Đại sứ Andrew Goledzinowski: Việt Nam là trung tâm trong chính sách ngoại giao ASEAN của Australia

Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski cho biết chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Australia Anthony Albanese tái khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc hợp tác chặt chẽ hơn với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.

Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski.

Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski.

Trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Australia Anthony Albanese từ ngày 3-4/6 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đã chia sẻ với báo chí ý nghĩa và những nội dung có thể được thảo luận trong chuyến thăm đặc biệt này.

Xin Đại sứ cho biết mục đích và ý nghĩa của chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Australia Anthony Albanese trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023)?

Thật tuyệt khi tôi có cơ hội chia sẻ về dịp kỷ niệm đặc biệt này và chuyến thăm Việt Nam quan trọng của Thủ tướng Albanese bắt đầu vào ngày mai.

Australia là nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngay sau khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973. Có rất nhiều điều mà hai nước chúng ta đã cùng đạt được trong 50 năm qua.

Tôi cho rằng, chuyến thăm này rất quan trọng. Đây không những là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Albanese tới Việt Nam mà còn là cơ hội để nhìn lại 50 năm qua và hướng tới 50 năm hợp tác tiếp theo.

Chính phủ của ông Albanese mới được bầu cách đây một năm có cam kết mạnh mẽ trong việc hợp tác chặt chẽ hơn với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Vì vậy, đây là dịp để chúng ta xem xét, rà soát tất cả các lĩnh vực đang cùng triển khai. Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về cơ hội nâng cấp mối quan hệ song phương lên một tầm cao mới.

Chuyến thăm sẽ đóng góp như thế nào vào sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam-Australia, cụ thể là tiến trình thúc đẩy nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện như lãnh đạo hai bên đã đề ra?

Quan hệ giữa Australia và Việt Nam hiện là quan hệ Đối tác chiến lược trên ba lĩnh vực trụ cột gồm kinh tế, thương mại và đầu tư; giáo dục và đào tạo; quốc phòng và an ninh.

Các Lãnh đạo sẽ gặp gỡ và trao đổi về tất cả các lĩnh vực này cũng như cách để phát triển hơn nữa hợp tác trong từng lĩnh vực.

Chúng tôi được biết rằng phía Việt Nam muốn bổ sung trụ cột thứ tư cho mối quan hệ song phương khi chúng ta tiến tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Trụ cột thứ tư đó có thể là hợp tác chuyển đổi năng lượng và biến đổi khí hậu. Nếu trở thành hiện thực, đây sẽ là một cơ hội quan trọng đối với cả hai nước.

Vì vậy, tôi mong đợi rằng các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận tất cả những điều này trong chuyến thăm tới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Australia Anthony Albanese dịp Cấp cao ASEAN tại Campuchia, tháng 11/2022.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Australia Anthony Albanese dịp Cấp cao ASEAN tại Campuchia, tháng 11/2022.

Việt Nam là một đối tác kinh tế chiến lược ngày càng quan trọng đối với Australia ở Đông Nam Á, một lĩnh vực được chính phủ ông Albanese chú trọng. Phương hướng nào sẽ được triển khai trong thời gian tới để tăng cường quan Việt Nam-Australia?

Việt Nam là đối tác kinh tế rất quan trọng đối với Australia. Năm nay, Việt Nam trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và là nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á. Các nước trên thế giới ngày càng quan tâm đến Việt Nam.

Quan hệ kinh tế của chúng ta đã phát triển khá nhanh chóng. Trong vài năm gần đây, Australia đã vươn lên là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam.

Chúng tôi có truyền thống là một trong những nhà đầu tư đầu tiên tại Việt Nam. Ngân hàng nước ngoài đầu tiên, công ty luật quốc tế đầu tiên, trường đại học quốc tế đầu tiên của Việt Nam đều đến từ Australia. Australia đã giúp xây dựng đường điện cao thế nối liền miền Bắc và miền Nam. Các liên kết vệ tinh đầu tiên cho đến các cuộc gọi điện thoại qua cáp quang dưới biển đầu tiên của Việt Nam cũng là của Australia.

Hiện nay, Việt Nam tiếp tục phát triển và hướng tới con đường về kỹ thuật và phát triển công nghệ cao, đó chính là nơi Australia đang ở, cũng là nơi quan hệ đối tác của chúng ta có thể phát triển hơn nữa.

Một lĩnh vực mà tôi đặc biệt mong chờ phát triển vượt trội là giáo dục. Trong cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Nguyễn Kim Sơn cách đây không lâu, tôi đã nói rằng trong 23 năm qua, chỉ có một trường đại học của Australia mở phân hiệu tại Việt Nam, đó là RMIT. Chúng ta có thể làm tốt hơn thế.

Vì vậy, tôi hy vọng có thể làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo để phát triển một khuôn khổ cho phép các trường đại học quốc tế khác của Australia thành lập tại Việt Nam.

Theo ông, đâu là điểm nhấn trong quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước?

Như các bạn đã biết, Australia là một đồng minh theo hiệp ước với Mỹ trong khi Việt Nam là một quốc gia không liên kết. Tuy nhiên, có rất nhiều phạm vi hợp tác song phương và chúng ta đã thực sự hợp tác trong một số lĩnh vực về quốc phòng, an ninh.

