Cựu giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo Quảng Ninh và thuộc cấp nhận hơn 30 tỉ đồng "hoa hồng"

Nữ doanh nhân Hoàng Thị Thúy Nga bị cáo buộc chi 14 tỉ đồng “hoa hồng” cho cựu giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh. Hai lãnh đạo cấp phòng nhận hơn 16 tỉ.
Ngày 24-2, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận vụ án nâng khống giá thiết bị giáo dục tại tỉnh Quảng Ninh. 
Bà Vũ Liên Oanh, cựu gGám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, bị đề nghị truy tố về tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Nữ doanh nhân Hoàng Thị Thúy Nga - cựu Chủ tịch Công ty NSJ Group - cũng bị đề nghị truy tố cùng tội danh trên.
Ba thuộc cấp của bà Oanh bị đề nghị truy tố gồm Ngô Vui - cựu Trưởng phòng Kế hoạch -Tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo; Hà Huy Long và Phạm Thị Hạnh - cùng là cựu Chó phòng này.
Hai người thuộc Công ty NSJ bị đề nghị truy tố gồm Lê Long Hải - Giám đốc kinh doanh khu vực 3 và Lê Đại Tân - chuyên viên kinh doanh.
Cựu giám đốc 4 lần nhận 14 tỉ
Tám người khác bị đề nghị truy tố gồm Trần Thị Thanh Xuân và Trần Ngọc Thắng, cùng là cựu Tổng giám đốc Công ty MQF; Ngô Mạnh Hùng, cựu Phó giám đốc Công ty MQF; Phạm Việt Anh, Phó phòng dự án Công ty MQF; Hoàng Thị Minh Tâm, nhân viên Công ty MQF; Vũ Ngọc Minh, Giám đốc Công ty Gia Lộc; Hà Thị Thu Huyền, Phạm Đức Chính là thẩm định viên và nhân viên của Công ty Gia Lộc.
Theo kết luận, nữ doanh nhân Hoàng Thị Thúy Nga có mối quan hệ với cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh nên bàn bạc, thông đồng để được tạo điều kiện cho lập sáu dự án và trúng toàn bộ sáu gói thầu.
Đáng nói, bà Oanh đã để cho Nga tự lập sáu dự án này. Các gói thầu đều cung cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi… cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn Quảng Ninh với tổng trị giá hơn 636 tỉ đồng.
Tuy nhiên, giá vật tư bị nhóm của Hoàng Thị Thúy Nga "nâng khống", chỉ tính riêng hai gói thầu của năm 2019 gây thiệt hại hơn 80 tỉ đồng, theo kết luận điều tra.
Cựu giám đốc Sở Giáo dục- Đào tạo Quảng Ninh và thuộc cấp nhận hơn 30 tỉ đồng "hoa hồng" ảnh 1
Bị can Vũ Ngọc Minh và nữ doanh nhân Hoàng Thị Thúy Nga - Ảnh: Bộ Công an
Sau khi trúng thầu, Hoàng Thị Thúy Nga đã chi cho cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh 14 tỉ đồng.
Số tiền này cựu Giám đốc sở nhận từ Nga tổng cộng bốn lần. Hành vi nhận tiền bị C03 cáo buộc là "động cơ vụ lợi" để làm trái quy định, tạo điều kiện cho Hoàng Thị Thúy Nga trúng các gói thầu mua sắm thiết bị.
Hai lãnh đạo cấp phòng của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh là Ngô Vui cũng nhận 14,8 tỉ từ Hoàng Thị Thúy Nga và bị can Hà Huy Long nhận hơn 1,8 tỉ.
Kê biên tám căn nhà của cựu giám đốc sở 
Theo cơ quan điều tra, bản thân Nga biết rõ việc làm trên là vi phạm pháp luật nhưng "vì lợi nhuận" nên vẫn thông đồng với cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh để chỉ đạo cấp dưới thực hiện.
Cựu giám đốc sở, bị can Vũ Liên Oanh, bị cơ quan điều tra xác định có vai trò chủ mưu, cầm đầu cùng Hoàng Thị Thúy Nga.
Quá trình điều tra, bà Oanh "tự nguyện và mong muốn" gia đình nộp lại 14 tỉ đồng khắc phục hậu quả. Tuy nhiên gia đình bà chưa khắc phục được.
Cơ quan điều tra kê biên tám bất động sản của bà Oanh để đảm bảo thi hành án. Cấp dưới của bà Oanh, các bị can Ngô Vui và Hà Huy Long đã nộp lại tiền nhận từ Hoàng Thị Thúy Nga.
Theo kết luận, Hoàng Thị Thúy Nga chỉ khai nhận hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, không khai nhận hành vi chi "hoa hồng" cho cựu giám đốc sở và hai thuộc cấp.
Cơ quan điều tra đánh giá cựu giám đốc Công ty NSJ Group "chưa ăn năn hối lỗi nên cần xem xét xử lý nghiêm".
Vụ án thứ ba nữ doanh nhân Hoàng Thị Thúy Nga bị đề nghị truy tố, xét xử
Nữ doanh nhân Hoàng Thị Thúy Nga từng là Phó tổng giám đốc Công ty AIC và đã bị Tòa án nhân dân TP Hà Nội phạt 12 năm tù trong vụ án vi phạm đấu thầu tại Đồng Nai.
Trong vụ án này, cựu Tổng giám đốc Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị tuyên phạt 30 năm tù cho hai tội danh. Hiện bà Nhàn vẫn đang bỏ trốn và bị truy nã.
Mới đây (17-2), Nga tiếp tục bị Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên phạt 8 năm tù vì vi phạm đấu thầu tại Sở Y tế Cần Thơ.
(Theo TTO)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công an Điện Biên phối hợp phá nhiều đường dây ma túy tại Lào, thu gần 2 tấn ma túy

Công an Điện Biên phối hợp phá nhiều đường dây ma túy tại Lào, thu gần 2 tấn ma túy

Chiều 1/7, Công an tỉnh Điện Biên cho biết, trong tháng 6/2025, Tổ công tác thường trực của Công an tỉnh Điện Biên phối hợp Công an các tỉnh nước bạn Lào phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy xuyên quốc gia; thu giữ hơn 2 tấn ma túy các loại; bắt giữ 17 đối tượng.

Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Bắt giữ nhóm đối tượng sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Ngày 30/6/2025, Công an tỉnh Lào Cai cho biết đơn vị đang tiếp tục điều tra mở rộng chuyên án liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của Công ty tài chính TNHH Một thành viên Mirae Asset (Việt Nam) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (từ ngày 15/5 - 15/6) và đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm về ma tuý trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai hưởng ứng "Tháng hành động phòng, chống ma túy" (từ ngày 1 - 30/6), lực lượng Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã tăng cường, quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm ở khu vực biên giới.

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho chủ cơ sở kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm tại huyện Hoài Đức.

Phòng, chống hàng giả, hàng nhái:Đồng bộ nhiều giải pháp, siết chặt kiểm soát thị trường

Với mục tiêu xác lập môi trường thương mại minh bạch, an toàn, đồng thời duy trì cuộc chiến với hàng giả như một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt trên không gian thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Ngày 27/6, Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước; Chiếm đoạt bí mật nhà nước”, xảy ra sáng 26/6, trong thời gian thi môn Ngữ Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Hội đồng thi Trường THPT Thăng Long, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà.

fb yt zl tw