Đề nghị không áp dụng giao dịch điện tử với lĩnh vực đất đai, thừa kế

Góp ý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), có ý kiến đề nghị nên hạn chế mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các lĩnh vực đất đai, thừa kế, ly...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 30/5, Quốc hội nghe báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) với hàng loạt quy định quan trọng về giao dịch, chữ ký điện tử.

Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan tổng hợp, nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo Luật theo ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

cap-1658304504738623274294.jpg

Về phạm vi điều chỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, đa số ý kiến nhất trí với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh và không áp dụng một số trường hợp loại trừ; có ý kiến đề nghị nên hạn chế mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các lĩnh vực đất đai, thừa kế, ly hôn, kết hôn, khai sinh…

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, thực tiễn cho thấy, một số lĩnh vực loại trừ áp dụng trong phạm vi điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử 2005 hiện đã được triển khai giao dịch điện tử một phần như đăng ký khai sinh, kết hôn đã có dịch vụ công trực tuyến tại nhiều địa phương…

Các dịch vụ công trực tuyến do các Bộ, ngành, địa phương cung cấp đang được tích cực triển khai theo hướng khép kín toàn bộ quá trình dịch vụ từ đầu đến cuối (toàn trình), phù hợp với xu thế chuyển đổi số đang được đẩy mạnh trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Vì vậy, Điều 1 đã được chỉnh lý như trong dự thảo Luật theo hướng chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định về nội dung, hình thức, điều kiện của giao dịch thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Giao dịch trong lĩnh vực nào sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành của lĩnh vực đó.

Về chữ ký điện tử, có ý kiến đề nghị cần làm rõ nội hàm của chữ ký số, chữ ký điện tử; đề nghị làm rõ các hình thức OTP, SMS hay sinh trắc học có phải là chữ ký điện tử không; có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các biện pháp xác thực với vai trò như là chữ ký điện tử.

Về vấn đề này, Uỷ ban Thường vụ nhận định, hiện nay, các hình thức mã xác thực giao dịch qua tin nhắn điện tử (SMS), xác nhận mật khẩu dùng một lần (OTP), Token OTP, sinh trắc học, định danh người dùng bằng phương thức điện tử (eKYC)… được sử dụng tương đối phổ biến trong giao dịch điện tử.

Tuy nhiên, các hình thức này chỉ được coi là chữ ký điện tử khi kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu; có khả năng xác nhận chủ thể ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của chủ thể đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật đã chỉnh lý nội dung giải thích từ ngữ về "Chữ ký số", "Chữ ký điện tử" tại Điều 3. Ngoài ra, Điều 25 dự thảo Luật đã phân loại chữ ký điện tử theo phạm vi sử dụng gồm chữ ký điện tử chuyên dùng; chữ ký số công cộng và chữ ký số chuyên dùng công vụ.

Đối với ý kiến đề nghị bổ sung quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các biện pháp xác thực bằng phương tiện điện tử khác, Uỷ ban Thường vụ thấy rằng, các bên được "Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ, phương tiện điện tử, chữ ký điện tử để thực hiện giao dịch điện tử".

Thực tế theo báo cáo của các ngân hàng, khách hàng có thể sử dụng tài khoản giao dịch, mật khẩu, mã OTP,… do ngân hàng cung cấp để thực hiện giao dịch.

Đây là một hình thức xác nhận sự chấp thuận của khách hàng đối với nội dung thông điệp dữ liệu (nội dung giao dịch), tuy nhiên những hình thức này không phải là chữ ký điện tử theo quy định của Luật này.

Do đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung khoản 4 Điều 25 quy định về các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử mà không phải là chữ ký điện tử thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành, để phù hợp với thực tiễn triển khai.

VTV null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đoàn kết hiến đất làm đường

Đoàn kết hiến đất làm đường

Thời gian qua, khắp nơi trên địa bàn tỉnh sôi nổi thực hiện phong trào mở rộng, nâng cao chất lượng đường giao thông nông thôn. Hầu hết các tuyến đường được triển khai đúng tiến độ. Có được kết quả này, phần lớn là dựa vào tinh thần đoàn kết, sẵn sàng hiến đất làm đường của Nhân dân.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15: Sôi nổi các ý kiến thảo luận ở tổ

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15: Sôi nổi các ý kiến thảo luận ở tổ

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, sáng 30/11, Hội nghị đã tiến hành phiên thảo luận tại 4 tổ. Có 29 ý kiến thảo luận trực tiếp tại các tổ thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2023, phương hướng thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024 của Đảng bộ tỉnh.

Ngành văn hóa và thể thao Lào Cai nỗ lực thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về phát triển văn hóa

Ngành văn hóa và thể thao Lào Cai nỗ lực thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về phát triển văn hóa

Chiều 29/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm việc với Sở Văn hóa và Thể thao đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 27/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lào Cai đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững; thống nhất nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nghị quyết trong thời gian tới.

Bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, người dân tộc thiểu số

Bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, người dân tộc thiểu số

Với 459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 92,91 %), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế...

Làm sao tránh bất ngờ về tư tưởng?

Làm sao tránh bất ngờ về tư tưởng?

Đó là câu hỏi mà lãnh đạo, chỉ huy Trung đoàn 254, Bộ CHQS tỉnh Lào Cai luôn đặt ra cho đội ngũ cán bộ các cấp trong toàn đơn vị. Từ đó, mỗi cán bộ đều trăn trở, suy nghĩ, tìm biện pháp hữu hiệu trong nắm, quản lý, định hướng tốt tư tưởng bộ đội để không bất ngờ về tư tưởng, dẫn đến các vụ việc vi phạm kỷ luật phải xử lý.

fb yt zl tw