Đặc biệt là chúng ta đã cùng nhau làm việc trong công tác gìn giữ hòa bình. Vài tuần nữa, tôi sẽ tham dự lễ xuất quân tiếp theo của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam sang châu Phi. Những năm qua, Australia đã đóng góp rất nhiều vào nỗ lực gìn giữ hòa bình của Việt Nam. Quân đội hai nước đã trao đổi đào tạo kỹ năng trong một số lĩnh vực.

Điều quan trọng khác là chúng ta đã đối thoại rất nhiều về các vấn đề như Biển Đông. Việt Nam, Australia có quan điểm rất mạnh mẽ về các vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và pháp quyền. Hai nước đề cao tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Tối nay tại Singapore, Thủ tướng Albanese có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-La, hội nghị chiến lược quan trọng hàng đầu châu Á. Tôi tin rằng, Chính phủ Việt Nam sẽ lắng nghe rất kỹ những gì ông Albanese nói và hy vọng rằng phía Việt Nam có sự nhất trí mạnh mẽ về nhiều điểm mà ông Albanese đưa ra. Bởi vì, như tôi đã nói, chúng ta chia sẻ quan điểm mạnh mẽ về những vấn đề quốc tế và khu vực.

Diễn đàn đầu tư Việt Nam-Australia tại Hà Nội ngày 17/4.

Diễn đàn đầu tư Việt Nam-Australia tại Hà Nội ngày 17/4.

Đại sứ vừa đề cập hợp tác trong vấn đề biến đổi khí hậu và điều hòa năng lượng. Chúng ta cần làm gì để tăng cường hợp tác hơn nữa trong những lĩnh vực đó?

Mặc dù Việt Nam và Australia ở khu vực địa lý khác nhau, nhưng hiện cả hai nước đều phụ thuộc rất nhiều vào carbon và nguồn năng lượng carbon. Cả hai nước đều đưa ra những cam kết rất tham vọng hướng đến mục tiêu khử cacbon cho nền kinh tế.

Điều đó được thực hiện như thế nào sẽ rất quan trọng, bởi vì chúng ta đều muốn bảo đảm rằng các nền kinh tế vẫn tiếp tục phát triển trong giai đoạn này.

Australia đang hoạt động rất nhiều trong lĩnh vực này. Hiện tại, chúng tôi đang đầu tư vào điện gió tại Việt Nam. Chúng tôi hợp tác với VinFast để phân phối mạng lưới trạm sạc xe điện trên toàn quốc. Những chiếc xe buýt xanh da trời mà bạn thấy ở Thủ đô Hà Nội là kết quả đồng đầu tư của Australia với tập đoàn Vingroup.

Mặc dù chúng ta đã và đang hợp tác rất nhiều, nhưng chúng ta còn có thể làm được nhiều hơn nữa. Tôi dự đoán rằng sẽ có một số thông báo quan trọng trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Albanese về lĩnh vực này.

Đại sứ hãy cho biết quan điểm của mình về chính sách ngoại giao cây tre của Việt Nam?

Việt Nam có những nhà ngoại giao rất giỏi. Không ngoa khi nói rằng, những thành tựu của Việt Nam vượt xa sức tưởng tượng. Chúng tôi kỳ vọng Việt Nam sẽ làm được nhiều hơn nữa trong tương lai và đảm nhận vị trí lãnh đạo ở Đông Nam Á. Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ điều đó.

ASEAN là trung tâm trong chính sách ngoại giao khu vực của Australia và Việt Nam là trung tâm trong chính sách ngoại giao ASEAN đó. Chúng tôi mong muốn được hỗ trợ chính sách ngoại giao cây tre của Việt Nam khi chính sách đó tiếp tục mang lại hòa bình, thịnh vượng cho thế giới.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Toàn quyền Australia David Hurley đến thăm Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày 2/4.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Toàn quyền Australia David Hurley đến thăm Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam ngày 2/4.

Báo Thế giới & Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã và luôn dành những nguồn lực tốt nhất, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Chuyến công tác của Thủ tướng làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Thủ tướng làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng có cuộc trả lời phỏng vấn về những kết quả đạt được trong chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 và tiến hành hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil từ ngày 4-8/7.

Việt Nam sẵn sàng đóng góp tại các cơ chế đa phương

Việt Nam sẵn sàng đóng góp tại các cơ chế đa phương

Chiều 6/7, tại Rio de Janeiro, Bra​sil​, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về “Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2025

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khai mạc vào sáng 6/7 (giờ địa phương), tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS, một cơ chế hợp tác đa phương giữa các nền kinh tế mới nổi và ngày càng có tầm ảnh hưởng lớn cả về kinh tế và chính trị.

Khẳng định vai trò, đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Khẳng định vai trò, đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Brazil.

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chiều ngày 1/7 và sáng ngày 2/7, tại xã Phúc Khánh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và UBND xã Phúc Khánh tổ chức lễ bàn giao các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho địa phương và bàn giao công trình công ích.

fb yt zl tw