Chương trình Phát động toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Tối 28/9, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự Chương trình phát động toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với chủ đề 'Ánh dương trong màn đêm'.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an tuyên dương các điển hình trong phong trào phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Chương trình được tổ chức nhân kỷ niệm 62 năm Ngày truyền thống Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (4/10/1961 - 4/10/2023), 22 năm Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy (4/10/2001 - 4/10/2023).

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhân dân; cán bộ, chiến sĩ ngành Công an và trên 120 điển hình tiên tiến cùng đại diện thân nhân 34 gia đình liệt sĩ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ toàn quốc... tham dự.

Ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân tặng: Đội Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực 4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an thành phố Hà Nội; Đội Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an thành phố Hải Phòng; Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Trung tá Nguyễn Chí Thành, Phó Đội trưởng Đội Công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an tuyên dương các điển hình trong phong trào phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng 12 tập thể, cá nhân trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an trao Bằng khen, quà lưu niệm tặng các các tập thể, cá nhân, điển hình tiên tiến đã có những đóng góp trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.

Tại chương trình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi tới các đại biểu, các lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ ngành Công an và trên 120 điển hình tiên tiến cùng đại diện thân nhân 34 gia đình liệt sĩ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ toàn quốc những tình cảm thân thiết nhất.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của người dân”. Bảo đảm người dân được sống ấm no, tự do, hạnh phúc trong một môi trường xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh là mục tiêu, nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị; trong đó công tác phòng ngừa, ứng phó với cháy, nổ, sự cố, tai nạn, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự cố gắng, nỗ lực của các bộ, ban, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng, nòng cốt là lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ gắn với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

Qua theo dõi chương trình, các phóng sự và các nội dung trao đổi, Chủ tịch Quốc hội xúc động trước những cống hiến, đóng góp, hy sinh, mất mát của đồng bào, cán bộ, chiến sỹ trong cuộc chiến với thiên tai, hỏa hoạn, sự cố, tai nạn và cảm phục những thành tích xuất sắc, những tấm gương điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: Công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ là một mặt trận không có tiếng súng, nhưng mỗi lần xung trận, những người lính Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ luôn phải đối mặt với những hiểm nguy ảnh hưởng đến cả tính mạng. Vượt lên trên hết, với sự quả cảm, tinh thần chiến đấu anh dũng, các chiến sỹ không quản tính mạng, bất chấp mọi nguy hiểm lao vào ngọn lửa, lao vào dòng nước lũ, cứu người bị nạn và tài sản, tiêu biểu như: Đại úy Thái Ngô Hiếu, Công an tỉnh Đồng Nai lao mình xuống biển cứu 4 người bị đuối nước; Trung tá Nguyễn Chí Thành, Công an Thành phố Hồ Chí Minh tham gia giải cứu nạn nhân trong vụ sập giàn giáo…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an tuyên dương các điển hình trong phong trào phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Chúng ta rất cảm phục và vô cùng đau xót khi có những đồng chí đã anh dũng hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ như: Đại úy Phạm Phi Long, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (trong vụ cháy nhà tại quận Bình Tân); Thiếu úy Bùi Minh Quý, Công an tỉnh Gia Lai (trong vụ cứu người dân khi lũ dâng tại thị xã An Khê); Đại úy Phạm Công Huy, Thượng sỹ Chử Văn Khánh, Thượng tá Đặng Anh Quân, Thượng úy Đỗ Đức Việt và Hạ sỹ Nguyễn Đình Phúc, Công an thành phố Hà Nội (trong vụ cháy quán karaoke ở quận Cầu Giấy) và nhiều tấm gương tiêu biểu khác. Sự hy sinh thầm lặng ấy cao đẹp như phẩm chất “vàng” của người chiến sỹ Phòng cháy, chữa cháy luôn tỏa sáng trước ngọn lửa, góp phần bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản nhân dân, tài sản của Nhà nước, xây dựng hình ảnh đẹp của người chiến sỹ Công an nhân dân “Vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ”.

Đặc biệt, lực lượng cứu nạn, cứu hộ Việt Nam đã phát huy tốt vai trò, trọng trách quốc tế trong việc tham gia cứu nạn, cứu hộ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, được nước bạn và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, góp phần lan tỏa truyền thống “tương thân tương ái” cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý ( ba tập thể và một chiến sỹ Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân trong năm 2023).

Cùng chung tay, chung sức với các lực lượng chức năng trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ là sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân. Tiêu biểu như: Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tự quản thị trấn Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng với tinh thần tự nguyện, nỗ lực hết mình tham gia phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; Anh Nguyễn Hữu Đốn đã dũng cảm, hy sinh khi cứu người trong vụ cháy xảy ra tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận; đội Hỗ trợ sơ cứu FAS Angle với phương châm “cứu người là lẽ sống” đã cứu giúp hàng nghìn người gặp tai nạn, sự cố và gần đây đã góp phần cứu được nhiều người trong vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ở chung cư mini phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội… Đây là những hành động hết sức cao đẹp, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần quả cảm, truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta.

