ngân cho hơn 19.250 hộ nghèo, 11.534 hộ cận nghèo và 3.889 hộ mới thoát nghèo vay vốn phát triển kinh tế; hỗ trợ tạo việc làm cho 15.819 lao động; giúp hơn 399 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục học tập; hơn 12.769 hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh; 17.358 gia đình vay vốn để xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; 2.459 gia đình tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên được vay vốn theo Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐND; 302 khách hàng vay vốn để xây dựng, cải tạo nhà ở, mua nhà ở theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ...

Ông Đỗ Ngọc Long, Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Lào Cai cho biết: Các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy thế mạnh trong việc tập hợp lực lượng, bình xét, quản lý, đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi của các đối tượng thụ hưởng. Ngân hàng CSXH tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện các bước trong quy trình chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác. Ngân hàng CSXH thường xuyên củng cố, kiện toàn, đảm bảo chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn, đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các tổ về các chương trình tín dụng ưu đãi và quy trình thủ tục vay vốn.

6.jpg

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngành lâm nghiệp khẩn trương khôi phục sản xuất sau bão lũ

Ngành lâm nghiệp khẩn trương khôi phục sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 kèm theo mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề tại một số địa phương, trong đó, sản xuất lâm nghiệp cũng chịu những thiệt hại đáng kể, hàng trăm nghìn ha diện tích rừng bị gãy đổ, một số nơi bị sạt lở mất rừng. Nhiều cơ sở chế biến lâm sản bị đình đốn do thiếu nguyên liệu, nhà xưởng, máy móc bị thiên tai tàn phá. Đến nay, các địa phương có rừng đang từng bước chủ động sản xuất, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai…

Đường sắt tốc độ cao mở ra không gian phát triển mới cho hành lang Bắc - Nam

Đường sắt tốc độ cao mở ra không gian phát triển mới cho hành lang Bắc - Nam

Trục Bắc - Nam là hành lang phát triển quan trọng nhất cả nước, đi qua 20 tỉnh, thành phố, kết nối 2 cực tăng trưởng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các đô thị lớn, khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ quan trọng, đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm nội địa (GDP) nước ta. Việc xây dựng đường sắt tốc độ cao sẽ góp phần tái cơ cấu không gian hành lang theo hướng bền vững, tạo ra động lực lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương, các vùng và cả nước.

Đoàn công tác liên ngành của Trung ương khảo sát tình hình phát triển đô thị Phố Lu theo tiêu chí đô thị loại IV

Đoàn công tác liên ngành của Trung ương khảo sát tình hình phát triển đô thị Phố Lu theo tiêu chí đô thị loại IV

Ngày 24/9, Đoàn công tác liên ngành của Trung ương gồm cán bộ các cục, vụ liên quan thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Quốc hội đã khảo sát tình hình phát triển đô thị Phố Lu (huyện Bảo Thắng) theo tiêu chí đô thị loại IV. Đồng chí Lê Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) làm Trưởng đoàn.

Nỗ lực khắc phục sạt lở trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai

Nỗ lực khắc phục sạt lở trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai

Đường sắt là 1 trong 3 loại hình vận tải hàng hóa, hành khách quan trọng của tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mưa lũ, hạ tầng giao thông đường sắt, đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện công tác khắc phục đang được các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai quyết liệt để sớm đưa hoạt động vận tải đường sắt Hà Nội - Lào Cai trở lại bình thường.

Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Kỷ niệm 66 năm ngày truyền thống Công ty Điện lực Lào Cai (24/9/1958-24/9/2024): Vượt suối, băng rừng đưa dòng điện sáng muôn nơi

Hình ảnh những người thợ điện Lào Cai vượt suối, băng rừng, lội bùn, không quản hiểm nguy đưa dòng điện tỏa sáng, giúp người dân từng bước khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống trong những ngày mưa lũ vừa qua là những đóa hoa đẹp nhất dâng lên Bác Hồ kính yêu đúng dịp kỷ niệm 66 năm ngày Bác Hồ về thăm Nhà máy Điện Lào Cai và truyền thống Công ty Điện lực Lào Cai (24/9/1958 - 24/9/2024).

[Infographic] Hướng dẫn xử lý các vùng đất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão lũ

[Infographic] Hướng dẫn xử lý các vùng đất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão lũ

Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, tỉnh Lào Cai có hơn 4.500 ha cây trồng hằng năm bị thiệt hại, trong đó nhiều diện tích bị vùi lấp bởi lớp bùn dày. Nhằm sớm khôi phục sản xuất, ngành nông nghiệp hướng dẫn người dân biện pháp xử lý các vùng đất để sớm triển khai trồng cây phù hợp.

Cấp hơn 15.600 lít hóa chất và chế phẩm sinh học khử trùng môi trường chăn nuôi

Cấp hơn 15.600 lít hóa chất và chế phẩm sinh học khử trùng môi trường chăn nuôi

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh vừa cấp 15.635 lít hóa chất, chế phẩm sinh học và một số thuốc bổ cho vật nuôi cho trạm thú y các địa phương để khử trùng môi trường chăn nuôi, khôi phục sản xuất sau mưa bão và thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt II năm 2024.

Triển khai hỗ trợ về miễn giảm, thuế cho đối tượng bị tổn thất do bão lũ

Triển khai hỗ trợ về miễn giảm, thuế cho đối tượng bị tổn thất do bão lũ

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 92 ngày 10/9/2024, về việc tập trung khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ sau bão, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 4062, gửi 26 tỉnh, thành phố, hướng dẫn người nộp thuế thực hiện các chính sách về quy định pháp luật miễn, giảm, gia hạn thuế.

Cả làng hối hả đi cứu na

Cả làng hối hả đi cứu na

Thôn Báu, xã Thái Niên là vựa na trồng trên đất bãi bồi lớn nhất huyện Bảo Thắng. Thôn có khoảng 25 ha, hơn nửa số đó đã đến tuổi cho thu hoạch. Đợt lũ lịch sử vừa qua nhấn chìm toàn bộ diện tích na trồng trên đất bãi bồi trong 4 ngày, nước lên cao đến mức cây na 15 - 20 năm tuổi vẫn bị ngập không thấy ngọn. Chờ con nước rút, đất phù sa mới bồi se, nứt như bát men rạn thì người trồng na thôn Báu đua nhau ra bãi bồi đào, khơi đất ở gốc để na thoát nguy cơ thối rễ.

fbytzltw