Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Hai lần về với Điện Biên

Hai lần về với Điện Biên

Tháng 5/2024, Nhân dân cả nước hướng về ngày kỷ niệm quan trọng của đất nước tròn 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024), buộc thực dân Pháp ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chế độ cai trị tại Việt Nam nói riêng, Đông Dương nói chung.

Ngay từ trung tuần tháng 4, Ban Biên tập Báo Lào Cai đã cử nhóm phóng viên lên đường tới thành phố Điện Biên Phủ để tuyên truyền cho sự kiện lớn của đất nước. Đây là lần thứ 2 sau 10 năm tôi có dịp trở lại Điện Biên tác nghiệp với rất nhiều cảm xúc.

Nhớ lại cách đây tròn 10 năm, tôi cùng nhà báo Mã Anh Lâm được Ban Biên tập Báo Lào Cai tin tưởng giao nhiệm vụ sang thành phố Điện Biên Phủ trực tiếp tác nghiệp Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là lễ kỷ niệm quy mô lớn và quan trọng, có nhiều lãnh đạo Đảng và Nhà nước dự, quy tụ nhiều phóng viên, nhà báo từ Trung ương và khắp các tỉnh thành đến tác nghiệp, nên nhiệm vụ được giao vừa là vinh dự, vừa đặt ra nhiều thử thách đối với tôi.

2.jpg

Ngày đó phương tiện đi lại còn hạn chế, chặng đường từ Lào Cai sang thành phố Điện Biên Phủ không ít khó khăn. Để chủ động trong việc đi lại, nhà báo Mã Anh Lâm đề xuất hai anh em thuê ô tô tự lái sang Điện Biên tác nghiệp. Giữa cái nắng tháng 5, hai anh em vượt bao cung đèo hiểm trở bậc nhất Tây Bắc để đến thành phố Điện Biên Phủ.

Chuỗi sự kiện diễn ra liên tục, công việc viết tin, bài rất bận rộn. Mặc dù vậy, hai anh em vẫn hoàn thành sớm các tin, bài, ảnh để gửi về tòa soạn. Thở phào nhẹ nhõm sau khi hoàn thành nhiệm vụ quan trọng, trên đường về hai anh em tạt vào một quán ăn bên bờ sông Đà thưởng thức món cá lăng, cá anh vũ, những đặc sản mà trước đây chỉ được đọc trong tùy bút sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân. Nhớ nhất là xe đi xuyên đêm về đến Sa Pa thì đã gần sáng, con đường dốc quanh co chìm nghỉm giữa biển sương dày đặc, cứ dò dẫm đi trong sương mù để về thành phố Lào Cai. Sau chuyến tác nghiệp đó, nhóm phóng viên được Ban Biên tập thưởng nóng vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

4.jpg
5.jpg

Chuyến tác nghiệp lần này tới Điện Biên Phủ lại là một hành trình mới, bởi chúng tôi thực hiện loạt ký sự đặc biệt theo chân những chiến sĩ Điện Biên, những dân công hỏa tuyến năm xưa từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát. Trước đó, khi xây dựng đề cương cho loạt bài, phải rất khó khăn chúng tôi mới tìm lại được con đường năm xưa các chiến sĩ từ Lào Cai hành quân, tiếp vận đến Điện Biên. Hành trình kéo dài suốt 1 tuần, nhà báo Nguyễn Đức Hoàng, Phó Tổng Biên tập Báo Lào Cai đồng hành với 3 phóng viên đi qua nhiều địa danh có những nhân vật đóng góp cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ Lào Cai chúng tôi đến Tam Đường, Than Uyên, thị xã Mường Lay (tỉnh Lai Châu), thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái), huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn (tỉnh Sơn La) sang thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

3.jpg

Thật xúc động khi đến mỗi địa danh, mỗi di tích lịch sử chúng tôi dừng lại đều được nghe những nữ dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa kể về những năm tháng gian lao, vất vả mà hào hùng. Các cụ đều là những nhân chứng lịch sử của một thời hoa lửa, tuổi mười tám, đôi mươi lên đường tham gia kháng chiến, đến nay đều đã ngoài 90 tuổi. Hơn 70 năm trôi qua, có những kỷ niệm các cụ còn nhớ, có những ký ức đã phai mờ theo năm tháng, nhưng cảm xúc và nghĩa tình, nỗi nhớ đồng đội xưa thì vẫn vẹn nguyên.

6.jpg

Đặc biệt, hành trình đến với Điện Biên lần này tôi cảm nhận biết bao đổi thay nơi những cung đèo 10 năm trước đã đi qua: Đèo Khau Co, đèo Khau Phạ, đèo Lũng Lô, đèo Chẹn, ngã ba Cò Nòi… Những vùng đất thấm máu xương bao chiến sĩ năm xưa giờ phát huy tinh thần Điện Biên Phủ, Nhân dân xây dựng cuộc sống thêm ấm no. Đến mảnh đất Mường Phăng nơi đặt Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa, tôi thêm một lần nữa được phỏng vấn những du khách người Pháp thể hiện sự ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và quân dân Việt Nam anh hùng, vũ khí thô sơ mà đánh thắng đội quân hùng hậu của tướng Đờ - Cát, làm nên chiến thắng vĩ đại khiến cả thế giới phải nể phục.

Sau hành trình đến Điện Biên Phủ, trở về Lào Cai, tư liệu ghi chép đã đầy cuốn sổ, những hình ảnh, video đầy ắp trong thẻ nhớ máy ảnh, điện thoại, nhóm phóng viên gấp rút hoàn thành các bài viết để kịp xuất bản loạt ký sự tuyên truyền cho kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhà báo Đinh Cao Cường, Trưởng Phòng Xây dựng Đảng - Nội chính bảo, đây là lần đầu tiên trên Báo Lào Cai đăng trên 30 tác phẩm tuyên truyền về chiến thắng Điện Biên Phủ, trong đó có loạt ký sự 13 kỳ “Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát”, cùng các bài ghi chép, phóng sự ảnh, review….đăng trên các ấn phẩm, fanpage của Báo Lào Cai, thu hút nhiều bạn đọc quan tâm.

8.jpg

Hai lần đến với Điện Biên Phủ tác nghiệp về dấu son lịch sử của dân tộc để lại trong tôi vô vàn cảm xúc, hiểu hơn và trân trọng hơn những hy sinh xương máu của cha ông và như được tiếp thêm tinh thần, hào khí chiến sĩ Điện Biên năm xưa, cống hiến sức trẻ xây dựng Tổ quốc hôm nay.

Trình bày: Hoàng Thu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw