Đẩy mạnh biên soạn lịch sử đảng góp phần giáo dục truyền thống

Nhờ ban hành chỉ thị riêng về công tác lịch sử đảng, công tác biên soạn lịch sử đảng, truyền thống đã được cấp ủy các cấp, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh quan tâm, đẩy mạnh trong những năm gần đây, góp phần xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và giáo dục truyền thống của đảng.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, căn cứ các kế hoạch, hướng dẫn của Tỉnh ủy Lào Cai về nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng giai đoạn 2021 - 2025 và Đề án số 10 ngày 9/12/2020 về “Nâng cao hiệu quả công tác chính trị tư tưởng, tuyên truyền, vận động huyện Bảo Yên giai đoạn 2020 - 2025” của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXII, Huyện ủy Bảo Yên đã ban hành kế hoạch, công văn lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống trên địa bàn huyện.

BY2.jpg
BY3.jpg
Hội thảo lịch sử Đảng bộ thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên.

Đến nay, Đảng bộ huyện và 100% đảng bộ xã, thị trấn trên địa bàn đã hoàn thành việc biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ địa phương. Các sản phẩm đã và đang phát hành đều đảm bảo tính Đảng, tính khoa học trong nghiên cứu, sưu tầm, tính chiến đấu, tính tư tưởng và đúng định hướng của Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

BY1.jpg
Tất cả đảng bộ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bảo Yên đều hoàn thành xuất bản lịch sử đảng bộ.

Nét mới là, từ cuốn lịch sử Đảng bộ huyện, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã biên soạn thành cuốn tài liệu tuyên truyền lịch sử Đảng để tuyên truyền trong các chi bộ, đảng bộ trực thuộc, các cơ sở giáo dục và Trung tâm Chính trị huyện. Tương tự, trên cơ sở lịch sử Đảng bộ các xã, thị trấn, Ban Tuyên giáo chỉ đạo các Đảng ủy biên soạn rút gọn thành tài liệu tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ đưa vào làm tài liệu tuyên truyền tại các chi bộ trực thuộc, các cơ sở giáo dục tại địa phương.

Năm 2024, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Bảo Yên đang triển khai xây dựng cuốn Văn kiện Đảng bộ huyện tập 1, giai đoạn 1965 – 1985. Hiện tổ biên soạn đang tiến hành sưu tầm tài liệu. Theo kế hoạch, trong năm tiếp tục tái bản lịch sử Đảng bộ các xã Xuân Hòa, Thượng Hà, Minh Tân, Bảo Hà, Vĩnh Yên, Nghĩa Đô, Việt Tiến, Phúc Khánh. Huyện ủy chỉ đạo các đảng bộ khối cơ quan tổ chức sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống của cơ quan, đơn vị, gồm: Lịch sử Đảng bộ Quân sự huyện (1965 - 2020); Lịch sử Đảng bộ Y tế; Lịch sử Đảng bộ Công an huyện; Kỷ yếu HĐND huyện. Đặc biệt, sẽ ra mắt cuốn Lịch sử Đảng bộ thị trấn Phố Ràng (tái bản) đúng dịp kỷ niệm 75 năm Chiến thắng Phố Ràng (22/6/1949 - 22/6/2024).

Tại thành phố Lào Cai, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thành ủy về đẩy mạnh công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, truyền thống ngành, cơ quan, đơn vị, nên số lượng đầu sách lịch sử, kỷ yếu được xuất bản, phát hành tăng cả về số lượng, chất lượng.

2 (2).jpg
Đảng bộ xã Tả Phời, thành phố Lào Cai ra mắt cuốn Lịch sử Đảng bộ năm 2020.
img-2361-6447.jpg
Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Lào Cai đã hoàn thành xuất bản lịch sử ngành.

Tính từ năm 2018 đến nay, Thành ủy Lào Cai đã hoàn thành và xuất bản cuốn sách Lịch sử Đảng bộ thành phố Lào Cai (1950 – 2020); Văn kiện đảng bộ thành phố Lào Cai tập 1 (1950 - 1979); Kỷ yếu hội thảo “Thành phố Lào Cai 30 năm tái lập, xây dựng, hội nhập và phát triển (1992 - 2022)”; sách ảnh “Thành phố Lào Cai - Những sự kiện, hình ảnh, điển hình tiêu biểu (1992 - 2022)”; tài liệu “Giáo dục lịch sử, truyền thống, văn hoá, con người thành phố Lào Cai”.

Trong năm 2024, Thành ủy Lào Cai đang hoàn thiện các bước xuất bản cuốn Lịch sử thành phố Lào Cai giai đoạn 1907 – 2022. Với việc xuất bản cuốn sách này, thành phố Lào Cai là đơn vị đầu tiên trong tỉnh triển khai viết lịch sử địa phương.

TP.jpg
Thành ủy ra mắt cuốn sách Văn kiện Đảng bộ thành phố tập 1 (1950 - 1979).
1 (2).jpg
Thành ủy Lào Cai họp đánh giá công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ trên địa bàn.

Các đảng bộ xã, phường, cơ quan, đơn vị của thành phố cũng tích cực nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ, sách truyền thống. Đến nay, còn duy nhất xã Thống Nhất chưa xuất bản lịch sử đảng bộ, do mới thành lập theo Nghị quyết số 896 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Lào Cai. Có 2 đơn vị hoàn thành xuất bản kỷ yếu là Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và Đảng bộ Cơ quan Đảng - Đoàn thể thành phố. 4 đơn vị hoàn thành xuất bản sách lịch sử của ngành gồm: Đảng bộ Công an thành phố; Chi bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố; Chi bộ Trường THPT số 1 thành phố và Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố.

Trong năm 2024, Đảng bộ Quân sự, Đảng bộ Y tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Thành đoàn Lào Cai đang tiến hành sưu tầm tư liệu và chuẩn bị các điều kiện viết lịch sử đảng, truyền thống ngành.

qc1.jpg
Thành phố Lào Cai là đơn vị đầu tiên trong tỉnh triển khai viết lịch sử địa phương.

Không chỉ tại huyện Bảo Yên và thành phố Lào Cai, đến nay, có 13/13 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy đã biên soạn xong lịch sử đảng bộ; 40/70 sở, ban, ngành của tỉnh biên soạn xong lịch sử, truyền thống (đạt 57%); 130/152 xã, phường, thị trấn biên soạn xong lịch sử đảng bộ (đạt 85,5%).

3 (1).jpg
1 (1).jpg
100% xã, thị trấn của huyện Văn Bàn hoàn thành xuất bản lịch sử đảng bộ.

Tiêu biểu như huyện Văn Bàn, đã có 22/22 đảng bộ xã hoàn thành nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ cơ sở; 10 cơ quan, đơn vị biên soạn truyền thống ngành. Huyện Văn Bàn đã hoàn thành sớm hơn 2 năm so với mục tiêu Đề án 17-ĐA/TU của Tỉnh ủy Lào Cai về “Nâng cao hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, vận động tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025”.

7792.jpg
7810.jpg
Đảng ủy xã Khánh Yên Hạ chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền lịch sử Đảng bộ đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn.

Theo đánh giá của Tỉnh ủy, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng thời gian qua đã được các cấp, các ngành tích cực triển khai; chất lượng các ấn phẩm ngày càng được nâng cao. Những kết quả nổi bật kể trên được khởi nguồn từ việc Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 40 về “Tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, truyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trên địa bàn tỉnh”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw