Cơ sở giáo dục đại học đầu tiên yêu cầu cấm mua bán kết quả nghiên cứu khoa học

Đại học Bách khoa Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên ở Việt Nam đưa ra yêu cầu không mua, bán kết quả nghiên cứu khoa học dưới mọi hình thức đối với cán bộ, giảng viên, người học của ĐH này.

Mới đây, Đại học Bách khoa Hà Nội ban hành quy định liêm chính học thuật (LCHT).

Theo đó, toàn thể cán bộ, viên chức, giảng viên, người lao động, người học, các đơn vị thuộc và trực thuộc trong toàn Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBKHN) phải tuân thủ 11 yêu cầu về LCHT.

Sinh viên Khoa Cơ điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội cùng sản phẩm Robot Nao của Khoa.

Trong đó yêu cầu tôn trọng ý tưởng của người khác; không sao chép, biến ý tưởng của người khác thành ý tưởng, đề xuất của mình;

Tuân thủ nguyên tắc trong tuyển chọn/giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật và quy định của ĐH. Không sử dụng đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ đã được phê duyệt ở nơi này để tham gia tuyển chọn, nhận tài trợ ở nơi khác;

Không sử dụng quyền lực, mối quan hệ hay vật chất để tác động vào việc tuyển chọn, dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh; hoặc tác động nhằm có lợi cho mình hay người khác trong quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học không đúng với quy định quản lý và thông lệ khoa học;

Không bịa đặt, ngụy tạo đối tượng nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, hồ sơ - lý lịch khoa học;

Tôn trọng bản quyền, quyền tác giả, tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về sở hữu trí tuệ; thực hiện trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo chính xác, rõ ràng, minh bạch; tuân thủ triệt để tỷ lệ được phép trích dẫn tối đa theo từng đề tài/nhiệm vụ/ lĩnh vực theo quy định;

Trung thực, minh bạch trong thực hiện nghiên cứu, công bố kết quả nghiên cứu; đánh giá công bằng, kịp thời, có trách nhiệm và bảo mật thông tin đối với các công trình nghiên cứu của người khác. Nghiêm cấm các hành vi đạo văn, tự đạo văn, bao gồm và không giới hạn bởi các hành vi: sao chép nguyên văn (giống hệt về mặt từ ngữ, hình ảnh, đồ thị, câu chữ,…), trình bày hoặc dịch đoạn văn hay ý tưởng của người khác/của bản thân ở sản phẩm học thuật đã công bố trước đó mà không có trích dẫn nguồn một cách trung thực và đầy đủ; sao chép một phần, thay đổi từ ngữ, di chuyển từ hoặc cụm từ, ý tưởng của người khác/của bản thân ở sản phẩm đào tạo đã công bố trước đó như tiểu luận, đồ án, luận văn, luận án mà không trích dẫn nguồn một cách trung thực và đầy đủ; trích dẫn nguồn không chính xác, không đầy đủ trong phần “Tài liệu tham khảo”; sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết, thiết kế, biểu đồ, dữ liệu nghiên cứu của người khác/của bản thân ở sản phẩm học thuật đã công bố trước đó mà không nêu rõ nguồn; sử dụng, công bố sản phẩm do thuê hoặc nhờ người khác thực hiện dưới tên mình.

Không tự ý đưa tên người khác, không giả mạo chữ ký người khác trong danh sách thành viên nghiên cứu, hồ sơ đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ...; Không vì lợi ích cá nhân để gây trở ngại hoặc can thiệp vào việc trình bày đầy đủ và khách quan kết quả nghiên cứu hoặc gây ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả nghiên cứu trong công bố khoa học chung; Không mua, bán kết quả nghiên cứu khoa học dưới mọi hình thức...

Ngoài ra ĐHBKHN cũng yêu cầu về LCHT trong liên kết nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo. Một trong những yêu cầu bắt buộc là trong các sản phẩm được công bố, phải đề tên đơn vị là ĐHBKHN và có thể đề tên đơn vị, tổ chức có liên kết hợp tác theo thỏa thuận/hợp đồng liên kết. Với trường hợp khác, chỉ được thực hiện khi có chấp thuận bằng văn bản của Giám đốc ĐHBK Hà Nội. Đồng thời, không tham gia viết/nghiên cứu thuê, cổ vũ, hỗ trợ các hành vi vi phạm LCHT dưới mọi hình thức.

ĐHBKHN sẽ thành lập có một hội đồng tư vấn liêm chính khoa học có chức năng tư vấn cho Giám đốc ĐH này trong thẩm định, đánh giá mức độ vi phạm về LCHT.

Sau khi tiếp nhận thông tin về dấu hiệu vi phạm LCHT, đơn vị tiếp nhận sẽ đánh giá sơ bộ, làm việc với cá nhân có liên quan, lập biên bản ghi nhận sự việc và báo cáo với giám đốc ĐH. Tùy theo mức độ vụ việc và hồ sơ minh chứng, giám đốc ĐH chỉ đạo việc lấy ý kiến của hội đồng hoặc giao cho các ban chức đề xuất phương án xử lý.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật và các quy chế, quy định của ĐHBKHN.

Các cá nhân có hành vi vi phạm LCHT còn có thể phải chịu hình thức xử lý bổ sung theo quy định cụ thể của từng lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, đào tạo, thi đua khen thưởng… Các sản phẩm học thuật bị xác định là vi phạm LCHT phải được chỉnh sửa, bổ sung, hoặc thu hồi theo quyết định của giám đốc ĐHBKHN.

Theo Báo Tiền phong

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw