Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang dự hội nghị tuyên vận tại xã Dương Quỳ

Ngày 8/6, tại nhà văn hóa thôn Tùn trên, Ban Tuyên vận xã Dương Quỳ (Văn Bàn) tổ chức Hội nghị tuyên vận tháng 6 và sơ kết 3 năm thực hiện Quy định 60 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tuyên vận.

Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Tại hội nghị, đại biểu được thông tin nhanh về tình hình thời sự, tuyên truyền chuyên đề của Ban Dân vận Tỉnh ủy về quy trình xây dựng xét công nhận mô hình dân vận khéo; đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp Lào Cai; tuyên truyền pháp luật về Luật Thừa kế. Ngoài ra, hội nghị cũng thông tin về công tác chuẩn bị Lễ hội cốm xã Dương Quỳ lần thứ hai năm 2023.

hoang gian 1.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Sau 3 năm thực hiện Quy định 60 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác tuyên vận trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Đảng ủy xã Dương Quỳ đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt, qua đó chất lượng hoạt động của ban tuyên vận, đội ngũ cán bộ tuyên vận ngày càng được nâng lên. Công tác tuyên truyền đi vào chiều sâu, nền nếp, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; các phong trào thi đua phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới được lan tỏa rộng khắp. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, nắm bắt dư luận xã hội được đẩy mạnh…

hoang gian 3.jpg
Đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy tặng quà 13 tổ tuyên vận của xã Dương Quỳ.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao kết quả công tác tuyên vận của xã Dương Quỳ trong thời gian qua. Nội dung, hình thức tuyên truyền đảm bảo các yêu cầu đề ra, chú trọng những vấn đề nổi cộm, bức xúc trong Nhân dân; có sự thảo luận, trao đổi, chia sẻ thẳng thắn, cởi mở giữa các thành viên ban tuyên vận và các hộ dân. Thời gian tới, công tác tuyên vận của xã Dương Quỳ cần tập trung hơn đến những vấn đề mà người dân quan tâm, những nội dung gắn với đời sống Nhân dân; cần đổi mới phương pháp tuyên vận…

Nhân dịp này, đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy tặng quà 13 tổ tuyên vận của xã Dương Quỳ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw