Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đề nghị Trung ương tiếp tục ưu tiên đầu tư cho các tỉnh miền núi

Sáng 4/11, Quốc hội làm việc tại hội trường. Đồng chí Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã tham gia thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 của đất nước.

Thay mặt cử tri và Nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng, đồng chí Sùng A Lềnh gửi lời trân trọng cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các ban, bộ ngành, đoàn thể Trung ương, các lực lượng vũ trang, các địa phương trong cả nước, các tập đoàn, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các cơ quan thông tấn, báo chí đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thăm hỏi, động viên, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu bão số 3 (Yagi). Tình cảm đó tiếp sức cho Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai và các tỉnh miền núi phía Bắc sớm vượt qua khó khăn, từng bước khắc phục thiệt hại, tiếp tục vươn lên để nhanh chóng ổn định đời sống.

Đồng chí bày tỏ tán thành đối với báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, đồng thời phát biểu một số ý kiến:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc có nói: “Phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc. Phải ra sức làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (tháng 1/1959) đã đề ra nhiệm vụ “Đảng và Nhà nước ta cần phải có kế hoạch toàn diện và lâu dài phát triển kinh tế và văn hóa ở miền núi tiến kịp miền xuôi, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả năng to lớn của mình”.

Để thực hiện mục tiêu này, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và ban hành nhiều chủ trương, chính sách cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng miền núi, như Nghị quyết số 22 ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi; Chương trình 135/1998; Chương trình 134/2004; Nghị quyết 30a/2008-CP và gần đây là 3 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi... Hạ tầng kỹ thuật về kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, diện mạo của vùng miền núi có nhiều đổi thay, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao, Nhân dân luôn tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực giữ rừng, giữ nước, giữ môi trường và giữ vững ổn định biên giới, lãnh thổ quốc gia, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới, như các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nói: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Tuy nhiên, hiện nay, các tỉnh miền núi nói chung vẫn là những tỉnh nghèo của cả nước. Qua khảo sát cho thấy năm 2023 thu nhập bình quân đầu người/tháng của cả nước đạt 4,96 triệu đồng, trong khi đó các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên từ 3,4 - 3,56 triệu đồng, bằng 67 - 71% bình quân cả nước; các tỉnh đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ từ 5,99 - 6,52 triệu đồng, bằng 121 - 132% thu nhập bình quân của cả nước.

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cả nước năm 2023 là 5,7%, trong khi đó các tỉnh miền núi phía Bắc là 18,2%; các tỉnh Tây Nguyên là 12,46%; các tỉnh đồng bằng sông Hồng là 1,87%; các tỉnh Đông Nam Bộ là 0,23%.

Điều đó cho thấy thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ hộ nghèo ở các tỉnh miền núi nói chung còn khoảng cách rất xa so với các tỉnh vùng đồng bằng và bình quân chung của cả nước. Đặc biệt, đầu tháng 9 vừa qua, chịu sự tác động, ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (Yagi), các tỉnh miền núi phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề, đời sống người dân và doanh nghiệp lại càng khó khăn…

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu chiến lược “miền núi tiến kịp miền xuôi” của Đảng và Nhà nước ta, đại biểu Sùng A Lềnh đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục quan tâm, nghiên cứu, có cơ chế, chính sách và giải pháp ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh miền núi. Đồng thời, đề nghị đưa vào các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng nhiệm kỳ tới với mục tiêu “phấn đấu đến năm 2030 cơ bản đất nước ta không còn hộ nghèo” để chào mừng 100 năm thành lập Đảng, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai trao quyết định thành lập các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai trao quyết định thành lập các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc

Chiều 2-7, Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai tổ chức công bố quyết định về giải thể, sáp nhập và thành lập các tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ Quân sự tỉnh. Đại tá Hoàng Văn Toàn - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh chủ trì Hội nghị.

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chiều ngày 1/7 và sáng ngày 2/7, tại xã Phúc Khánh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và UBND xã Phúc Khánh tổ chức lễ bàn giao các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho địa phương và bàn giao công trình công ích.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy tại cơ sở kinh doanh.

Lào Cai: Giữ vững an ninh trật tự trong chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Từ ngày 1/7/2025, Lào Cai cùng nhiều địa phương trên cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp: cấp tỉnh và cấp xã. Hệ thống hành chính mới không còn cấp huyện, đồng thời nhiều xã, phường được sáp nhập, mở rộng quy mô về địa giới và dân số. Trong bối cảnh nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, việc đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) tiếp tục là nhiệm vụ then chốt, giữ vai trò nền tảng cho sự ổn định và phát triển.

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Từ ngày 1/7/2025, "giang sơn" được sắp xếp lại với 34 tỉnh, thành phố nhằm kiến tạo không gian phát triển, phù hợp với giai đoạn đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu trang nhất của các báo Đảng địa phương xuất bản trong "ngày lịch sử" này.

fb yt zl tw