Giúp dân xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn

Những người lính mang quân hàm xanh trên biên giới Lào Cai bằng trái tim nhân hậu và tinh thần trách nhiệm đã và đang triển khai thực hiện những chương trình, mô hình, phần việc thiết thực để góp phần giúp đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở nơi biên cương Tổ quốc.

Ngựa bạch là loài vật nuôi có khả năng mang lại hiệu quả cao cho đồng bào DTTS.
Ngựa bạch là loài vật nuôi có khả năng mang lại hiệu quả cao cho đồng bào DTTS.

Si Ma Cai là huyện biên giới, cách trung tâm tỉnh Lào Cai 100km, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) của huyện lên tới 95%. Huyện nằm trên độ cao trung bình từ 1.200 đến 1.800m. Do ảnh hưởng của địa hình núi cao nên diễn biến khí hậu khá phức tạp, tác động không nhỏ đến đời sống và sản xuất của đồng bào các dân tộc nơi đây. Chính vì thế, hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Si Ma Cai vẫn còn 40,74%, là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh Lào Cai. Trong tình hình đó, giúp dân phát triển kinh tế - xã hội để yên tâm trở thành những “cột mốc sống” bảo vệ chủ quyền biên giới là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị, trong đó có BĐBP.

Một trong những vật nuôi truyền thống ở huyện biên cương này là ngựa, song số lượng hạn chế so với các loại gia súc khác. Toàn huyện chỉ có khoảng 500 con, phần nhiều trong số đó là ngựa đen, ngựa đỏ, số lượng ngựa bạch ít, chỉ khoảng 100 con. Nhận thấy những lợi ích lớn của việc phát triển chăn nuôi ngựa bạch và với mong muốn tạo ra một mô hình mẫu để đồng bào các DTTS chứng kiến và nghiên cứu làm theo, Đồn Biên phòng Si Ma Cai, BĐBP Lào Cai đã thí điểm việc nuôi ngựa bạch.

Những người có thâm niên lâu năm chăn nuôi ngựa ở Lào Cai cho biết, ngựa là loài vật dễ nuôi, thức ăn chủ yếu chỉ là cỏ, chuối, cây ngô và cám công nghiệp. So với bò, ngựa cũng ăn ít hơn, mỗi ngày chỉ 2 lần ăn, mỗi lần khoảng 5kg cỏ. Hơn nữa, ngựa ít bị bệnh tật. Còn so trong loài thì ngựa bạch càng quý hơn ngựa đen, ngựa đỏ. Ngựa bạch có thuộc tính hiền, rất dễ nuôi. Thịt ngựa bạch ngọt, mềm hơn thịt ngựa đen, ngựa đỏ. Xương ngựa bạch còn có thể nấu cao. Cao xương ngựa bạch cho chất lượng tốt, có tác dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân xương cơ, có tác dụng điều trị đặc trưng với một số bệnh lý cụ thể như viêm khớp, bệnh cột sống thắt lưng, bệnh hen phế quản, bổ dưỡng cho trẻ còi xương, bệnh tiểu đường...

Lợi ích nhiều là thế, nhưng việc phát triển đàn ngựa bạch không đơn giản. Nguyên nhân là càng quý thì giá giống càng cao, đòi hỏi người chăn nuôi phải có nguồn vốn lớn. Một con ngựa bạch giống hiện giờ có giá tới 30 triệu đồng. Vậy nên, không dễ để đồng bào DTTS ở một huyện nghèo còn dựa chủ yếu vào trợ cấp từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh như Si Ma Cai có thể mở rộng đàn.

Thực hiện ý tưởng này, những diện tích đất trống xung quanh Đồn Biên phòng Si Ma Cai được tận dụng để trồng cỏ voi cung cấp thức ăn cho đàn ngựa bạch nuôi nhốt trong chuồng. Gắn bó, chăm sóc đàn ngựa bạch một thời gian, Đại uý Sùng A Trơ, cán bộ đơn vị nhận xét, nuôi ngựa bạch khá dễ, ngoài đảm bảo thức ăn, chỉ cần thường xuyên theo dõi, lúc nào chúng có biểu hiện đau ốm thì báo cho cán bộ thú y tới khám.

Đàn ngựa nhốt được các chiến sĩ Biên phòng cung cấp thức ăn đầy đủ nên sinh trưởng và phát triển tốt. Sau 5 năm, từ 4 con ban đầu, nay đồn đã có 9 con. Giá thành ngựa bạch trưởng thành (khoảng 4 - 5 tuổi) đủ điều kiện nấu cao rất cao, khoảng 200 triệu đồng một con, cao gấp 6 - 7 lần giá thành một con ngựa giống và cao hơn nhiều giá các loại gia súc khác mấy năm nay thường biến động theo xu hướng xuống thấp.

