Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Đẩy mạnh tiêm chủng phòng bệnh

Đẩy mạnh tiêm chủng phòng bệnh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
2.png

Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, bên cạnh các bệnh truyền nhiễm lưu hành hằng năm có sự nổi lên của các bệnh mới, dịch bệnh nguy hiểm. Năm 2023, tình trạng thiếu một số loại vắc-xin kéo dài như vắc-xin 5 trong 1 (DPT-VGB-HIB), DPT, sởi, bại liệt (OPV)… dẫn đến nguy cơ bùng phát các bệnh có vắc-xin phòng ngừa. Đầu năm 2024, khi ngành y tế Lào Cai tiếp nhận vắc-xin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phân bổ về các địa phương để triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo phòng bệnh chủ động cho trẻ em.

Trên địa bàn huyện Bảo Thắng hiện có 102 điểm tiêm chủng, trong đó có 14 điểm cố định tại trạm y tế, 87 điểm tiêm chủng lưu động, 1 điểm tiêm vắc-xin viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ sau sinh và vắc-xin phòng lao tại Bệnh viện Đa khoa huyện. Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng đã xác định tiêm chủng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đặt ra mục tiêu cụ thể, trong đó có mục tiêu từ 95% trở lên trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin để phòng 8 bệnh truyền nhiễm (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn Hib, bại liệt, sởi).

4.png

Hiện Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng đã tiếp nhận hơn 27.000 liều vắc-xin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Hoạt động tiêm chủng trên địa bàn huyện Bảo Thắng được duy trì tiêm 12/12 tháng và 2 đợt/tháng. Đợt 1 triển khai tiêm từ ngày 3 đến ngày 7 hằng tháng. Đợt 2 triển khai tiêm mũi 2 cho trẻ đã được tiêm vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản mũi 1, tiêm vét cho đối tượng không đến tiêm trong các kế hoạch và đợt tiêm trước đó. Thời gian tổ chức tiêm đợt 2 cách đợt 1 từ 7 đến 14 ngày. Tính đến tháng 3/2024, các đơn vị y tế trên địa bàn huyện đã thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho 207 trẻ dưới 1 tuổi, tiêm vắc-xin phòng sởi - Rubella cho 323 trẻ, tiêm vắc-xin DPT cho 482 trẻ…

Để nâng cao chất lượng công tác tiêm chủng, đảm bảo tiêm chủng an toàn, chúng tôi đã lập kế hoạch tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế chuyên trách tiêm chủng, cán bộ tham gia công tác tiêm chủng tại các trạm y tế, bệnh viện và cán bộ phụ trách tiêm chủng dịch vụ tại Trung tâm Y tế. Công tác truyền thông về lợi ích của tiêm chủng cũng được đẩy mạnh qua nhiều kênh thông tin, lan tỏa để người dân chủ động đưa trẻ đến tiêm đủ mũi và đúng lịch.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bảo Thắng.

5.png

Tại một số địa phương ở vùng cao, công tác tiêm chủng mở rộng còn gặp khó khăn do nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa hiểu hết lợi ích của tiêm chủng nên chưa chủ động đưa trẻ tới điểm tiêm. Chính vì vậy, cán bộ các trạm y tế thường xuyên thực hiện truyền thông trực tiếp, thăm hộ gia đình và tư vấn, nhắc nhở lịch tiêm chủng thông qua mạng lưới y tế thôn, bản và cộng tác viên.

6.png

Nhằm đảm bảo an toàn trong tiêm chủng, ngành y tế đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hỗ trợ trước, trong và sau tiêm chủng, giám sát công tác xuất - nhập, bảo quản, vận chuyển, sử dụng vắc-xin trong tiêm chủng, tỷ lệ và tiến độ tiêm chủng tại các tuyến cùng công tác quản lý thông tin tiêm chủng trên Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia… Hằng tháng, khi các xã, thị trấn tổ chức tiêm chủng đều có cán bộ của trung tâm y tế huyện, thị xã đến giám sát các bàn tiêm ít nhất 1 lần/tháng trong 12 tháng.

3.png

Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm. Một số đối tượng ưu tiên cần tiêm chủng là trẻ em, phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, phụ nữ chuẩn bị có thai trong 4 tháng tới, thai phụ, người lớn mắc bệnh mạn tính và tất cả những người có nguy cơ tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm, gia đình có người mắc bệnh viêm gan siêu vi B.

Ngành y tế đang nỗ lực triển khai công tác tiêm chủng an toàn, thuận lợi, do đó người dân cũng cần chủ động đi tiêm chủng, đưa con em đến điểm tiêm chủng để được bảo vệ trước những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể phòng ngừa bằng vắc-xin.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng nguy cơ mắc thiếu máu huyết tán

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng nguy cơ mắc thiếu máu huyết tán

Thiếu máu huyết tán (còn gọi là Thalassemia, tan máu bẩm sinh) là căn bệnh di truyền lặn nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng giống nòi. Tại Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm từ 20% - 40%.

Nâng cao nhận thức về bệnh hen suyễn

Nâng cao nhận thức về bệnh hen suyễn

Ngày hen toàn cầu năm 2024 được tổ chức vào ngày 7/5. Tổ chức Toàn cầu phòng, chống hen phế quản đã chọn chủ đề “Trao quyền giáo dục về bệnh hen suyễn” nhằm nhấn mạnh sự cần thiết của việc nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống bệnh hen suyễn và những gánh nặng của bệnh.

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Đó là lời cảnh báo được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá chia sẻ tại buổi cung cấp thông tin về thuốc lá mới sáng ngày 3/5.

Thúc đẩy tiêm chủng vaccine để phòng bệnh cho trẻ em

Thúc đẩy tiêm chủng vaccine để phòng bệnh cho trẻ em

Vaccine là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại. Trong vòng 50 năm qua, vaccine đã cứu sống gần 154 triệu người trên toàn cầu. Hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng thế giới (từ ngày 24-30/4), Bộ Y tế kêu gọi các bộ, ngành, địa phương và người dân “chung tay tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh”.

Thúc đẩy tiêm chủng vaccine để phòng bệnh cho trẻ em

Thúc đẩy tiêm chủng vaccine để phòng bệnh cho trẻ em

Vaccine là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại. Trong vòng 50 năm qua, vaccine đã cứu sống gần 154 triệu người trên toàn cầu. Hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng thế giới (từ ngày 24-30/4), Bộ Y tế kêu gọi các bộ, ngành, địa phương và người dân “chung tay tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh”.

fb yt zl tw