Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Doanh nhân và trách nhiệm cao cả

Doanh nhân và trách nhiệm cao cả

Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nhân tỉnh Lào Cai vừa quản lý, vận hành, đưa doanh nghiệp phát tài vừa nêu cao ý thức, trách nhiệm với cộng đồng xã hội.

Đó là nêu cao ý thức, trách nhiệm chính trị trong xây dựng Đảng, chính quyền, chăm lo xây dựng hình ảnh doanh nhân Lào Cai giàu phẩm chất đạo đức, văn hóa kinh doanh, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và xây dựng quan hệ lao động hài hòa.

47a7ebd3-cc4d-442d-a0b2-4f539f756e84-5166.jpeg

Những năm qua, đội ngũ doanh nhân, người quản lý doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, nhận thức, trách nhiệm chính trị không ngừng được nâng lên.

Ngày 9/12/2021, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hiện thực hóa Nghị quyết số 09, các doanh nhân, người đứng đầu các doanh nghiệp của tỉnh không chỉ quan tâm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, mà còn tích cực xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị, tham gia góp ý hoàn thiện thể chế, chính sách.

8b4db777-f8c9-40ec-bee4-01e615a5e442-7870.jpeg

Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông Lào Cai hiện có 85 cán bộ, nhân viên, lao động, 100% vốn thuộc về các cổ đông. Đến hết năm 2023, Chi bộ Công ty có 30 đảng viên, trong đó có 28 đảng viên chính thức; 7 đảng viên thuộc Chi bộ có bằng thạc sĩ, 12 kỹ sư, 5 đảng viên có bằng cử nhân; Chi bộ có 1 đảng viên có trình độ cao cấp và 5 đảng viên trình độ trung cấp lý luận chính trị. Chi bộ Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông Lào Cai thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và người lao động, qua đó tiếp thêm niềm tin vững chắc vào chế độ, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, nhiệm vụ quản lý, điều hành của chính quyền.

Thêm một ví dụ khác. Năm 2016, Chi bộ Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai được thành lập với 5 đảng viên. Đến nay, sau 8 năm, Chi bộ đã có 47 đảng viên thuộc 26 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nhân, cán bộ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp. Trong lãnh đạo, Chi bộ Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh luôn coi trọng việc phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu của đảng viên, nhất là đảng viên là doanh nhân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh. Đơn cử như Bí thư Chi bộ Nguyễn Huy Long, đã thể hiện rõ vai trò của người đứng đầu tổ chức cơ sở đảng trong thúc đẩy hoạt động kết nối, hợp tác tại tỉnh Lào Cai, hiến kế trong xây dựng hệ thống chính trị, đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật.

f11baf5f-7d5f-4bc1-8f28-4c7c64210a47-9473.jpeg

Điển hình như ngày 4/10 vừa qua, phát biểu tại buổi gặp của các đồng chí Thường trực Chính phủ với doanh nhân cả nước, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Nguyễn Huy Long đã bày tỏ mong muốn Chính phủ có ý kiến với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) quan tâm, sớm thành lập văn phòng đại diện khu vực Trung du, miền núi phía Bắc tại tỉnh Lào Cai. Kiến nghị với Chính phủ có chính sách miễn, hoãn, giảm thuế cho doanh nghiệp các tỉnh bị ảnh hưởng bão số 3 (Yagi); chỉ ra điểm nghẽn, bất cập khi thực hiện Luật Đất đai sửa đổi, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp.

b413841e-d972-404c-af4b-e61313c888f2-6791.jpeg

Trước đó, cũng vào đầu tháng 10/2024, tại một hội thảo chuyên đề do Đảng ủy Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tổ chức, ông Nguyễn Huy Long đã trình bày tham luận về “Vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và cấp ủy Hiệp hội trong công tác phát triển đảng viên, kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng; việc thành lập tổ chức đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; những khó khăn, hạn chế và giải pháp”. Tham luận đã đề cập cách làm hay của Chi bộ Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh trong phát triển đảng viên, chủ yếu là các doanh nhân, cán bộ quản lý doanh nghiệp và nêu một số kiến nghị, đề xuất về công tác xây dựng đảng, đoàn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Trước đây, khi được bầu là đại biểu HĐND tỉnh, hầu hết kỳ họp thường kỳ, đại biểu Nguyễn Huy Long đều tham gia phát biểu, chuyển tải kiến nghị, đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp tới cơ quan chức năng của tỉnh, nhằm điều chỉnh, bổ sung chính sách, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp.

