Chiến lược phát triển giao thông ở Trạm Tấu

YBĐT - Từ nay đến năm 2010, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) sẽ kiên cố hóa khoảng 30km đường đến trung tâm các xã; 100% các thôn bản có đường xe máy, mở mới đường Trạm Tấu – Bắc Yên; mở mới đường Bản Mù – Làng Nhì

Trạm Tấu là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, nguồn nội lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội không đáng kể, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn thiếu và kém chất lượng, giao thông đi lại hết sức khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Hiện nay, huyện Trạm Tấu có hệ thống đường bộ với tổng chiều dài gần 500km, trong đó quốc lộ, tỉnh lộ nối liền huyện Trạm Tấu với thị xã Nghĩa Lộ dài 32km đi qua xã Trạm Tấu và thị trấn Trạm Tấu. Đường huyện dài 71,93km đến trung tâm 12/12 xã thị trấn, chủ yếu là đường cấp hạng kỹ thuật thấp, kết cấu mặt đường bê tông + đá nhựa chỉ có 7,1km; cấp phối dài 22km còn lại chủ yếu là đường đất. 

Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nhiều tuyến đường, nhiều công trình mới được đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đã đáp ứng một phần nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và đi lại của nhân dân địa phương. Tuy nhiên, do khả năng đầu tư còn hạn chế nên chưa kiên cố hóa được hết mặt đường, hệ thống công trình thoát nước còn thiếu, kèm theo địa hình phức tạp đã hạn chế việc khai thác hiệu quả của các tuyến đường.

Hệ thống đường này chủ yếu do nhân dân đi lại lâu ngày tạo thành đường mòn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 9 cầu treo, 17 cầu bê tông cốt thép, 3 cầu dầm thép chữ I, 20 ngầm tạm và 20 cầu gỗ do nhân dân các xã trong huyện tự làm.

Với điều kiện của một huyện vùng cao, Trạm Tấu đã huy động mọi lực lượng xã hội tham gia xây dựng công trình giao thông với phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, trong 5 năm (2001 – 2005) tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển giao thông miền núi huyện Trạm Tấu là 46 tỷ 203 triệu đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp 7 tỷ 549 triệu đồng, còn lại 38 tỷ 654 triệu đồng do Nhà nước đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau.

Huyện đã hoàn thành mở mới 50,6km đường ô tô, nâng cấp đường bê tông, đường nhựa 4,5km, sửa chữa đường dân sinh 191km, xây dựng mới 4 cầu treo, 7 cầu bê tông  cốt thép.

Tuy nhiên, do nguồn vốn duy tu bảo dưỡng còn hạn chế và chưa có đủ hệ thống thoát nước nên các công trình giao thông đã xuống cấp nhanh chóng, gây khó khăn cho việc đi lại của nhân dân. Tính đến năm 2005, toàn huyện có đường ô tô đến trung tâm 12/12 xã, thị trấn nhưng chỉ có 4/12 xã, thị trấn đi lại được 4 mùa trong năm.

Trên cơ sở hệ thống giao thông hiện có, huyện Trạm Tấu sẽ từng bước kiên cố hóa hệ thống đường huyện, xã với hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, mở mới một số tuyến đường ô tô đến các cụm thôn bản đông dân cư, vùng có tiềm năng phát triển kinh tế trong giai đoạn 2006 – 2010 để làm cơ sở cho việc tiếp tục mở rộng và nâng cấp các tuyến đường đến thôn, bản và khép kín hệ thống giao thông từ năm 2010 đến năm 2020.

Hệ thống đường xã của huyện Trạm Tấu dài 192km nối từ trung tâm xã đến các thôn bản, trong đó đường cấp A, cấp B chỉ có 33km. Về kết cấu, 100% là đường đất, không có hệ thống thoát nước, chủ yếu đáp ứng cho phương tiện xe máy và đi ngựa. Đường liên thôn bản dài 234km, chiếm 50% tổng chiều dài đường của huyện Trạm Tấu và 100% là đường đất, mặt đường rộng 1 – 1,5m, nối liền các thôn bản với nhau và các khu vực sản xuất nông lâm nghiệp.

