Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Đẩy mạnh các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng dịp cuối năm

Đẩy mạnh các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng dịp cuối năm

Để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm tỉnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp, trong đó công tác tuần tra, kiểm soát được đặt lên hàng đầu.

Cuối năm dương lịch và chuẩn bị đón tết Nguyên đán thường là thời điểm các đối tượng thường hay lợi dụng để khai thác, vận chuyển trái phép các loại lâm sản, động vật hoang dã. Để quản lý, bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm tỉnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp, trong đó công tác tuần tra, kiểm soát được đặt lên hàng đầu.

4.jpg

Vườn Quốc gia Hoàng Liên rộng hơn 24.000 ha, bị chia cắt mạnh bởi núi đá cao, có hàng chục thôn, bản nằm trong vùng đệm, vùng lõi. Do vậy, việc khai thác rừng trái phép có nguy cơ xảy ra bất cứ lúc nào. Đặc biệt trong dịp tết Nguyên đán thường xảy ra tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán và sử dụng lâm sản, các loài cây, cành cây có nguồn gốc từ rừng tự nhiên để làm cảnh (cành, gốc cây vân sam, đỗ quyên, mận rừng…), động vật hoang dã. Thời điểm này cũng là cao điểm mùa khô hanh nên lực lượng kiểm lâm luôn trong tư thế chủ động, sẵn sàng ứng phó với nguy cơ cháy rừng.

Ông Trần Quốc Nam, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Hoàng Liên cho biết: Chúng tôi thực hiện chế độ trực 24/24h tại 6 trạm kiểm lâm địa bàn, 14 chốt ở các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy cao để kịp thời phát hiện, ứng phó khi cháy rừng xảy ra; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân; tổ chức kiểm tra, kiểm soát người ra - vào rừng tại các chốt bảo vệ rừng và khóa, chốt chặn tại vị trí “nút thắt”, cửa ngõ vận chuyển lâm sản ra khỏi rừng; tuần tra, kiểm soát lưu động vòng ngoài, cửa rừng, đường mòn, lối mở, các tuyến đường liên thôn, liên xã thường phát sinh hành vi vận chuyển, tàng trữ lâm sản.

7.jpg

Tổ Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có nhiệm vụ ngăn chặn, xử lý các điểm, tụ điểm vận chuyển, mua bán lâm sản và bày bán cành vân sam, cây cảnh có nguồn gốc tự nhiên phát sinh trên địa bàn.

Huyện Văn Bàn có gần 142.000 ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm hơn 65%, tỷ lệ che phủ rừng của Văn Bàn cao nhất tỉnh (67,76%). Địa phương có 7 xã giáp ranh với các huyện: Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu) và Văn Yên, Mù Cang Chải (Yên Bái), tổng chiều dài khoảng 115 km.

Để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng, nhất là tại các khu vực giáp ranh, hằng năm, huyện đã ký kết và thực hiện quy chế phối hợp tuần tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm quy định về bảo vệ rừng với các huyện giáp ranh của tỉnh bạn.

3.jpg

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Văn Bàn Nguyễn Công Tưởng cho biết: Với diện tích rừng lớn, địa bàn hiểm trở, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những vụ việc vi phạm Luật Lâm nghiệp, nhất là trong đợt cao điểm tết Nguyên đán, hạt đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân không vào rừng khai thác lâm sản, săn bắt thú rừng trái phép và phân công 100% lực lượng trực xuyên tết.

5.jpg

Theo nhận định của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, những tháng cuối năm 2024, tình trạng chặt phá, khai thác rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật tiềm ẩn nguy cơ cao. Do đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, chủ rừng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp để người dân hiểu rõ và nghiêm túc thực hiện; thường xuyên kiểm tra, rà soát các địa bàn, khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra tình trạng cháy rừng, chặt phá, khai thác và lấn chiếm đất rừng trái pháp luật để nắm bắt, ngăn chặn, xử lý kịp thời ngay từ cơ sở.

Tổ chức thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; chủ động về lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo kịp thời khống chế nhanh nhất các trường hợp cháy rừng, không để xảy ra cháy lớn.

6.jpg

Lực lượng kiểm lâm chú trọng tham mưu xem xét, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng cháy rừng, chặt phá, khai thác và lấn chiếm đất rừng tại địa phương; điều tra, làm rõ đối tượng vi phạm đối với các vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng, hủy hoại rừng để răn đe giáo dục, phòng ngừa; chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng công an, dân quân các xã và chủ rừng duy trì hoạt động, thực hiện các quy chế, phương án bảo vệ rừng đã được ký kết...

