Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV:

Đại biểu Hà Đức Minh tham gia ý kiến về một số dự thảo nghị quyết, dự án luật

Sáng 13/2, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước; các dự án: Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Đồng chí Sùng A Lềnh, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai chủ trì thảo luận tại Tổ số 5 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Kiên Giang, Quảng Nam). Tham dự có Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

qh132252.jpg
Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 5.

Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai, đại biểu Hà Đức Minh đã tham gia ý kiến về những nội dung liên quan.

Đối với Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, về nội dung thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước (từ Điều 3 đến Điều 9), đại biểu Hà Đức Minh đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục xem xét việc xây dựng khung pháp lý chặt chẽ, thống nhất, tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan; quy định rõ về quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng đơn vị; việc sắp xếp tổ chức bộ máy phải gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ công, không chỉ tập trung vào cắt giảm số lượng mà cần nâng cao chất lượng hoạt động. Cơ cấu tổ chức cần linh hoạt, thích ứng với yêu cầu thực tế và đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan; xem xét có thêm những chính sách đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức phù hợp với mô hình tổ chức mới.

Đại biểu đề nghị việc đánh giá hiệu quả công tác của cán bộ theo kết quả thực tế, tránh tình trạng duy trì bộ máy cồng kềnh sau sáp nhập. Tiếp tục xem xét để có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đảm bảo việc sắp xếp tổ chức bộ máy diễn ra đúng mục tiêu, tránh hình thức hoặc gây xáo trộn lớn, ảnh hưởng đến hoạt động chung; công khai, minh bạch trong quá trình sắp xếp tổ chức để tạo sự đồng thuận từ các cấp, các ngành và Nhân dân.

qh132251.jpg
Đại biểu Hà Đức Minh tham gia thảo luận.

Đối với Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), về quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ (các điều 10, 11, 13, 14, 18, 19), đại biểu Hà Đức Minh đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục xem xét việc quy định rõ ràng hơn về vai trò của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc quản lý, điều hành đất nước, đảm bảo quy định phản ánh đúng thực tế hoạt động quản lý nhà nước, tránh bỏ sót hoặc chồng chéo nhiệm vụ giữa Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Xem xét thêm về cơ chế phối hợp giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Quốc hội, Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan khác nhằm bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống chính trị.

Đề nghị tiếp tục xem xét về tính thống nhất giữa Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các luật liên quan, đảm bảo các quy định về chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ không mâu thuẫn với vai trò giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Xem xét thêm việc quy định rõ hơn về trách nhiệm giải trình của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, cử tri, Nhân dân.

Về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đối với nội dung phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp (Chương III), đại biểu nhấn mạnh: Việc phân định rõ thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giúp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương. Nó cũng góp phần giảm tải áp lực cho cấp trung ương. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn tình trạng chồng chéo giữa các cấp, thiếu sự phối hợp đồng bộ, chưa gắn liền với nguồn lực tương ứng. Một số địa phương chưa đủ năng lực để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Do đó, đại biểu Hà Đức Minh đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục rà soát Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) để có sự thống nhất trong cách thức quy định các nguyên tắc về phân quyền, phân cấp, ủy quyền, bảo đảm tính đồng bộ, thông suốt cả về chủ thể phân cấp, ủy quyền với đối tượng nhận phân cấp, ủy quyền.

Về vấn đề ủy quyền, theo đại biểu, là một công cụ quan trọng trong quản lý và điều hành, nhưng cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo hiệu quả và tránh rủi ro. Nếu xảy ra sai sót, việc ủy quyền có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tổ chức hoặc cá nhân liên quan. Đề nghị xem xét thêm việc xác định rõ phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của người được ủy quyền. Tránh ủy quyền quá rộng dẫn đến mất kiểm soát hoặc quá hẹp làm giảm hiệu quả làm việc và có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn trong việc ủy quyền…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Sáng 12/2, tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể Kỳ họp bất thường lần thứ 9 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng, cấp bách phục vụ yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, các vấn đề về kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước và các vấn đề quan trọng khác. 

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang thảo luận một số nội dung hợp tác

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang thảo luận một số nội dung hợp tác

Chiều 11/2, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang. Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai và đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang chủ trì buổi làm việc.

Cánh tay nối dài của mặt trận

Cánh tay nối dài của mặt trận

Bằng uy tín, trách nhiệm của mình, các trưởng ban công tác mặt trận thôn, bản, tổ dân phố luôn tận tụy, đi đầu trong vận động người dân tham gia các phong trào thi đua, khơi dậy, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị cho đối tượng kết nạp Đảng năm 2025

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị cho đối tượng kết nạp Đảng năm 2025

Sáng 10/2, Đảng ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đối tượng kết nạp Đảng năm 2025. Tham gia lớp bồi dưỡng có 48 học viên là những quần chúng ưu tú được giới thiệu từ các chi bộ, đảng bộ trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Thủ tướng: Nhân dân mong muốn và chờ đợi, Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển

Thủ tướng: Nhân dân mong muốn và chờ đợi, Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển

Kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp sáng 10/2, nhấn mạnh thông điệp "đất nước có khát vọng, nhân dân mong muốn và chờ đợi, thì Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển", Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành trao đổi, bàn bạc với các doanh nghiệp để có cam kết triển khai công việc cụ thể, thực hiện những nhiệm vụ, dự án lớn của đất nước.

Lễ giao nhận quân trong cả nước sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 15/2/2025

Lễ giao nhận quân trong cả nước sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 15/2/2025

Thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 19/6/2015, Quyết định số 102/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc gọi công dân nhập ngũ năm 2025, Hướng dẫn 4705/HD-BQP ngày 31/10/2024 của Bộ Quốc phòng về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025, từ ngày 13 đến hết ngày 15/2/2025 (tức từ ngày 16 đến hết ngày 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ), thanh niên các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước sẽ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2025.

fb yt zl tw