ad80037f-58b7-4df3-9256-1eb4f450b061-7886.jpeg

Theo báo cáo gần đây của Tỉnh ủy, khu vực kinh tế ngoài nhà nước và đơn vị kinh tế do Nhà nước nắm giữ đến 50% cổ phần toàn tỉnh có 1.354 doanh nghiệp, HTX hoạt động ổn định, có doanh thu hằng năm; các doanh nghiệp tạo việc làm cho khoảng 20.000 lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước trên địa bàn 7.000 tỷ đồng. Về tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp có 205 công đoàn cơ sở với hơn 9.000 đoàn viên, 16 tổ chức cơ sở đoàn với gần 2.000 đoàn viên; ngoài ra, còn có tổ chức cựu chiến binh, hội phụ nữ trong các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có 73 tổ chức đảng, trong đó có 24 tổ chức cơ sở đảng, 49 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với 905 đảng viên, chiếm 1,73% tổng số đảng viên của toàn tỉnh.

Phát triển đảng viên, tổ chức đảng và các đoàn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp đã và đang được các cấp ủy của tỉnh đặc biệt coi trọng với phương châm “ở đâu có công nhân, ở đó có đảng viên, tổ chức đảng”. Bởi khi doanh nhân, cán bộ quản lý, người có vị trí quan trọng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, doanh nghiệp cổ phần là đảng viên, họ cũng chính là hạt nhân chính trị quan trọng trong đơn vị kinh tế. Được giác ngộ, bồi dưỡng chính trị, các doanh nhân, cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp sẽ quan tâm hơn đến rèn luyện đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh, gương mẫu trong học tập, đời sống, công việc, chăm lo củng cố, nêu cao sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên tại đơn vị. Trình độ lý luận chính trị được tiến bộ cũng gắn liền với nâng cao văn hóa kinh doanh, trách nhiệm xã hội của doanh nhân, nhất là về xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

doanh-nghiep-3669.jpg

Doanh nhân đề cao trách nhiệm chính trị cũng đồng nghĩa với quan tâm, chăm lo hơn tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, bồi đắp khát vọng vươn lên làm giàu cho doanh nghiệp, cho quê hương, đất nước. Đó đang là tinh thần chung của các doanh nhân Lào Cai trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trong kỷ nguyên dân tộc Việt Nam vươn mình.

08845ba0-3186-4cd4-8a13-e0b149e6c19e-9041.jpeg

Cùng với đẩy mạnh hoạt động sản xuất - kinh doanh, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Lào Cai luôn dành sự quan tâm đặc biệt, đồng hành thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.

b8ad6285-5cfa-4ff0-8843-0705322c1c10-3168.jpeg

Trở về sau những chuyến đi đến vùng mưa lũ hỗ trợ đồng bào gặp nạn, các đồng chí lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh vẫn cảm thấy nhiều day dứt bởi sự đau thương, mất mát của đồng bào quá lớn trong khi những nỗ lực hỗ trợ chỉ được phần nào.

Những ngày vừa qua, các hoạt động hỗ trợ vùng lũ của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh gần như phủ khắp các địa phương trong tỉnh. Các đoàn xe chở hàng cứu trợ, chở phương tiện, máy xúc, ô tô mở tuyến, thông đường tỏa ra khắp các ngả với tinh thần hỗ trợ tối đa vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, mưa lũ và các lực lượng tìm kiếm cứu nạn, quân đội, công an đi đến đâu thì cộng đồng doanh nghiệp cũng sẽ có mặt ở đó.

058258d8-4477-40c4-9fcf-3cdd95d66f76-9493.jpeg

Trong đợt mưa lũ, ngay những ngày đầu tiên có thông tin khu vực Bát Xát, Si Ma Cai bị cô lập do ngập lụt, sạt lở đường giao thông, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã khẩn trương huy động, tổ chức 2 đoàn xe cứu trợ đi theo 2 hướng hỗ trợ người dân; những chiếc máy xúc được điều động đứng chốt tại các điểm sạt lở, khẩn trương thông đường để hàng cứu trợ kịp đến với đồng bào.