8.jpg

Ngoài sự nỗ lực của lực lượng chức năng, người dân cũng cần nâng cao ý thức, trách nhiệm, nói “không” với động vật rừng có nguồn gốc từ tự nhiên để làm thực phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Trù phú “Làng văn hóa” bên bờ sông Hồng

Trù phú “Làng văn hóa” bên bờ sông Hồng

Bản Liên Hà 6, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên có 130 hộ, với hơn 500 nhân khẩu, hầu hết là người từ Hưng Yên lên Lào Cai lập nghiệp từ những năm 60 của thế kỷ trước, theo lời kêu gọi xây dựng vùng kinh tế mới của Đảng và Nhà nước. Hơn 60 năm gắn bó với mảnh đất biên cương của Tổ quốc, bản nhỏ bên bờ sông Hồng đã “thay da, đổi thịt”. 

Đưa điện về Sín Chải

Đưa điện về Sín Chải

Ngày đầu năm mới, thôn Sín Chải, xã Trung Chải, thị xã Sa Pa như bừng sáng trong niềm vui của bà con khi điện lưới quốc gia chính thức đến từng nhà. Đây là sự kiện mang ý nghĩa lớn lao đối với 40 hộ dân tộc Dao nơi đây, những con người đã quen sống trong cảnh thiếu thốn ánh sáng suốt bao năm qua.

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Khẳng định vị thế toàn cầu

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Khẳng định vị thế toàn cầu

Năm 2024 không chỉ là câu chuyện về sự phục hồi và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, mà còn là minh chứng cho khả năng thích nghi và sáng tạo của một quốc gia đang vươn lên mạnh mẽ trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Với những nền tảng bền vững và chiến lược phát triển phù hợp, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những điểm sáng nổi bật tại khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.

Du khách quốc tế xúc động khi đặt chân tới Lào Cai

Du khách quốc tế xúc động khi đặt chân tới Lào Cai

Xúc động khi được đón tiếp ân cần, thân tình, cởi mở và được chìm đắm trong giai điệu bài hát “Happy new year” khi vừa đặt chân xuống ga Lào Cai trong ngày đầu tiên của năm mới 2025, du khách quốc tế đã không giấu niềm hân hoan, hạnh phúc.

Thu hút nguồn lực đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Thu hút nguồn lực đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, huyện Bảo Thắng tập trung khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm huy động các nguồn lực đầu tư, hướng tới mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững, xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao.

Sản phẩm OCOP đón mùa vụ quan trọng nhất trong năm

Sản phẩm OCOP đón mùa vụ quan trọng nhất trong năm

Nhiều năm qua, không ít sản phẩm OCOP của Lào Cai được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn để sử dụng và làm quà biếu, tặng trong dịp tết Nguyên đán. Vì vậy, thời điểm này trở thành mùa vụ quan trọng nhất trong năm đối với nhiều chủ thể OCOP.

“Cửa ngõ” huyện Bắc Hà trên hành trình trở thành đô thị loại V

“Cửa ngõ” huyện Bắc Hà trên hành trình trở thành đô thị loại V

Xã Bảo Nhai - vùng đất được mệnh danh là “cửa ngõ” của huyện Bắc Hà đã và đang có sự thay đổi mạnh mẽ, ngày càng phát triển. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng cán bộ, đảng viên và người dân, Bảo Nhai đang trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thị loại V.

Chuối “cống phẩm” lên ngôi

Chuối “cống phẩm” lên ngôi

Năm 2024, quả chuối ngự (xưa là cống phẩm tiến vua) có thời cơ “lên ngôi” khiến người nông dân ở Bảo Thắng phấn khởi và tự tin cho kế hoạch phát triển cây trồng này trong những năm tới. Dù chưa phải là cây trồng chủ lực, nhưng cây chuối ngự đang có cơ hội gia tăng diện tích bởi lợi thế và tiềm năng lớn...

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024

Sáng 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới”.

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sa Pa năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội thị xã Sa Pa năm 2024

Vượt qua nhiều khó khăn, với sự nỗ lực, đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn, thị xã Sa Pa đã khép lại năm 2024 với nhiều kết quả nổi bật. Đây là những kết quả quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Sa Pa lần thứ XXIII đề ra.

Nông dân Bảo Thắng: Thêm vụ, thêm niềm vui

Nông dân Bảo Thắng: Thêm vụ, thêm niềm vui

Mùa đông năm nay đến muộn hơn nhưng thời tiết vẫn được cho là có nhiều thuận lợi trong sản xuất vụ đông với nền nhiệt không quá thấp, nhiều ngày hửng nắng, nước tưới dồi dào. Đây là yếu tố giúp người nông dân huyện Bảo Thắng - địa phương có diện tích cây vụ đông luôn đứng tốp đầu trong tỉnh mạnh dạn đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu suất sử dụng đất trong năm và gia tăng thu nhập trên một đơn vị đất canh tác. 

fb yt zl tw