Giảm áp lực thành tích "học giỏi"

Theo Thông tư 22, kết quả đánh giá học sinh Trung học cơ sở (THCS) có nhiều điểm khác so với trước. Trong đó, việc bỏ danh hiệu “học sinh tiên tiến” và chia học sinh giỏi thành 2 mức giỏi và xuất sắc khiến nhiều phụ huynh băn khoăn.

Học sinh trường THCS Duyên Hà (Thanh Trì, Hà Nội) trong một tiết học Ngữ văn.

Giảm áp lực về thành tích

Chị Nguyễn Minh Nhật (ở Khu đô thị Hồng Hà Eco, Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, kết thúc học kỳ I vừa qua, lớp con chị có 34/45 bạn đạt học sinh giỏi và xuất sắc. Đây là một kết quả gây bất ngờ với chị và nhiều phụ huynh trong lớp bởi trước đó con học cấp tiểu học, lớp nhiều lắm chỉ có 20/50 học sinh xuất sắc mà lên cấp THCS, bài vở nặng hơn, khó hơn, tại sao lại lạm phát học sinh giỏi hơn hẳn?

Sau khi tìm hiểu, chị Nhật cho biết, vấn đề hóa ra nằm ở quy định của tên gọi. Cụ thể, trước đây có danh hiệu học sinh tiên tiến nhưng hiện nay đã không còn danh hiệu này, cũng không có học sinh yếu, kém mà chỉ có học sinh lưu ban nếu không đạt một số điều kiện.

“Khi tôi tìm hiểu nhiều lớp khác trong khối thì được biết, cũng có lớp chỉ có 4 - 5 cháu đạt học sinh giỏi, không phải lạm phát học sinh giỏi như một số phụ huynh lo lắng. Cô giáo giải thích đây là lớp chọn, các con học đồng đều hơn và đã có sàng lọc từ đầu vào nên thành tích cao hơn các lớp khác là bình thường” - chị Nhật bày tỏ. Dẫu vậy, là một phụ huynh, chị Nhật vẫn băn khoăn vì thực chất gọi là “giỏi” nhưng chỉ tương đương với khá, tiên tiến trước đây nên chị phải phân tích kỹ để con không ngộ nhận, nghĩ rằng mình đã học rất tốt mà chểnh mảng, chủ quan.

Ngoài hai mức giỏi và xuất sắc, việc khen thưởng học sinh THCS theo Thông tư 22 còn có mức hoàn thành, không phân biệt học sinh trung bình như trước đây khiến học sinh cũng hào hứng hơn.

Cô giáo Phùng Thị Loan (THCS Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, trước đây, theo Thông tư 58/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh sẽ được xếp loại học lực học kỳ, cả năm căn cứ theo điểm trung bình các môn học. Trong đó điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ, cả năm của các môn học đánh giá bằng điểm số. Với cách đánh giá mới theo Thông tư 22 áp dụng 3 năm trở lại đây, sẽ không phân biệt môn chính, môn phụ, đánh giá không còn loại kém, yếu, mà theo 4 mức độ: Tốt - Khá - Đạt - Chưa đạt. Việc không so sánh học sinh này với học sinh khác… khiến cả thầy và trò giảm áp lực về thành tích. Điều này cũng phù hợp với định hướng phát triển năng lực mà chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đặt ra. Dẫu vậy, mỗi trẻ đều có những năng lực vượt trội riêng nên ngay cả việc công nhận đạt học lực giỏi và xuất sắc đều chỉ mang tính tương đối, chưa phản ánh hết tất cả ưu điểm, hạn chế của con nên các bậc phụ huynh nên bình tĩnh đón nhận và giúp con phát huy hết điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.

Tuyên truyền để phụ huynh, xã hội đồng thuận

Theo Thông tư 22, học sinh được đánh giá các môn học bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số thể hiện rõ hơn quá trình tiến bộ của mỗi học sinh. Đồng thời, việc chỉ tính điểm trung bình theo từng môn học mà không yêu cầu cộng điểm trung bình của tất cả các môn như trước đây sẽ giúp học sinh nhìn nhận rõ hơn thế mạnh, năng lực của mình ở từng lĩnh vực. Theo các chuyên gia, từ đây, học sinh và gia đình có sự nhìn nhận rõ ràng và định hướng để sau khi tốt nghiệp THCS sẽ chọn con đường nào tiếp theo. Đặc biệt, ở khối THPT theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là học sinh tự chọn 4/9 môn học ngoài 6 môn bắt buộc nên cấp THCS chính là nền tảng quan trọng để xác định năng lực, thế mạnh của mỗi học sinh.

