Để công nghiệp chế biến gỗ phát triển bền vững

Trồng và chế biến các sản phẩm từ gỗ đang là hướng đi phát triển kinh tế mũi nhọn, đa mục đích của tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ đang mang tính tự phát, chạy theo nhu cầu ngắn hạn của thị trường gia công mà chưa có tính toán lâu dài.

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 79.000 ha rừng trồng sản xuất, trong đó gần 9.500 ha đã thành rừng, sản lượng gỗ khai thác bình quân đạt 300.000 m3/năm. Mặc dù toàn tỉnh có 345 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản và đóng đồ mộc gia dụng, nhưng quy mô chủ yếu là nhỏ và vừa; trình độ công nghệ chế biến ở mức trung bình, mức tiêu hao nguyên liệu lớn.

4.jpg

Các sản phẩm gỗ được chế biến chủ yếu là ván bóc, ván dán, gỗ xẻ thanh, đồ mộc gia dụng, viên nén, đũa. Có rất ít doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu để xuất khẩu trực tiếp sản phẩm ra nước ngoài, còn lại đa số bán cho các công ty trung gian tại Hà Nội, Hải Phòng. Các sản phẩm gỗ bóc có lượng lớn cung cấp cho các tư thương Trung Quốc hoặc bán cho một số doanh nghiệp trong nước để gia công, hoàn thiện sản phẩm rồi xuất đi nước khác. Do vậy, giá trị sản phẩm thấp, đầu ra thiếu ổn định.

Trung bình mỗi ngày, cơ sở sản xuất gỗ của ông Tạ Anh Tuấn, xã Xuân Quang (Bảo Thắng) tiêu thụ hơn 50 m3 gỗ nguyên liệu, để sản xuất ra khoảng 800 kg đũa gỗ và 20 m3 ván bóc. Ông Tuấn cho biết: Sản phẩm đầu ra của cơ sở chủ yếu ở dạng thô rồi xuất cho công ty khác ở dưới xuôi chế biến sâu. Do phụ thuộc vào khâu trung gian nên giá bán bấp bênh, nhiều khi khó dự báo thị trường, có lúc sản phẩm làm ra tồn đọng, phải dừng sản xuất.

3.jpg

Bên cạnh đó, do số lượng cơ sở chế biến gỗ quy mô vừa và nhỏ tăng nhanh dẫn đến mất cân đối giữa cung và cầu trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào. Ở nhiều địa phương, năng lực chế biến đã vượt khả năng cung ứng nguyên liệu nên xảy ra việc khai thác quá mức, sử dụng cây chưa đủ tuổi, gây lãng phí, tỷ lệ hao hụt cao, có lúc các cơ sở chế biến gỗ thiếu nguyên liệu, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất. Số lượng cơ sở chế biến nhiều nhưng chỉ tập trung vào vài mặt hàng chế biến thô như ván bóc, ván dán, gỗ xẻ thanh có giá trị gia tăng thấp.

Bảo đảm nguồn nguyên liệu là yếu tố quan trọng để thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư nhà máy chế biến lâm sản, tạo chuỗi giá trị bền vững, xây dựng thương hiệu sản phẩm lâm sản. Cần nâng cao chất lượng gỗ nguyên liệu, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng rừng trồng, tập trung trồng và chuyển hóa rừng gỗ lớn theo đúng lộ trình. Chứng chỉ rừng bền vững FSC được xem là công cụ marketing hỗ trợ thâm nhập các thị trường quốc tế và đạt giá cả tối ưu.

- Ông Vũ Hồng Điệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh.

Cũng theo ông Vũ Hồng Điệp, để tạo ra các sản phẩm đồ gỗ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, đòi hỏi phải đầu tư về vốn, nguồn nhân lực và công nghệ chế biến. Các doanh nghiệp cần áp dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ 4.0 và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào chế biến lâm sản nhằm kiểm soát được chất lượng, an toàn và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho chế biến nông sản theo hướng đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và công nhân.

Hiệu quả từ mô hình nuôi lợn bản địa an toàn sinh học1.jpg

Cần đẩy mạnh nghiên cứu các xu thế phát triển thị trường, nhu cầu tiêu thụ các loại sản phẩm gỗ chế biến, lâm sản khác theo hướng “đi tắt, đón đầu”, khuyến khích sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm tinh chế, hoàn chỉnh. Phải hướng tới đa mục tiêu vừa tăng kim ngạch xuất khẩu, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa. “Đối với thị trường nội địa, cần đẩy mạnh các kênh phân phối, tập trung sản xuất các sản phẩm hướng vào thị trường các thành phố lớn và các tỉnh lân cận. Đối với thị trường quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tham gia các chương trình hội chợ, liên kết với các tổ chức khác để sản xuất, tìm kiếm thị trường lâm sản xuất khẩu” - ông Điệp nói.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Kiến tạo chuỗi giá trị bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những HTX do chính đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sáng lập và điều hành đã và đang chứng minh được sức mạnh nội tại, không chỉ tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập mà còn góp phần bảo tồn những giá trị bản địa, xây dựng chuỗi giá trị nông sản bền vững tại huyện vùng cao Bảo Yên (Lào Cai).

Đội Quản lý thị trường số 3 kiểm tra tại Bắc Hà

Bắc Hà siết chặt kiểm tra thị trường

Trước thềm Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà và vòng chung kết Giải đua ngựa truyền thống lần thứ 18, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai) đang tích cực triển khai các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, góp phần xây dựng hình ảnh Bắc Hà văn minh, thân thiện.

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Hội thảo giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Sáng 16/5, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nước phối hợp với Vườn Quốc gia Hoàng Liên tổ chức Hội thảo chia sẻ và giới thiệu sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các yếu tố đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Vẻ đẹp của những "vựa lúa" nhìn từ trên cao

Năm 2025, toàn tỉnh gieo trồng hơn 33.000 ha lúa, trong đó có hơn 9.600 ha lúa vụ xuân. Diện tích này chủ yếu tập trung tại các huyện: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát, thành phố Lào Cai... Thời điểm này, những cánh đồng lúa rộng lớn đã bắt đầu ngả vàng chờ nông dân thu hoạch. Nhìn từ trên cao, những "vựa lúa" mang vẻ đẹp kỳ vĩ như kiệt tác do bàn tay chăm chỉ, khéo léo của con người chạm khắc vào thiên nhiên.

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Sáng 15/5, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm 2025; đề xuất nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

fb yt zl tw