Năm 2007, huyện Trạm Tấu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 10 công trình giao thông, trong đó có 3 công trình cầu treo, tổng chiều dài là 120m, hoàn thành 5 công trình đường giao thông, tổng chiều dài khoảng 10km chủ yếu là đường đất. Hoàn thành và đưa vào sử dụng ngầm tràn xã Hát Lừu, chiều dài 43m và xây dựng hệ thống thoát nước đường đi xã Xà Hồ, chuyển sang năm 2008 thi công 5 công trình giao thông với tổng chiều dài gần 40km.

Từ nay đến năm 2010, huyện Trạm Tấu sẽ kiên cố hóa khoảng 30km đường đến trung tâm các xã; 100% các thôn bản có đường xe máy, mở mới đường Trạm Tấu - Bắc Yên; mở mới đường Bản Mù - Làng Nhì, cải tạo hành lang giao thông khu vực thị trấn Trạm Tấu mở các tuyến đường trung tâm cụm xã theo đường tiêu chuẩn cấp VI.

Đến năm 2020, sẽ nâng cấp đường Nghĩa Lộ - Trạm Tấu thành đường cấp V kiên cố hóa toàn bộ hệ thống đường huyện xã với hệ thống thoát nước hoàn chỉnh; kiên cố hóa 50% đường liên thôn bản với tiêu chuẩn đường cấp B miền núi.

Để thực hiện được mục tiêu này, huyện Trạm Tấu sẽ huy động hết các nguồn lực trong xã hội; tăng thu ngân sách; tiết kiệm chi để đầu tư xây dựng giao thông; tổ chức quản lý và phân bổ các nguồn vốn đầu tư một cách hợp lý; ưu tiên các công trình trọng điểm, các công trình mang tính đột phá.

Hàng năm, huyện đầu tư một phần ngân sách cho việc duy tu bảo dưỡng hệ thống công trình giao thông; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và nâng cao hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền cấp cơ sở; huy động sức mạnh của toàn dân cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng hệ thống giao thông miền núi. 

Mạnh Cường

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 6-2025 ước đạt 176,6 nghìn tỷ đồng, lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán năm và tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước.

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Đường hoa nông thôn mới ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên.

80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) Chỉ số hạnh phúc – đặc sắc Yên Bái

Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trong đó đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng.
Ngập lụt trên địa bàn huyện Văn Yên trong cơn bão số 3 (YAGI) năm 2024.

Văn Yên chủ động ứng phó với thiên tai

Trước sự biến đổi ngày càng cực đoan của thời tiết và khí hậu, đặc biệt là mưa lũ, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, phát huy phương châm “4 tại chỗ”, từng bước nâng cao năng lực ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Một tuyến đường nông thôn xanh - sạch - đẹp ở xã Mai Sơn.

Lục Yên sáng, đẹp đường điện, đường hoa

Ở huyện Lục Yên, những con đường hoa rực rỡ sắc màu, những tuyến đường điện chiếu sáng thâu đêm không chỉ làm bừng sáng làng quê mà còn thắp lên niềm tin, sự đồng thuận, thể hiện rõ vai trò trung tâm của người dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhân dân xã Thành Thịnh (Trấn Yên) thu hoạch lúa xuân.

Thành Thịnh chủ động phòng ngập lũ

Trước mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp, với sự chủ động tuyên truyền, vận động, cụ thể, thiết thực theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, tính đến trung tuần tháng 5, nhân dân xã Thành Thịnh đã gặt xong diện tích lúa xuân.
Nhiều hộ dân ở xã Báo Đáp có nguồn thu ổn định nhờ trồng dâu nuôi tằm.

Quyện hòa ý Đảng - lòng dân

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Đảng bộ và nhân dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã kiên trì triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Báo Đáp được công nhận là xã NTM tiêu biểu về chuyển đổi số (CĐS) năm 2023 và đạt đô thị loại V vào tháng 8/2024. Những bước tiến này thể hiện rõ sự đổi thay trong tư duy và hành động không chỉ dừng lại ở đầu tư hạ tầng mà còn chuyển mình toàn diện trong sản xuất, đời sống và văn hóa, hướng đến mục tiêu trở thành “miền quê đáng sống”.
fb yt zl tw