Bên cạnh đó, khi xếp loại không phân biệt môn chính, môn phụ sẽ hạn chế được việc coi trọng môn nọ mà bỏ bê môn kia, hạn chế học lệch cũng như có thể hạn chế dạy thêm, học thêm tràn lan như hiện nay. PGS.TS Trần Thành Nam, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá, Thông tư 22 đã giảm bớt thành kiến của xã hội trong việc phân loại học sinh, hướng đến giáo dục các em một cách toàn diện hơn. Tuy vậy, việc triển khai có thể gặp trở ngại nếu phụ huynh, học sinh và giáo viên vẫn còn đặt nặng áp lực thành tích.

Vì vậy, giải pháp trước mắt vẫn là tăng cường tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong giáo viên, phụ huynh và học sinh, tránh tâm lý coi trọng điểm số, giấy khen. Từ phía ngành giáo dục cũng cần thay đổi cách đánh giá các cơ sở giáo dục - đào tạo để nhà trường không bị áp lực về thành tích, hướng đến dạy thực chất, học thực chất và điểm số thực chất. Một số chuyên gia cũng đề xuất cần tăng cường đánh giá thường xuyên thông qua hỏi đáp, viết thuyết trình, thực hành thí nghiệm, sản phẩm học tập. Do đó, học sinh được đánh giá nhiều góc độ, phù hợp với định hướng phát triển năng lực.

PGS.TS Trần Thành Nam, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá, Thông tư 22 đã giảm bớt thành kiến của xã hội trong việc phân loại học sinh, hướng đến giáo dục các em một cách toàn diện hơn. Tuy vậy, việc triển khai có thể gặp trở ngại nếu phụ huynh, học sinh và giáo viên vẫn còn đặt nặng áp lực thành tích.

Báo Đại đoàn kết

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa hè ý nghĩa của trẻ em vùng cao

Mùa hè ý nghĩa của trẻ em vùng cao

Mùa hè của trẻ em thành phố là những chuyến du lịch cùng gia đình, về quê nội, ngoại hay khám phá các khu vui chơi cùng bố mẹ. Nhưng với trẻ em vùng cao, mùa hè là khoảng thời gian để giúp đỡ gia đình. Mùa hè với mỗi đứa trẻ đều có ý nghĩa khác nhau, dù đủ đầy hay vất vả, đều là những kỷ niệm đáng nhớ, đem lại nhiều bài học trong cuộc sống sau này.

Miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh

Miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 217/2025/QH15 về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Hành trình đến danh hiệu Thủ khoa Văn của cô nữ sinh chuyên Nguyễn Tất Thành

Hành trình đến danh hiệu Thủ khoa Văn của cô nữ sinh chuyên Nguyễn Tất Thành

Trong Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2025 - 2026, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, bên cạnh những con số ấn tượng về chất lượng thí sinh, nhà trường còn vinh danh 10 em học sinh xuất sắc giành vị trí thủ khoa ở 10 môn thi chuyên khác nhau. Trong những gương mặt xuất sắc ấy có em Nguyễn Bảo Ngọc - học sinh lớp 9A của chính ngôi trường này đã giành vị trí thủ khoa ở môn chuyên Văn. Đây là một trong những môn thi có tỷ lệ chọi cao nhất và đòi hỏi nhiều năng lực ở kỳ thi năm nay.

419 học sinh đỗ vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

419 học sinh đỗ vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành

Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành vừa công bố danh sách trúng tuyển vào lớp 10 năm học 2025 - 2026, đánh dấu một năm thành công trong công tác tuyển sinh và thu hút nhân tài. 419 học sinh đã xuất sắc vượt qua kỳ thi đầy cạnh tranh để chính thức trở thành thành viên của ngôi trường danh tiếng này.

fb yt zl tw