Trưa 10/9, cán bộ chủ chốt của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cùng đoàn xe từ Si Ma Cai trở về thành phố Lào Cai thì nghe tin tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên) xảy ra trận lũ quét đặc biệt nghiêm trọng khiến hàng chục căn nhà bị vùi lấp, vậy là cả đoàn lại tức tốc lên đường mang theo lương thực, thực phẩm và nhiều nhu yếu phẩm đến tâm lũ. Ngày đầu ở Sở Chỉ huy tiền phương Làng Nủ còn ngổn ngang, các lực lượng về đây tập kết chưa ổn định nơi đóng quân, hậu cần chưa đầy đủ, vì vậy những chuyến hàng cứu trợ đầu tiên của cộng đồng doanh nghiệp Lào Cai thực sự ý nghĩa. Lặng người trong tiếng khóc xé lòng ở Làng Nủ, xúc động trước sự tận tâm, hết lòng vì người dân của các lực lượng tìm kiếm cứu nạn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh - ông Nguyễn Huy Long và đại diện các doanh nghiệp trong đoàn thầm mong những nạn nhân xấu số mau chóng được tìm thấy để người thân vơi bớt nỗi đau.

74247de8-dac7-408a-bfc7-dcb2172d176e-2865.jpeg

Từ Sở Chỉ huy tiền phương nghe các đồng chí lãnh đạo tỉnh trực tiếp chỉ huy công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, người đứng đầu Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh lòng như lửa đốt khi liên tiếp nhận thông tin các vụ sạt lở đất ở xã Nậm Lúc và Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) cũng gây thương vong rất lớn. Vậy là lúc này, thiên tai đã bủa vây tứ phía, đồng bào bị lũ cuốn trôi, mất nhà ở, tài sản, lại bị cô lập nên tình cảnh thật khốn khó. Công tác cứu trợ lúc này cần được hiệp đồng, tổ chức lại quy củ, chặt chẽ hơn. Vì vậy, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã thiết lập trung tâm tiếp nhận và điều tiết cứu trợ Nhân dân vùng lũ do các đồng chí Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp trực tiếp điều hành. Trung tâm sẽ kết nối với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, phối hợp với MTTQ, chính quyền các cấp tiếp nhận, phân phối hàng cứu trợ sao cho kịp thời nhất.

Với nỗ lực của mình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã vận động và tiếp nhận hiện vật, tiền của các đơn vị trong và ngoài tỉnh với tổng giá trị hơn chục tỷ đồng, sau đó chuyển trực tiếp đến các địa chỉ trên. Riêng huyện Bát Xát, do các tuyến đường bị sạt lở khối lượng lớn, nhiều khu vực bị cô lập nên Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh còn hỗ trợ 10 xe máy cho các lực lượng tìm kiếm cứu nạn và vận chuyển hàng cứu trợ đến người dân. Những hoạt động hiệu quả, thiết thực của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai đã tiếp thêm sức mạnh cho đồng bào vùng lũ tiếp tục kiên cường vượt qua khó khăn.

f13439f7-5a22-4fc5-b9a0-48a115fbbf12-1569.jpeg

Trong đợt mưa lũ vừa qua, nhiều doanh nghiệp trong hiệp hội cũng bị thiệt hại nặng, tuy nhiên họ vẫn sẵn sàng hỗ trợ kinh phí ủng hộ hoạt động cứu trợ. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp trong từng lĩnh vực còn đóng góp những hoạt động thiết thực. Đơn cử như các doanh nghiệp xây dựng đưa phương tiện máy móc, nhân lực sẵn có của đơn vị tham gia tìm kiếm cứu nạn, san gạt đất đá tại các vị trí sạt lở để thông đường. Doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn kết nối, hỗ trợ ăn, nghỉ, kết nối các nhà tài trợ chuyển hàng hóa đến tận nơi. Các đại lý kinh doanh ô tô, xe máy sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra miễn phí phương tiện từ các tỉnh bạn chở hàng cứu trợ đến Lào Cai. Các đơn vị kinh doanh thương mại đồng hành với tỉnh trong việc bình ổn giá, sẵn sàng kinh doanh không lợi nhuận để chia sẻ với bà con. Các ngân hàng thực hiện giãn nợ, hỗ trợ lãi suất vay vốn tái thiết cho bà con...

Đợt mưa lũ vừa qua khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị bị ảnh hưởng nặng, riêng chi phí khắc phục 1 dự án thủy điện khoảng 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi tận mắt chứng kiến nhiều đồng bào bị mất người thân, mất toàn bộ nhà cửa, tài sản cả đời tích góp được, chúng tôi thấy trách nhiệm của mình là phải đóng góp điều gì đó thiết thực hỗ trợ bà con.

