Hàn Quốc phát triển hệ thống giám sát chống ma túy bằng AI

Hệ thống giám sát bằng AI theo sáng kiến của MFDS sẽ tự động phát hiện và đánh giá các bài đăng liên quan đến ma túy trên nhiều nền tảng trực tuyến khác nhau, bao gồm cả mạng xã hội.

Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) ngày 12/1 cho hay chính phủ nước này sẽ thiết lập một hệ thống giám sát trực tuyến dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) trong năm nay để nâng cao hiệu quả giám sát và chống buôn bán ma túy bất hợp pháp.

MFDS có kế hoạch phân bổ khoảng 375 triệu won (khoảng 285.000 USD) trong năm nay để phát triển các thuật toán hữu hiệu giúp nhận diện các quảng cáo gây hiểu lầm, ngăn chặn các tìm kiếm trực tuyến về ma túy và thiết lập một hệ thống có khả năng tự động gửi yêu cầu chặn quảng cáo hoặc bài đăng bán hàng đến các tổ chức có liên quan.

Hệ thống giám sát bằng AI theo sáng kiến của MFDS sẽ tự động phát hiện và đánh giá các bài đăng liên quan đến ma túy trên nhiều nền tảng trực tuyến khác nhau, bao gồm cả mạng xã hội.

Gần đây, sự đa dạng trong các hoạt động bán hàng trực tuyến đã dẫn đến việc gia tăng các quảng cáo sai sự thật và phóng đại về các loại mặt hàng cũng như bán ma túy trá hình.

Điều này đòi hỏi phải có một hệ thống giám sát có khả năng ngăn chặn nhanh chóng hoạt động phân phối ma túy, khi ngày càng có nhiều thanh thiếu niên tiếp xúc với các chất cấm bất hợp pháp thông qua mạng xã hội.

Các chuyên gia tại Hàn Quốc nhìn nhận sáng kiến này một cách tích cực, coi đây là bước đi cần thiết trong việc kiểm soát buôn bán và phân phối ma túy.

Cho Sung-nam, Giám đốc Bệnh viện Pháp y Quốc gia Hàn Quốc, tin rằng việc sàng lọc mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến thông qua hệ thống AI sẽ giúp thu hẹp phạm vi người bán và hỗ trợ ngăn chặn, trừng phạt những kẻ buôn bán ma túy.

Theo thống kê của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc (NPA), số vụ bắt giữ liên quan đến ma túy tăng 38,5% so với năm 2022. Đáng chú ý, các cá nhân từ 13-39 tuổi chiếm 57,6% tổng số vụ bị bắt giữ.

Việc các giao dịch được thực hiện một cách dễ dàng và phổ biến trên các nền tảng xã hội và Internet đã tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động phạm tội về ma túy.

Trong năm 2023, số người phạm tội ma túy trên mạng tăng 41,1% so với năm 2022, lên 4.362 người. Kể từ năm 2022, hơn 2.000 người đã bị bắt vì liên quan đến các giao dịch ma túy thực hiện trên web đen và bằng tài sản ảo.

vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

Oman - Sứ giả hòa bình

Oman - Sứ giả hòa bình

Những ngày qua, thế giới ghi nhận tín hiệu tích cực khi nhiều điểm nóng được xoa dịu. Cùng với nỗ lực xuống thang căng thẳng của các bên liên quan, phải kể đến vai trò của những nước trung gian hòa giải, làm cầu nối cho đối thoại, trong đó có Oman, quốc gia được mệnh danh là “sứ giả" hòa bình.

fb yt zl tw