Trung tá Phạm Đức Hậu, Chính trị viên Đồn Biên phòng Si Ma Cai cho biết: "Trước đây, người dân quanh vùng đã có truyền thống nuôi ngựa đen nhưng hiệu quả không cao bằng nuôi ngựa bạch. Vì vậy, đồn mong muốn, thông qua mô hình này sẽ giúp người dân vùng biên quan sát, học hỏi, ứng dụng nhằm tạo sinh kế mới, tăng thu nhập, đồng thời góp phần nhân đàn giống ngựa quý".

Những việc làm của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Si Ma Cai là minh chứng cho sự vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn hệ thống chính trị trong việc thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025. Trong đề án này, tỉnh Lào Cai đặt vấn đề phát huy kiến thức bản địa để tạo ra các sản phẩm vùng miền, đặc hữu, gắn với du lịch, sản phẩm OCOP và chuỗi giá trị.

Cán bộ Đồn Biên phòng Si Ma Cai luôn gần gũi, gắn bó, giúp đỡ đồng bào DTTS trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.
Cán bộ Đồn Biên phòng Si Ma Cai luôn gần gũi, gắn bó, giúp đỡ đồng bào DTTS trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, chuyển đổi mạnh hình thức phát triển chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, phát huy lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, từng vùng để chăn nuôi những vật nuôi đặc sản, các giống bản địa có giá trị kinh tế cao; phấn đấu tổng đàn gia súc đạt 695.000 con, tổng sản lượng thịt hơi đạt 68.500 tấn. Riêng đàn ngựa sẽ giữ ổn định ở mức 7.000 con. Giúp dân phát triển kinh tế, 4 năm qua, Đồn Biên phòng Si Ma Cai đã hỗ trợ 12 hộ nghèo về cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện để bà con có sinh kế, vươn lên thoát nghèo bền vững, yên tâm bám trụ biên cương.

Bên cạnh giúp dân làm kinh tế, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Si Ma Cai còn luôn bám địa bàn, nắm rõ hoàn cảnh của từng hộ khó khăn để lên phương án giúp đỡ dân phù hợp nhất. Cũng như nhiều địa phương miền núi khác, Si Ma Cai đang chịu tác động của biến đổi khí hậu. Những đợt mưa bây giờ thường vừa lớn, vừa dai dẳng. Sinh sống bao năm bên sườn đồi, mỗi khi mùa mưa đến, nỗi lo thường trực của gia đình anh Lù Văn Thắng, ở thôn Nàn Vái, xã Nàn Sán là nhà bị sập.

Thấu hiểu nỗi lo đó của gia đình anh, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Si Ma Cai đã quyên góp ủng hộ ngày lương và vận động xã hội hóa được 80 triệu đồng, lại nhiệt tình hỗ trợ về ngày công giúp gia đình làm được căn nhà mới kiên cố, chấm dứt cảnh sợ hãi mỗi khi mưa xuống. Không chỉ có gia đình anh Thắng, đồn đã vận động xã hội hóa giúp đỡ 13 hộ gia đình khác làm nhà ở, xóa cảnh dột nát, tạm bợ, với tổng số tiền 700 triệu đồng. Thực hiện chương trình “Nâng bước em tới trường-Con nuôi đồn Biên phòng”, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Si Ma Cai còn đỡ đầu em Lù Seo Lử, ở thôn Lù Dì Sán, xã Sán Chải hoàn thành xong chương trình lớp 12, tạo cơ sở cho em thực hiện ước mơ thi vào Học viện Biên phòng.

Thiếu tá Lý Văn Vinh, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Si Ma Cai chia sẻ: "Quán triệt phương châm sống “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, đồng cảm, chia sẻ với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã thực hiện nhiều việc làm, từ việc giúp dân phát triển sản xuất bằng các mô hình nuôi lợn đen, dê, bò, ngựa đến xây dựng các tuyến phố văn minh ở trung tâm huyện lỵ... Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Si Ma Cai đặt mục tiêu giữ vững các mô hình đã phát huy hiệu quả thời gian qua và tiếp tục nghiên cứu thực hiện những mô hình có triển vọng phát triển tốt hơn trong thời gian tới, từ đó, hỗ trợ đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở nơi biên cương".

