EU ủng hộ sáng kiến gửi viện trợ lớn cho Gaza bằng đường biển

Kế hoạch này nhằm cho phép người dân Gaza tiếp cận được khối lượng lớn hàng viện trợ được vận chuyển bằng tàu biển, thay vì chỉ số lượng nhỏ được đưa bằng xe tải từ Ai Cập.

Người dân Palestine xếp hàng chờ nhận thực phẩm viện trợ tại thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza, ngày 9/11/2023.

Một số quốc gia EU ngày 9/11 đã bày tỏ quan điểm ủng hộ kế hoạch của CH Síp (Cyprus) cung cấp viện trợ nhân đạo cho Gaza bằng đường biển, mặc dù kế hoạch này vẫn còn một số trở ngại, chủ yếu là về tính khả thi của việc “đổ bộ” an toàn số lượng hàng hóa lớn tại các cơ sở cảng nhỏ bé của Gaza.

Tổng thống Síp, Nikos Christodoulides, đã trình bày đề xuất của đất nước ông về việc mở hành lang hàng hải nhằm giúp cung cấp thêm viện trợ cho Dải Gaza tại Diễn đàn Hòa bình Paris do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tổ chức.

Chỉ cách khu vực xung đột 210 hải lý (khoảng 400km), Síp là quốc gia EU gần Gaza nhất và đang tự coi mình là vùng đệm tự nhiên để thu gom và kiểm tra các chuyến hàng đến Gaza.

Ý tưởng then chốt ở đây là tăng cường cứu trợ nhân đạo cho Dải Gaza bằng cách đưa tới một số lượng hàng hóa lớn bằng tàu biển, thay vì số lượng hạn chế hiện đang được đưa bằng xe tải qua cửa khẩu Rafah của Ai Cập, cửa khẩu trên bộ duy nhất còn kết nối với Gaza.

Bản kế hoạch dài 25 trang của CH Síp, được gọi là Sáng kiến Amalthea, phác thảo cách thu gom viện trợ nhân đạo tại một trung tâm hoạt động có trụ sở ở thành phố Larnaca phía Nam Síp.

Theo các quan chức Síp, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, cũng như lãnh đạo một số quốc gia bao gồm Pháp, Bỉ, Croatia và Jordan đã ủng hộ kế hoạch này. Hy Lạp và Hà Lan cho biết họ sẽ cung cấp hỗ trợ thiết thực cho việc thực hiện kế hoạch. Tuy vậy, Sáng kiến Amalthea chắc chắn cần phải được Israel bật đèn xanh, bởi họ sẽ là bên muốn kiểm tra hàng hóa để tìm vũ khí hoặc hàng hóa bất hợp pháp khác có thể tuồn vào dải đất của người Palestine.

Một số nhà ngoại giao đã bày tỏ lo ngại về an ninh và những vấn đề thực tế khác, đặc biệt là việc thiếu một cảng lớn và an toàn ở Gaza.

Sáng kiến Amalthea

Sáng kiến Amalthea (được đặt theo tên mẹ nuôi của thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp) phác thảo cách thu thập viện trợ nhân đạo tại một trung tâm hoạt động có trụ sở tại thành phố Larnaca phía Nam Síp, nơi có cảng và sân bay, và đã có sẵn một trung tâm điều phối đang hoạt động, với sự tham gia của 33 quốc gia.

Theo sáng kiến trên, viện trợ sẽ được thu gom, kiểm tra và lưu trữ tại Síp, sau đó được gửi đến Gaza trên các tàu được một ủy ban hỗn hợp bao gồm cả Israel kiểm tra hàng ngày. Các tàu này sẽ được tàu chiến hộ tống đến một địa điểm được chỉ định trên bờ biển Gaza, từ đó tàu hàng sẽ được đưa đến khu vực trung lập, an toàn.

Theo tuyên bố của Tổng thống Síp Christodoulides, “một kế hoạch cụ thể để thực hiện sáng kiến này đã được chuẩn bị với các giải pháp trước mắt, trung hạn và dài hạn cũng như các thỏa thuận kỹ thuật”. Ông Christodoulides nói thêm rằng đây là “một đề xuất khả thi, được xây dựng kỹ lưỡng và có thể góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo” ở Gaza.

“Đề xuất của người Síp đã được cân nhắc kỹ lưỡng’, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis bình luận tại hội nghị ở Paris.

Khía cạnh khó khăn nhất là xác định bãi đáp hàng phù hợp ở phía Nam Gaza, tạo ra cơ sở hạ tầng cảng cần thiết và đảm bảo an toàn cho tuyến đường, điều này đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các bên liên quan.

Ông Mitsotakis nói thêm rằng nếu những điều kiện này được đáp ứng, Hy Lạp sẽ sẵn sàng hỗ trợ bằng tàu hải quân.

Người dân Palestine sơ tán tránh xung đột xuống phía Nam Dải Gaza, ngày 9/11/2023.

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cảng ở ngoài khơi Gaza từng bắt đầu vào năm 2016 nhưng bị bỏ dở. Và ý tưởng tạo ra một bến cảng nổi đã được nối lại tại Diễn đàn Hòa bình Paris.

Pháp cũng đề nghị mở rộng hành lang để sơ tán những người bị thương nặng từ Gaza lên các tàu bệnh viện nổi ở Địa Trung Hải.

Một quan chức cấp cao của Israel cho biết mọi giải pháp đều phải phối hợp chặt chẽ với Israel, và hàng hóa cứu trợ chỉ được bao gồm nước, thực phẩm, thuốc men mà không có nhiên liệu. Quan chức này nói thêm rằng Israel cũng đang thảo luận về ý tưởng bệnh viện nổi vì năng lực của các bệnh viện ở Gaza còn hạn chế.

Quan chức Israel cho biết: “Israel quan tâm đến việc tăng cường cung cấp viện trợ nhân đạo. Nhưng vấn đề kỹ thuật và việc chuyển giao đã được kiểm tra và chưa được quyết định. Nếu có nhu cầu nhiều hơn, chúng tôi đang xem xét tất cả các phương án để tăng nguồn cung.”

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Singapore công bố chính phủ mới

Singapore công bố chính phủ mới

Ngày 21/5, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã công bố nội các cho nhiệm kỳ mới, hơn 2 tuần sau khi ông nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người dân trong cuộc tổng tuyển cử 2025.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là ánh sáng bất diệt soi đường cho Cách mạng Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina đã đăng tải bài viết đặc biệt mang tựa đề “Việt Nam và ánh sáng bất diệt của lòng yêu nước”, khẳng định tư tưởng và sự nghiệp của Người vẫn tiếp tục soi đường cho Cách mạng Việt Nam.

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

EU và Anh đạt được thỏa thuận tạm thời trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Giới chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã đạt được thỏa thuận tạm thời với Anh về vấn đề quốc phòng và an ninh, ngư nghiệp và vấn đề di chuyển của thanh niên trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU - Anh diễn ra ngày 19/5. Thỏa thuận tạm thời này được cho là sẽ mở đường cho các doanh nghiệp Anh tham gia vào các hợp đồng quốc phòng lớn của EU.

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Lòng bao dung - chìa khóa xây dựng hòa bình

Trong một thế giới đầy thách thức và biến động bởi chia rẽ và xung đột, những triết lý của Đức Phật về lòng từ bi, trí tuệ và bao dung là chìa khóa để con người vượt qua thù hận, xây dựng tương lai hòa bình và phát triển bền vững cho toàn nhân loại.

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

fb yt zl tw