Ông Nguyễn Việt Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển năng lượng PDCI

Cùng với việc nỗ lực khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất - kinh doanh, những ngày này, cộng đồng doanh nghiệp Lào Cai lại chung tay tái thiết cho bà con vùng lũ. Tính đến nay, nhiều doanh nhân, doanh nghiệp đã đăng ký ủng hộ tiền để xây dựng đợt 1 là 40 căn nhà ở cho các hộ dân bị sập. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai đang tiếp tục vận động các doanh nhân, doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh ủng hộ tiền, nguyên - nhiên - vật liệu xây dựng làm nhà ở cho bà con vùng lũ và xây dựng các điểm trường cho học sinh.

2ee15556-12a9-4683-8cab-a0bbcb935e59-9634.jpeg
ed26dbd8-608f-4464-a180-ff983d582a8a-987.jpeg

Cùng với chú trọng phát triển sản xuất, kinh doanh, chăm lo đời sống cho người lao động, nhiều doanh nhân, quản lý doanh nghiệp, nhất là trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn tỉnh ưu tiên tuyển dụng lao động là người địa phương, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số… góp phần phát triển cuộc sống cộng đồng.

12495873-0bf7-4204-b2cf-488673d1aa5e-9818.jpeg

Trở về quê hương sau quãng thời gian làm ăn xa, anh Nguyễn Văn Ngà (xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai) vui mừng khi biết một nhà máy may thêu hàng xuất khẩu trên địa bàn xã tuyển công nhân. Không đắn đo, anh nộp hồ sơ ứng tuyển và được chấp thuận. “Hiện thu nhập của tôi là 8 triệu đồng mỗi tháng. Tôi vừa có thu nhập ổn định vừa gần gia đình, có điều kiện chăm sóc con”, anh Ngà chia sẻ.

Đi vào hoạt động từ tháng 4/2022, Nhà máy May thêu xuất khẩu tại xã Vạn Hòa (thuộc Công ty TNHH Babeeni Việt Nam) tạo việc làm ổn định cho gần 400 lao động, chủ yếu tại thành phố Lào Cai và các huyện trong tỉnh. Ông Lưu Quốc Cường, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Babeeni Việt Nam Chi nhánh Lào Cai cho biết: 100% người lao động tại nhà máy được hưởng các chế độ đãi ngộ như lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Trong số lao động của nhà máy có khoảng 130 công nhân là người dân xã Vạn Hòa và phường Lào Cai. “Chúng tôi luôn ưu tiên tuyển dụng lao động ngay tại địa phương. Nếu người lao động chưa có tay nghề sẽ được nhà máy đào tạo và được hỗ trợ một phần chí phí ăn, ở trong thời gian học nghề”, ông Cường cho biết thêm.

34be3746-2b6d-4e06-a40d-56c2e79eea96-9040.jpeg

Ngoài ra, Công đoàn Công ty TNHH Babeeni Việt Nam Chi nhánh Lào Cai còn thường xuyên tổ chức đối thoại tại nơi làm việc để kịp thời nắm tâm tư, nguyện vọng của người lao động; thương lượng với người sử dụng lao động ký kết thỏa ước lao động tập thể với nhiều điều khoản có lợi cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, đảm bảo việc làm, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, văn hóa ứng xử; thực hiện chính sách bình đẳng giới. Nhờ vậy, đời sống, thu nhập của người lao động được nâng cao, thu nhập bình quân đạt 6 - 10 triệu đồng/người/tháng. Hằng năm, người lao động được khám sức khỏe định kỳ, chế độ chăm sóc sức khỏe thông qua những bữa ăn trưa đảm bảo dinh dưỡng… giúp họ yên tâm gắn bó với doanh nghiệp.