bienphong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2025) Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Tháng 12/2024, thành phố Lào Cai thành lập Trung đội Dân quân thường trực. Sự góp mặt của đơn vị này có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng dân quân thường trực, phù hợp và đúng chủ trương, tinh thần Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng Việt Nam; nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài trong xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh nói chung, thành phố nói riêng; đánh dấu bước phát triển lớn mạnh của lực lượng dân quân, tự vệ thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

Thời gian qua, lực lượng dân quân, tự vệ trên địa bàn tỉnh đã chú trọng làm tốt công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương, đồng thời, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị do cấp ủy đảng, chính quyền phân công. Qua đó góp phần làm đẹp thêm hình ảnh những chiến sĩ “sao vuông” trong lòng dân.

Bác sĩ nơi đảo xa

Bác sĩ nơi đảo xa

Giữa trùng khơi xa xôi, nơi đầu sóng ngọn gió của Quần đảo Trường Sa, có những chiến sĩ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng ngày đêm tận tụy chăm sóc sức khỏe cho quân, dân trên đảo và ngư dân vươn khơi bám biển.

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

Không biết bàng vuông được trồng trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa từ khi nào nhưng loài cây này đã bén rễ cắm sâu vào đá san hô, hiên ngang vượt qua mọi bão tố, phong ba và đơm hoa kết trái. Sự phát triển mạnh mẽ ấy khiến cây bàng vuông được nhắc đến như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của những người lính hải quân Trường Sa.

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Sáng 24/3, UBND xã thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ (DQTV) năm 2025. Đây là xã được Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bát Xát chọn tổ chức huấn luyện điểm để các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện tham quan, học tập, rút kinh nghiệm trong công tác huấn luyện DQTV năm 2025.

Điểm tựa nơi biên cương

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Điểm tựa nơi biên cương

Được thành lập ngày 11/3/2005, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT - QP) 345 trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện dự án xây dựng khu kinh tế - quốc phòng khu vực huyện biên giới Bát Xát; đến năm 2022, đơn vị tiếp tục được giao nhiệm vụ thực hiện mở rộng sang 5 xã biên giới vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mường Khương.

Ghi ở An Bang

Ghi ở An Bang

Vượt qua những con sóng dữ dội của biển cả, chiếc tàu chở chúng tôi tiến về đảo An Bang - điểm đảo tiền tiêu thuộc quần đảo Trường Sa. Trên boong tàu, tiếng hát “Bâng khuâng Trường Sa” vang lên, hòa cùng tiếng gió biển, như một lời nhắc nhở về vẻ đẹp kiêu hùng, dịu dàng nhưng cũng đầy thử thách nơi đây.

Tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm, ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai: Tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm, ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Ngày 18/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm; phòng chống ma túy; phòng chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau tết Nguyên đán 2025 trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai.

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh gặp gỡ, đối thoại với chiến sĩ mới tại Trung đoàn 254

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh gặp gỡ, đối thoại với chiến sĩ mới tại Trung đoàn 254

Sáng 5/3, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh do Đại tá Nguyễn Đức Cương, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai đã có buổi đối thoại, nắm tâm tư và giải đáp khó khăn, vướng mắc của 300 chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025 tại Trung đoàn 254.

Quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới

Quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới

Trong những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, toàn diện của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai; sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị; sự đùm bọc, sẻ chia của đồng bào các dân tộc nơi biên giới. Cùng với nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai đã hoàn thành toàn diện các mặt công tác, trong đó nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.

Sẵn sàng cho Lễ ra quân huấn luyện năm 2025

Lực lượng vũ trang tỉnh Lào Cai: Sẵn sàng cho Lễ ra quân huấn luyện năm 2025

Trong những ngày qua, dù thời tiết không thuận lợi, nắng, mưa gió thất thường, nhưng hàng trăm cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) trong tỉnh vẫn hăng say hợp luyện nội dung “Duyệt đội ngũ”, chuẩn bị cho Lễ ra quân huấn luyện năm 2025 và phát động đợt thi đua cao điểm “Thần tốc - quyết thắng”.

Những ngày đầu nhập ngũ

Những ngày đầu nhập ngũ

Vượt qua những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu, kết thúc thời gian huấn luyện dự khóa, hiện tại, các chiến sĩ mới nhập ngũ tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai đã cơ bản làm quen với môi trường, nền nếp, tác phong trong quân đội, sẵn sàng bước vào các nội dung huấn luyện với quyết tâm, tinh thần cao nhất.

fb yt zl tw