Góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường

Luôn là một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm, Việt Nam để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong tiến trình phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

Năm 2025 đánh dấu 10 năm xây dựng Cộng đồng ASEAN và 30 năm Việt Nam gia nhập "mái nhà chung". Những cột mốc quan trọng này là dịp để Việt Nam nhìn lại chặng đường đã qua, đồng thời tiếp tục góp phần định hướng con đường phát triển của ASEAN trong giai đoạn tới.

logo-cong-dong-asean-5862-8462.jpg

Kể từ khi trở thành thành viên của ASEAN đến nay, Việt Nam đã có nhiều sáng kiến và đóng góp quan trọng góp phần giữ vững các mục tiêu, nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, góp phần củng cố vai trò trung tâm của ASEAN đối với hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Trong Năm Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã đưa ra các sáng kiến, như mở rộng thành viên của Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và lần đầu tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+). Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam, trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020 đã đề xuất, đi đầu trong việc hình thành phương thức hoạt động mới là họp trực tuyến nhằm thích ứng thách thức đặt ra.

Tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp và khó lường, trong đó cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gia tăng, bất ổn an ninh tiếp diễn tại nhiều điểm nóng và các thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng trầm trọng.

Bối cảnh này đòi hỏi sự đánh giá kỹ lưỡng những cơ hội và thách thức trong tương lai nhằm bảo đảm vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực.

Trên cơ sở đó, sáng kiến tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) được Thủ tướng Phạm Minh Chính công bố nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Thủ đô Jakarta của Indonesia tháng 9/2023. Diễn ra lần đầu tại Hà Nội ngày 23/4/2024, AFF đã nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của các nước thành viên và đối tác của ASEAN. Thành công của AFF 2024 tạo đà để Việt Nam tiếp tục tổ chức diễn đàn.

Năm 2025 được xem là thời điểm để ASEAN chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới. Đoàn kết nội khối và năng lực tự cường được nhận định là hai yếu tố quyết định đối với vai trò trung tâm của Hiệp hội và kết quả của tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

Năm nay cũng là dịp để Việt Nam điểm lại những thành quả đạt được và trao đổi về hướng tham gia ASEAN trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, Việt Nam sẽ tổ chức AFF 2025 với chủ đề "Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động". Trong đó, thành tố "bao trùm" thể hiện sự đồng điệu với chủ đề của Năm Chủ tịch ASEAN 2025 của Malaysia là "Bao trùm và Bền vững". Thành tố "trong một thế giới biến động" thể hiện khái quát nhất tình hình thế giới hiện nay. Chủ đề này khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường, đồng thời thể hiện được vị trí, tầm vóc của Hiệp hội.

Diễn đàn là cơ hội để các lãnh đạo, đại diện các nước thành viên và đối tác của ASEAN, đại diện các tổ chức khu vực và quốc tế, chuyên gia, học giả, doanh nghiệp... trao đổi và thúc đẩy hợp tác, cũng như thảo luận về các giải pháp cho những vấn đề chung của khu vực và toàn cầu.

AFF 2025 tập trung vào những nội dung chính là các xu hướng lớn tác động tới ASEAN và thế giới; củng cố các nguyên tắc nền tảng của ASEAN nhằm ứng phó thách thức trong tương lai; hợp tác tiểu vùng để thúc đẩy năng lực tự cường và phát triển bền vững; quản trị các công nghệ mới nổi; vai trò gắn kết và thúc đẩy hòa bình của ASEAN trong một thế giới đang phân mảnh.

Tại cuộc họp báo quốc tế thông tin về AFF 2025, ông Trịnh Minh Mạnh, quyền Viện trưởng Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao bày tỏ hy vọng, diễn đàn sẽ là nguồn ý tưởng và sáng kiến cho ASEAN, bổ trợ cho các trao đổi của Hiệp hội tại kênh chính thức, đóng góp vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Nhấn mạnh rằng, AFF 2025 thể hiện sự trưởng thành của Việt Nam trong ASEAN, ông Mạnh nêu rõ, Việt Nam ngày càng đóng góp tích cực vào công việc chung của Hiệp hội với các sáng kiến cụ thể, thiết thực.

Việc chủ trì tổ chức AFF 2025 thể hiện mạnh mẽ thông điệp về một Việt Nam tham gia chủ động, tích cực và đóng góp trách nhiệm cùng các nước thành viên củng cố vai trò trung tâm và phát huy tiếng nói của ASEAN đối với hòa bình, ổn định và phát triển. Điều này cũng góp phần bảo đảm lợi ích quốc gia-dân tộc, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đạp xe đi làm - hướng đi xanh của Hàn Quốc

Đạp xe đi làm - hướng đi xanh của Hàn Quốc

Đạp xe đi làm, theo dõi hành trình, tích điểm và có cơ hội chiến thắng, đồng thời chung tay chống biến đổi khí hậu – đây là ý tưởng đơn giản nhưng hiệu quả của “Thử thách Đạp xe đi làm” đầu tiên tại Hàn Quốc.

Giá gạo Nhật Bản lại 'phi mã' - Tốc độ tăng CPI lần đầu chậm lại sau 4 tháng

Giá gạo Nhật Bản lại 'phi mã' - Tốc độ tăng CPI lần đầu chậm lại sau 4 tháng

Theo số liệu chính thức công bố ngày 18/7, giá gạo tại Nhật Bản trong tháng 6 vừa qua đã tăng vọt 99,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một con số đáng báo động, tiếp tục gây thêm áp lực đối với Thủ tướng Shigeru Ishiba khi cuộc bầu cử Thượng viện dự kiến diễn ra vào cuối tuần này.

Bỉ: Brussels hướng tới tương lai không khói xe

Bỉ: Brussels hướng tới tương lai không khói xe

Trong nỗ lực cải thiện chất lượng không khí đô thị, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ứng phó với biến đổi khí hậu, chính quyền vùng Brussels (Bỉ) đang tiếp tục triển khai lộ trình mở rộng Khu vực Phát thải thấp (LEZ – Low Emission Zone).

Chim cánh cụt có kỹ năng xác định dòng nước tinh vi vượt xa con người

Chim cánh cụt có kỹ năng xác định dòng nước tinh vi vượt xa con người

Khác với con người hay nhiều loài vật cần mốc thị giác để cảm nhận dòng chảy, chim cánh cụt Magellan có khả năng “đọc” dòng nước giữa đại dương mênh mông nơi hoàn toàn không có điểm tựa. Khi dòng chảy đại dương mạnh lên, chim cánh cụt Magellan sẽ thay đổi chiến thuật di chuyển để tiết kiệm năng lượng, thay vì bơi ngược dòng một cách tốn sức.

Trung Quốc siết chặt chế độ lái một bàn đạp trên ô tô điện vì an toàn

Trung Quốc siết chặt chế độ lái một bàn đạp trên ô tô điện vì an toàn

Chế độ lái một bàn đạp đã trở thành đặc trưng của xe điện (EV), cho phép người lái điều khiển tốc độ và thậm chí dừng xe chỉ bằng bàn đạp ga. Thao tác này giúp tái tạo năng lượng hiệu quả và được nhiều tài xế EV ưa chuộng. Tuy nhiên, một động thái mới từ các cơ quan quản lý Trung Quốc đang gây xôn xao toàn cầu, đặt ra câu hỏi về tương lai của tính năng này.

fb yt zl tw