Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Đẩy mạnh liên kết, chế biến chè

Đẩy mạnh liên kết, chế biến chè

Lào Cai xác định chè là 1 trong 6 ngành hàng chủ lực theo Nghị quyết 10 ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

z4846945015504_d3c42bd4c02c73309fcb3e34b96eeea7.jpg

Hiện tổng diện tích chè tập trung trên địa bàn tỉnh đạt 7.346 ha (chè kinh doanh 4.868 ha, chè kiến thiết cơ bản 2.478 ha), trong đó Mường Khương có 4.915 ha, Bảo Thắng 509 ha, Bảo Yên 559 ha, Bắc Hà 960 ha, Bát Xát 209 ha, thành phố Lào Cai 163 ha, thị xã Sa Pa 31 ha… Năm 2022, năng suất bình quân chè kinh doanh đạt 76,3 tạ/ha, bằng 78,3% so với năng suất chè bình quân chung toàn quốc (năng suất chè toàn quốc đạt 97,5 tạ/ha); sản lượng thu hoạch đạt 39.155 tấn chè búp tươi.

Toàn tỉnh hiện có 827,5 ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, trong đó 100 ha sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Lương Sơn và xã Xuân Hòa (huyện Bảo Yên); 696,5 ha sản xuất đạt tiêu chuẩn hữu cơ của Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Bắc Hà; 31 ha sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ của Công ty TNHH Lợi Sơn Điền, với công nghệ chế biến chè Ô long, xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Đài Loan.

z4846945019722_4d8284e35e2778f6e38a2f89938422e4.jpg

Ông Đỗ Văn Duy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Trên địa bàn tỉnh đã hình thành vùng chè tập trung, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn lao động. Đặc biệt, tỉnh đã phát triển được vùng chè tại các xã vùng cao với hàng nghìn ha được áp dụng kỹ thuật thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, sản xuất chè hữu cơ, chè chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

Chất lượng vùng chè nâng lên rõ rệt, hình thành liên kết chế biến chề ổn định tại các huyện: Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng. Các sản phẩm chè ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước, như chè sao lăn, chè xanh, chè Ô long, chè hương nhài...

z4846945020202_cfc5f65597574dbb5a0d72990c0cb456.jpg

Mường Khương là một trong những địa phương tiên phong trong việc thúc đẩy ngành hàng chè phát triển. Không chỉ duy trì phát triển vùng nguyên liệu, huyện Mường Khương còn triển khai nhiều giải pháp trong việc tăng cường liên kết sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm chè. Ông Lê Thanh Hoa, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương cho biết: Huyện đã mời gọi các doanh nghiệp đến đầu tư chế biến chè chất lượng cao. Hiện trên địa bàn đã có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người trồng chè để trồng, chế biến chè, như Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển trà Tiên Thiên; Hợp tác xã Chè Mường Khương, Hợp tác xã Chè Bản Sen, Công ty TNHH Mường Hoa… Đã có nhiều sản phẩm chè chất lượng cao của Mường Khương được cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước.

Điều đáng nói, Lào Cai đã có nhiều vùng chè năng suất cao và chất lượng tốt, nổi tiếng trong nước như Lùng Vai, Cao Sơn (Mường Khương), Phong Hải, Phú Nhuận (Bảo Thắng), Bản Liền (Bắc Hà)… Một số sản phẩm chè đã đạt chứng nhận OCOP từ 3 đến 5 sao (trong đó sản phẩm chè của Hợp tác xã Chè Bản Liền - Bắc Hà đạt 5 sao).

Theo kế hoạch, năm 2023, diện tích chè trồng mới là 1.055 ha. Mục tiêu đến năm 2025, diện tích chè tập trung toàn tỉnh đạt 8.420 ha và đầu tư thâm canh hơn 5.000 ha chè kinh doanh theo hướng sản xuất an toàn; năng suất trên 10 tấn búp tươi/ha/năm. Cùng với đó, đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào thâm canh, nâng cao chất lượng chè búp tươi, chế biến chè chất lượng, giá trị cao.

Dự kiến, sản lượng năm 2023 đạt 40.790 tấn chè búp tươi. Tính đến hết tháng 8/2023, sản lượng chè búp tươi đạt 31.000 tấn, giá trị hơn 217 tỷ đồng, sản lượng chế biến hơn 6.200 tấn chè khô, giá trị hơn 342 tỷ đồng…

Đến nay, tỉnh Lào Cai đã xây dựng được chỉ tiêu định hướng rất rõ ràng cho việc phát triển ngành chè đến năm 2025 và năm 2030, trong đó xác định huy động nguồn lực khoảng 187 tỷ đồng cho phát triển chè giai đoạn 2021 - 2025.

z4846945028883_790325bdca0fb0c905d2f84a7feff54b.jpg

Lào Cai còn nhiều dư địa để tăng sự đa dạng của sản phẩm thông qua đẩy mạnh chế biến chè đặc sản, chè đen, chè có thương hiệu và bao gói đa dạng. Bên cạnh đó, diện tích vùng nguyên liệu chè có chứng nhận hữu cơ, VietGAP và truy xuất nguồn gốc hiện chỉ chiếm 12,3% tổng diện tích chè hiện có nên việc đẩy mạnh xây dựng vùng nguyên liệu chè đặc sản, chè hữu cơ có chứng nhận và truy xuất nguồn gốc rõ ràng sẽ giúp chè Lào Cai tiếp cận tốt hơn thị trường phân khúc cao cấp.