Tại chương trình này, chúng ta cùng biểu dương, tôn vinh những nghĩa cử cao đẹp, những hành động dũng cảm, những thành tích xuất sắc của các lực lượng và nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và tưởng nhớ những đồng bào bị nạn, tri ân những cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đã dũng cảm, hy sinh quên mình chữa cháy, cứu nạn.

Coi trọng công tác phòng ngừa, lấy phòng ngừa là chính

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 3 tập thể và 1 cá nhân về công tác PCCC và CNCH.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, trong thời gian tới, tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn có thể còn diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là tại các chung cư, nhà ở nhiều căn hộ, nhà dân vừa để ở vừa kết hợp sản xuất, kinh doanh dịch vụ, chợ, cơ sở tập trung đông người…, đòi hỏi lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cùng các cấp, các ngành phải chủ động, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản và rất khoa học đối với công tác này; tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong cả nước như ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong thư gửi Đảng bộ nhân dân thành phố Hà Nội gần đây, trong đó tập trung thực hiện tốt một số nội dung.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, như: Kết luận 02-KL/TW ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy; Nghị quyết 99/2019/QH14 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy, chữa cháy... Thường xuyên rà soát, kịp thời tham mưu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tiễn.

Theo Chủ tịch Quốc hội, phải hết sức coi trọng công tác phòng ngừa, lấy phòng ngừa là chính, từ đó giảm số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, nhất là về con người, bảo vệ tính mạng của người dân chính là bảo vệ an ninh con người, là mục tiêu cao nhất của bảo vệ an ninh trật tự, phát triển đất nước; bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy cho từng cơ sở, từng khu dân cư, từng hộ gia đình; đẩy mạnh công tác hướng dẫn và thông tin, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, kỹ lưỡng, thường xuyên kiến thức pháp luật, tập huấn kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, nhất là kỹ năng ứng phó với hỏa hoạn cho nhân dân, phát huy hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư và hậu cần tại chỗ); xây dựng và nhân rộng các mô hình, phong trào như: Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy, điểm chữa cháy công cộng; vận động người dân nâng cao cảnh giác, chấp hành nghiêm các biện pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và, chống cháy, nổ một cách hiệu quả nhất.

Cùng với đó, kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ các cấp thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Huy động tối đa các nguồn lực Nhà nước và xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện hiện đại, phù hợp phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Mở rộng hợp tác quốc tế; tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị tổ chức tổng rà soát, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy trên phạm vi toàn quốc, nhất là đối với những địa bàn, cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao; tiếp tục rà soát các quy định về pháp luật xây dựng, sửa đổi, bổ sung kịp thời, hợp lý, khả thi các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần kịp thời khen thưởng, động viên, nhân rộng các tấm gương, điển hình tiên tiến, các mô hình tốt, cách làm hay; đồng thời tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Chủ tịch Quốc hội kêu gọi các cấp, các ngành và toàn thể quần chúng nhân dân nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, xem nhẹ; từng người dân, từng gia đình hãy tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, tích cực hưởng ứng phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy” để bảo vệ sự an toàn cho chính mình, cho gia đình và cho toàn xã hội.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chuyến thăm nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau; góp phần củng cố tin cậy chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội và Thượng viện Vương quốc Campuchia.

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

“Nơi chốn mình từng đi về trong suốt hàng chục năm qua bỗng một ngày tan hoang. Những người dân bản thân quen giờ chỉ có thể nhìn lại trong bức ảnh chụp vào Ngày hội Đại đoàn kết một năm về trước… Xót xa, đau lòng lắm! Mình phải biến đau thương thành hành động để giúp đồng bào” là những lời tâm sự nghẹn ngào của bà Đặng Thị Sinh, Phó Chủ tịch HĐND xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà về trận lũ kinh hoàng vừa quét qua mảnh đất này.

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Ngải Thầu tiếng Mông nghĩa là “mũi đá”, trước đây là một xã độc lập nhưng hiện nay đã được sáp nhập vào xã A Lù, huyện Bát Xát. Ở mảnh đất biên giới cheo leo trên sườn núi ấy, ông Sùng A Siềng (dân tộc Mông) là đại biểu HĐND xã A Lù, Bí thư Chi bộ thôn Phìn Chải 1 đã không quản ngại khó khăn, vất vả, tích cực tuyên truyền di chuyển các hộ ra khỏi khu vực nguy hiểm và hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai sau cơn bão số 3.

fbytzltw