db3b8729-e3a8-41d7-a13f-d9af220b9dba-2385.jpeg

Là khách sạn 5 sao hoạt động từ tháng 9/2017, Pao’s Sapa Leisure Hotel tại thị xã Sa Pa có nhu cầu sử dụng thường xuyên khoảng 200 lao động. Chị Trương Thị Thanh Thúy, Quản lý nhân sự Pao’s Sapa Leisure Hotel cho biết: Khách sạn đang có 70% lao động là người lao động địa phương, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Lao động tại địa phương có ưu thế là thân thiện, cởi mở với du khách cho dù trình độ học vấn không cao. Đối với những vị trí lao động phổ thông như tạp vụ và dọn vệ sinh, khách sạn yêu cầu biết đọc, viết thạo hoặc tốt nghiệp THCS là có thể tuyển dụng. Mức thu nhập của lao động phổ thông của khách sạn khoảng 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng và thưởng ở mức 1 - 1,5 triệu đồng/người/tháng để động viên, khích lệ nhân viên. Đối với những lao động mới được tuyển, chưa có kinh nghiệm và nghiệp vụ sẽ được đào tạo nghề và nghiệp vụ cơ bản, khi hết thời gian đào tạo sẽ được ký hợp đồng lao động chính thức và được hưởng thêm các quyền lợi về chế độ thưởng, tham gia đóng bảo hiểm theo luật lao động; những lao động ở xa, đi lại khó khăn được hỗ trợ chỗ ăn, ở miễn phí. Ngoài ra, người lao động còn có cơ hội thăng tiến, phát triển. Tiêu chí đặt ra của Pao’s Sapa Leisure Hotel phù hợp với đặc thù địa bàn nên đây luôn là địa chỉ mà lao động nhiều xã, phường tại thị xã tìm tới.

c7039312-a722-4136-a05c-98d2889c02d4-8864.jpeg

Công ty TNHH MTV Môi trường công nghiệp Hoàng Yến (thành phố Lào Cai) được đánh giá là một trong những đơn vị tích cực sử dụng lao động yếu thế, như lao động nữ, lao động có gia đình thuộc diện khó khăn hoặc người đã quá độ tuổi lao động. Chị Hoàng Thị Xuyên ở thôn Dạ 2, xã Cam Đường (thành phố Lào Cai) có chồng đau ốm thường xuyên nên phải một mình nuôi 2 con ăn học. Vừa rồi, ngôi nhà của gia đình chị bị sạt hoàn toàn do thiên tai. Nắm được hoàn cảnh của chị, Công ty TNHH MTV Môi trường công nghiệp Hoàng Yến đã hỗ trợ 10 triệu đồng và các nhu yếu phẩm cần thiết để gia đình chị ổn định cuộc sống. “Tôi rất cảm ơn sự hỗ trợ, sẻ chia của công ty trong thời gian qua. Đó là động lực để tôi yên tâm làm việc, ổn định cuộc sống”, chị Xuyên xúc động nói.

Chị Nguyễn Thị Tâm ở thôn Thác, xã Cam Đường cũng có hơn 10 năm gắn bó với Công ty TNHH MTV Môi trường công nghiệp Hoàng Yến chia sẻ: “Trước đây, tôi làm công việc buôn bán với thu nhập bấp bênh nhưng hiện tại làm công nhân với mức lương ổn định gần 6 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tôi còn được đóng bảo hiểm theo quy định. Vừa qua, tôi còn được công ty tạo điều kiện vay không lãi số tiền 30 triệu đồng để làm nhà, ổn định cuộc sống. Các dịp lễ, tết, công ty đều có thưởng động viên tinh thần nên tôi quyết định gắn bó lâu dài”.

34e02ee5-ca53-418f-abeb-578eabd95f56-8810.jpeg

Chị Phan Huyền Chi, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường công nghiệp Hoàng Yến cho biết: Hầu hết lao động trước khi đến với công ty chưa được đào tạo nghề và không có việc làm ổn định, thiếu các kỹ năng để tham gia thị trường lao động. Khi đến đây, họ được vừa học vừa làm cho đến khi thành thạo nghề và được sắp xếp làm việc ổn định. Chúng tôi muốn ưu tiên những người yếu thế để họ có cơ hội lao động, có thu nhập, tự chăm lo cho chính mình và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Tôi nghĩ đó cũng là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp.

4c65b7b7-3a05-476b-87b0-794f7f19ccd7-2909.jpeg

Chung tay chăm lo, tạo việc làm cho người lao động địa phương, lao động yếu thế thể hiện sự sẻ chia, tinh thần trách nhiệm của doanh nhân, người đứng đầu doanh nghiệp với cộng đồng xã hội. Điều này đã trở thành nét đẹp văn hóa đang lan tỏa ngày càng sâu rộng trong các doanh nghiệp tỉnh Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

fb yt zl tw