Theo báo cáo đánh giá về ngành hàng chè của nhóm tư vấn Dự án GREAT thực hiện tại tỉnh Lào Cai, để ngành chè Lào Cai thay đổi mạnh mẽ hơn trong những năm tới, rất cần sự tham gia chủ động của các doanh nghiệp đầu ngành. Ngoài những doanh nghiệp đang có mô hình kinh doanh, sản phẩm và thị trường tiêu thụ tốt như Công ty TNHH Lợi Sơn Điền, Hợp tác xã Chè Bản Liền, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển trà Tiên Thiên, Công ty TNHH Chè Đại Hưng, các công ty có vùng nguyên liệu và số lượng hộ nông dân liên kết lớn, như Công ty Cổ phần Phong Hải và Công ty Cổ phần Chè Thanh Bình cần có sự chuyển đổi về thị trường, mô hình kinh doanh, tăng cường áp dụng chứng nhận cho vùng nguyên liệu chè hiện tại và đa dạng cơ cấu sản phẩm, từ đó tạo động lực để nông dân và doanh nghiệp nâng cấp chuỗi giá trị.

z4846945031777_8a0d9da2338a758454b39b5aa1d2a965.jpg

Thị trường chè Lào Cai được chia làm 3 phân khúc chính: Phân khúc cao cấp với thị trường xuất khẩu đi các nước châu Âu, Mỹ, Canada và thị trường nội tiêu; phân khúc thị trường chè trung bình với thị trường xuất khẩu chính là Đài Loan và nội tiêu; phân khúc chè cấp thấp với thị trường xuất khẩu chính là Trung Đông (Pakistan, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ) và Nga.

Dự báo thị trường chè tiếp tục tăng trưởng trong dài hạn, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Giá chè sẽ có xu hướng tăng trong ngắn hạn bởi nguồn cung thiếu hụt do sự gián đoạn ở nhiều nước sản xuất chè trên toàn thế giới. Đây là thời điểm thích hợp để ngành chè Lào Cai đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thị phần trên thị trường toàn cầu. Bên cạnh đó, thu nhập khả dụng của người tiêu dùng tăng đã cho phép các nhà sản xuất trà giới thiệu các sản phẩm cao cấp và hướng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ nông dân, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) được thực hiện từ năm 2001 đến nay. Chính sách này hiện đang được Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất kéo dài đến hết năm 2030 nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả mang lại.

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Năm 2024, tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh đạt 1,74%. Đầu năm 2025, ngành đề ra mục tiêu phấn đấu mức tăng trưởng đạt 4,2%. Tuy nhiên, theo Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 24/2/2025 của UBND tỉnh về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, tỉnh Lào Cai giao mức tăng trưởng nông - lâm - thủy sản đạt từ 4,5 đến 5%.

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

Ngày 7/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg về tổ chức tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Theo đó, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 sẽ tiến hành trên phạm vi cả nước vào ngày 1/7/2025.

Thôn Thái Bo nằm ven sông Hồng. Thôn có 196 hộ dân thì 80% trồng rau. Diện tích rau của thôn là hơn 7 ha.

[Ảnh] Bình yên làng rau Thái Bo

Thôn Thái Bo, xã Thống Nhất là một trong những vựa rau lớn nhất của thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau, người dân nơi đây đã vun trồng nên vùng rau rộng lớn, cung cấp rau xanh cho khu vực thành phố và các vùng lân cận. Vùng rau xanh ngát tạo nên vẻ đẹp trù phú, yên bình bên cạnh đô thị nhộn nhịp, đông vui.

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

Toàn tỉnh có 33/58 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đang hoạt động nhưng gặp khó khăn, vướng mắc cần được hỗ trợ, tháo gỡ. Đó là thông tin của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Hội nghị về giải quyết những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp được tổ chức vào chiều 16/4.

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Trong 2 năm (2024 – 2025), huyện Bảo Thắng thực hiện trồng 600 ha rừng gỗ lớn theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư, sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế do các chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp vào Quỹ Bảo vệ rừng và Môi trường tỉnh.

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong những xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Thời gian gần đây, với khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, một số hộ người Mông ở Pa Cheo đã mạnh dạn thử nghiệm trồng dược liệu quý như sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa để nâng cao thu nhập. Xã Pa Cheo đã thoát khỏi "3 không", đang bước vào ngày mới đầy hy vọng.

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

"Phẳng Tao" theo tiếng Nùng nghĩa là vùng đồi núi bằng phẳng. Nơi đây là địa danh khởi xướng phong trào trồng chè của xã Bản Sen nói riêng, huyện Mường Khương nói chung cách đây hơn 20 năm. Đến nay, Phẳng Tao là vùng chè rộng lớn nhất của Bản Sen đồng thời cũng là một trong những thôn có diện tích và sản lượng chè cao nhất Mường Khương. Nhưng ít ai biết rằng, để xây dựng được vùng chè rộng lớn như ngày hôm nay có công sức, mồ hôi của biết bao đảng viên gương mẫu.

Tuyến đường nội đồng quan trọng thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Những dải lụa kết nối mùa bội thu

Lào Cai hiện có khoảng 250 km đường nội đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường nội đồng được các địa phương và Nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản dễ dàng. Giữa vùng canh tác rộng lớn, nhìn từ trên cao, đường nội đồng như những dải lụa điểm tô bức tranh nông thôn mới, góp phần đem lại những vụ mùa bội thu.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mỗi cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia góp phần xây dựng địa bàn vững chắc, đặc biệt là tham gia thực hiện tốt các phong trào ở địa phương.

fb yt zl tw