Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh tham gia ý kiến đối với Dự án Luật Việc làm (sửa đổi)

Tiếp tục phiên thảo luận tại tổ về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sáng 9/11/2024, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai tham gia ý kiến.

qh9111c.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh phát biểu thảo luận tại tổ sáng 9/11.

Về đối tượng áp dụng, Điều 2 dự thảo luật quy định: “Luật này áp dụng đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc làm”. Đại biểu đề nghị quy định cụ thể nội dung “cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc làm” để tránh việc các tổ chức, cá nhân khác trục lợi từ chính sách của Nhà nước.

Về tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, tại khoản 5 Điều 36 dự thảo luật quy định: “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia”. Đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ “Bộ trưởng” trước đoạn “Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” để phù hợp với thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bộ, cơ quan ngang bộ không phải là chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Về dịch vụ việc làm, tại khoản 1 Điều 46 dự thảo Luật quy định: “Dịch vụ việc làm là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình cung ứng dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và kết nối người lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động”. Đại biểu đề nghị bổ sung vào khoản 1 thành như sau: “Dịch vụ việc làm là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình cung ứng dịch vụ, hướng nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và kết nối người lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, phân tích, lưu trữ, cung cấp thông tin về thị trường lao động, di chuyển tìm kiếm việc làm trong và ngoài nước”. Lý do của đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh là từ thực tiễn của thị trường lao động, rất cần thiết phải có hoạt động hướng nghiệp, phân tích, lưu trữ thông tin nhằm đảm bảo tính xác thực của thông tin, giúp người dân, cộng đồng doanh nghiệp được tiếp cận, thụ hưởng.

Về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp, các điểm a, b khoản 1 Điều 58 dự thảo luật quy định: a) Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; b) Người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Đại biểu đề nghị bỏ cụm từ “tối đa” do quy định như vậy chưa rõ ràng vì mức đóng “tối đa” 1% thì người lao động và người sử dụng lao động có thể đóng mức thấp hơn 1%.

Về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, tại khoản 5 Điều 60 dự thảo luật quy định: “Chính phủ quy định chi tiết khoản 2, khoản 3 điều này”, đề nghị Ban soạn thảo sửa thành “Chính phủ quy định chi tiết khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều này”. Theo đại biểu, lý do là trường hợp người lao động đã được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mới được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian này được xác định là thời gian đóng nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 điều này, do đó cần giao Chính phủ quy định chi tiết thêm cả khoản 1.

z6016538724759-69134509f4b147859304ce69dfb5d2f4.jpg
Quang cảnh phiên thảo luận tại tổ.

Về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp: Tại khoản 1 dự thảo luật quy định: “Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp”.

Đại biểu đề nghị điều chỉnh tăng mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp quy định từ 60% lên ít nhất là 80% mức tiền lương mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp. Lý do là đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo mức lương tối thiểu vùng (Nghị định 74 ngày 30/6/2024 của Chính phủ) quy định, mức lương của vùng IV: 3.450.000 đồng, số tiền tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp: 3.450.000 đồng +7%. Mức trợ cấp 60% của 6 tháng lương bình quân đóng bảo hiểm thất nghiệp chỉ được 2.214.000 đồng/tháng, số tiền trợ cấp/tháng cho người lao động như vậy là rất thấp. Khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động không có thu nhập, khoản tiền trợ cấp thất nghiệp hằng tháng sẽ góp phần giải quyết khó khăn trong ngắn hạn cho người lao động khi chưa tìm được việc làm mới. Vì vậy, cần điều chỉnh mức trợ cấp thất nghiệp lên ít nhất 80% để phù hợp với thực tế nhu cầu cuộc sống...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Armenia

Theo đặc phái viên TTXVN, vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bỉ

Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Việt Nam của Nhà vua và Hoàng hậu, cùng đoàn đại biểu cấp cao của Bỉ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973.

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

fb yt zl tw