Đảng bộ Sở Thông tin và Truyền thông chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống tham nhũng

LCĐT - Để nâng cao công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, những năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Thông tin và Truyền thông luôn chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong đơn vị.

Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Thông tin và Truyền thông luôn coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật Phòng, chống tham nhũng; gắn công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo với thanh tra thực thi công vụ ở một số lĩnh vực nhạy cảm, được dư luận quan tâm. Đồng thời, gắn việc thực hiện các nghị quyết của Đảng với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức, như kết hợp hội nghị tổng kết công tác chuyên môn, công tác đoàn thể, học tập nghị quyết của Đảng, các cuộc họp giao ban có lồng ghép nội dung về phòng, chống tham nhũng, tuyên truyền qua cổng thông tin điện tử của sở…

Công tác phòng, chống tham nhũng được tuyên truyền, quán triệt trong những buổi sinh hoạt, hội nghị nội bộ của sở.
Công tác phòng, chống tham nhũng được tuyên truyền, quán triệt trong những buổi sinh hoạt, hội nghị nội bộ của sở.

Các chi bộ trong đảng bộ triển khai phổ biến, quán triệt nghiêm văn bản của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến cán bộ, đảng viên, qua đó, nhận thức của cán bộ, đảng viên về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được nâng lên rõ rệt.

Việc ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sát với kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của ngành cũng được Đảng ủy Sở Thông tin và Truyền thông đặc biệt coi trọng. Đảng ủy đã ban hành chương trình kiểm tra, giám sát năm 2022; các công văn, kế hoạch quán triệt thực hiện “đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông cũng ban hành các văn bản triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng; bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng…

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Ban Chấp hành Đảng bộ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Sở Thông tin và Truyền thông luôn thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hằng năm, như việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; việc thanh toán, quyết toán các nguồn kinh phí, các khoản chi phục vụ hoạt động của cơ quan; việc bố trí, quản lý sử dụng tài chính, tài sản của cơ quan; công tác tổ chức, cán bộ, thi đua, khen thưởng…

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 130 ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và địa phương, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức triển khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu (năm 2020) trong toàn ngành kịp thời, đầy đủ; 100% cán bộ, công chức, người lao động kê khai tài sản thu nhập lần đầu.

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị trực thuộc gắn với trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Định kỳ hằng tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm giao ban để đánh giá kết quả đạt được của cơ quan, của ngành; gắn với việc tăng cường thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng. Hoạt động giám sát của Nhân dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng được duy trì thường xuyên, thông qua các hình thức: Tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của người dân; hoạt động của Ban thanh tra nhân dân… Qua các đợt kiểm tra, giám sát, Sở Thông tin và Truyền thông không phát hiện trường hợp có hành vi, biểu hiện tham nhũng. Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan đều được học tập và nghiêm túc thực hiện ứng xử, giao tiếp trong công việc hằng ngày tại cơ quan và khi giao dịch với các cơ quan khác; luôn thực hiện nghiêm văn hóa công sở, không có biểu hiện sách nhiễu, tiêu cực.

Trong thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tự kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn ngừa vi phạm, chống tham ô, lãng phí, góp phần xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị tỉnh trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Dân vận 3 khéo” ở Sư đoàn 316, Quân khu 2

“Dân vận 3 khéo” ở Sư đoàn 316, Quân khu 2

Nhận thức sâu sắc vai trò của công tác dân vận, trong những năm qua, cùng với thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm, Sư đoàn 316, Quân khu 2 luôn chú trọng đẩy mạnh công tác dân vận bằng nhiều biện pháp đổi mới, mô hình hay, cách làm hiệu quả, nhất là Mô hình “Dân vận 3 khéo”: Khéo nắm bắt tình hình địa bàn; khéo tuyên truyền vận động nhân dân; khéo giúp đỡ nhân dân.

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phương án sáp nhập các ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 1/12, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng thông báo chuyên đề về các nội dung chính, trọng tâm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18. Theo phương án định hướng được nêu sẽ giảm 4 ủy ban của Quốc hội và 1 cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ghi nhận từ mô hình "Chi bộ bốn tốt" ở Bảo Yên

Ghi nhận từ mô hình "Chi bộ bốn tốt" ở Bảo Yên

Triển khai từ năm 2024, mô hình "Chi bộ bốn tốt" ở Bảo Yên đã có nhiều cách làm hay, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng nâng cao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố và tăng cường niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.

Tỉnh Lào Cai tham dự hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Tỉnh Lào Cai tham dự hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Sáng 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.

Diện mạo phường Bắc Lệnh ngày càng khởi sắc

Diện mạo phường Bắc Lệnh ngày càng khởi sắc

Với việc quy hoạch, đầu tư phát triển đô thị của thành phố Lào Cai, diện mạo đô thị phường Bắc Lệnh ngày càng đẹp hơn, văn minh hơn, hiện đại hơn. Dáng dấp của một đô thị hiện đại đang hiện hữu với các công trình công cộng, nhà ở đô thị và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

Bế mạc Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV sau 29,5 ngày làm việc với tinh thần đổi mới trách nhiệm cao

Bế mạc Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV sau 29,5 ngày làm việc với tinh thần đổi mới trách nhiệm cao

Chiều 30/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên bế mạc Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới.

Tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với thành phố Lào Cai

Tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với thành phố Lào Cai

Từ ngày tái lập tỉnh Lào Cai (1/10/1991) tới nay và đặc biệt trong 20 năm thành lập thành phố Lào Cai, Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể và đồng bào các dân tộc thành phố Lào Cai vinh dự được đón tiếp nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới thăm, động viên. Đó là nguồn cổ vũ lớn đối với thành phố trẻ Lào Cai trên đường xây dựng và phát triển, sớm phấn đấu trở thành đô thị loại 1.

Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Lào Cai dâng hương báo công Bác Hồ

Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Lào Cai dâng hương báo công Bác Hồ

Sáng 30/11, tại Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Lào Cai do đồng chí Đỗ Trường Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Lào Cai làm Trưởng đoàn đã dâng hương, báo công lên Bác những thành tích và kết quả đạt được sau 20 năm thành lập thành phố Lào Cai.

Tự hào 20 năm xây dựng và phát triển

Tự hào 20 năm xây dựng và phát triển

Sau 20 năm thành lập, thành phố Lào Cai có bước phát triển toàn diện, khẳng định vị trí tỉnh lỵ, trung tâm của trục động lực dọc sông Hồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đầu cầu kết nối tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam). Đến nay, thành phố Lào Cai cơ bản hội tụ đủ các tiêu chí quan trọng, cốt lõi của đô thị loại I, xứng đáng là điểm sáng đô thị vùng Tây Bắc.

Khẳng định vị thế "đầu tàu" kinh tế của tỉnh

Khẳng định vị thế "đầu tàu" kinh tế của tỉnh

Ngày 30/11/2004, Chính phủ ban hành Nghị định thành lập thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai và ngày này trở thành ngày thành lập thành phố Lào Cai. Trong suốt 20 năm qua, các thế hệ lãnh đạo và Nhân dân các dân tộc thành phố Lào Cai luôn đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm xây dựng thành phố tỉnh lỵ Lào Cai ổn định về chính trị, phát triển nhanh và bền vững về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh vững chắc,...

fbytzltw