Châu Âu nỗ lực đưa AI trở thành người bạn đồng hành trong giáo dục phổ thông

Các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được sử dụng rộng rãi trong trường học ở châu Âu để hỗ trợ việc giảng dạy, học tập, cũng như đánh giá kết quả rèn luyện. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với giáo dục vẫn còn rất khiêm tốn. Do đó, Pháp cũng như các nhiều nước châu Âu khác vẫn đang giữ một thái độ chừng mực trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác giáo dục phổ thông.

untitled-2954.jpg
Học sinh Pháp dần có thói quen tương tác với phần mềm học tập được hỗ trợ AI, giúp cá nhân hóa trải nghiệm học tập.

Hiện nay, các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để hỗ trợ công tác soạn giáo án và giảng dạy trên lớp của giáo viên. Việc ứng dụng này đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp nhận kiến thức của học sinh, chẩn đoán hoặc lập kế hoạch cho hệ thống chương trình sư phạm.

Trong ba năm trở lại đây, nhiều nguồn tài nguyên số thuộc lĩnh vực AI đang được triển khai tại Pháp như: Lalilo, Adaptiv’Math, Navi, Mathia, Smart Enseigno, MIA seconde…

Một trong những hệ thống AI đang được áp dụng phổ biến tại khu vực vùng thủ đô Ile-de-France của Pháp phải kể tới là Adaptiv’Langue, hỗ trợ hiệu quả việc dạy và học ngôn ngữ tiếng Pháp, nhất là ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, không phân biệt học sinh trong nước hay quốc tế.

Adaptiv’Langue là một nền tảng học tập trực tuyến được phát triển nhằm nâng cao trình độ ngôn ngữ tiếng Pháp cho học sinh, cung cấp các bài học, bài tập và hoạt động tương tác bằng video hay hình ảnh. Adaptiv’Langue được thiết kế một cách cá nhân hóa để giúp học sinh cải thiện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và ngữ pháp.

Gần đây, Chính phủ Pháp cũng triển khai dự án “Đối tác cho trí tuệ nhân tạo” (P2IA), nhằm thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của ai trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có giáo dục, với đa dạng các hệ thống AI nổi bật.

Educlever là nền tảng quản lý lớp học thông minh, sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu về học sinh và đưa ra các gợi ý giúp giáo viên cải thiện phương pháp giảng dạy. Còn EvalIA là công cụ đánh giá bài viết tự động, sử dụng AI để chấm điểm và đưa ra nhận xét về bài viết của học sinh.

Đối với bộ môn toán tưởng như khó học và khô khan đối với nhiều em học sinh, ứng dụng toán học Kipizi ra đời nhằm sử dụng AI để đưa ra các bài tập và thử thách tương tác phù hợp với trình độ của từng học sinh.

Đặc biệt, EduRobot là robot giáo dục, có thể tương tác với học sinh và giúp các em học tập tại nhà hoặc tại bệnh viện nhằm không làm gián đoạn việc học tập trên lớp.

Với nỗ lực không bỏ lại ai phía sau, học sinh khuyết tật được tiếp cận với ứng dụng toán học HandiMath, sử dụng trí tuệ nhân tạo để chuyển đổi các bài tập toán thành dạng thức phù hợp với khả năng của học sinh.

Giáo viên ở châu Âu sử dụng công cụ AI để phân tích dữ liệu học sinh, từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ kịp thời và hợp lý với từng đối tượng học sinh.
Giáo viên ở châu Âu sử dụng công cụ AI để phân tích dữ liệu học sinh, từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ kịp thời và hợp lý với từng đối tượng học sinh.

Tương tự, các nước châu Âu khác cũng đang thử nghiệm các hệ thống AI trong trường học. Tại Đức, ứng dụng học tập miễn phí với tên gọi Anton cung cấp các bài tập và trò chơi tương tác cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Bên cạnh đó, để tiếp cận các khóa học trực tuyến và kho dữ liệu học tập, học sinh ở tất cả các cấp đều có thể tham khảo hệ thống Scoyo.

Tại Phần Lan, với tinh thần “học mà chơi, chơi mà học”, ứng dụng học đọc GraphoLearn cho phép học sinh tiểu học phát triển kỹ năng đọc và nhận biết chữ cái. Môn toán cũng trở nên hấp dẫn hơn với học sinh Phần Lan từ ngày có nền tảng học toán trực tuyến Math-Whizz, cung cấp các bài tập và trò chơi tương tác cho học sinh ở các cấp học khác nhau.

Nhằm tận dụng AI trong việc trang bị các kỹ năng như: tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm cho học sinh, hệ thống các trò chơi giáo dục trên nền tảng AI-powered games tạo ra các thử thách và nhiệm vụ giúp học sinh phát triển các kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề.

Với những học sinh có nhu cầu tìm hiểu chuyên sâu hơn, Virtual reality learning tạo ra một môi trường học tập thực tế ảo giúp học sinh khám phá và tương tác với các khái niệm phức tạp.

Vừa qua, Chính phủ Anh đã công bố Chiến lược AI quốc gia, gồm các biện pháp để thúc đẩy việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục, với sự tham gia của nhiều đối tác lớn. Ace Centre và AbilityNet là những tổ chức cung cấp các công nghệ hỗ trợ cho học sinh khuyết tật, bao gồm cả các ứng dụng AI giúp các em học sinh dễ dàng học tập và giao tiếp.

Chiến lược AI quốc gia của Vương quốc Anh thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính phủ trong việc thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và chuẩn bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết cho tương lai.

Nhìn chung, các quốc gia châu Âu đều có những chiến lược và chương trình quốc gia riêng để thúc đẩy ứng dụng AI trong giáo dục. Điều này thể hiện sự quan tâm và đầu tư lớn của các chính phủ vào lĩnh vực này, nhằm khai thác những tiềm năng to lớn của AI trong việc cải thiện chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa của mỗi quốc gia, từng chính phủ có cách tiếp cận riêng trong việc ứng dụng AI vào giáo dục. Cụ thể, Phần Lan tập trung vào việc phát triển các ứng dụng AI để cá nhân hóa việc học tập và rèn luyện của học sinh, trong khi Pháp chú trọng vào việc sử dụng AI để hỗ trợ giáo viên trong việc quản lý lớp và đánh giá học sinh.

Tuy nhiên, việc sử dụng AI trong giáo dục đặt ra nhiều vấn đề. Một bài báo xuất bản ngày 8/2/2025 trên tờ Le Monde (Pháp) có trích lời của một chuyên gia nghiên cứu về khoa học nhận thức và trí tuệ nhân tạo tại Viện nghiên cứu quốc gia về Khoa học Máy tính và Tự động hóa (Inria) tại thành phố Bordeaux: “Có hai điều chúng tôi chắc chắn: việc sử dụng AI đang rất phổ biến trong giới sinh viên và hiểu biết của chúng ta vẫn còn hạn chế về những gì đang diễn ra”.

Tại lễ khai mạc “Ngày nghiên cứu về AI” do Bộ Giáo dục quốc gia, Giáo dục đại học và Nghiên cứu Pháp và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đồng tổ chức ngày 7/2/2025 tại thành phố Sèvres (Pháp), Bộ trưởng Elisabeth Borne cho biết, chỉ có 20% giáo viên sử dụng AI, trong khi việc sử dụng AI đã khá phổ biến trong học sinh, sinh viên nhờ ChatGPT.

Trước đó, tháng 9/2023, UNESCO xuất bản hướng dẫn toàn cầu đầu tiên về việc tích hợp AI vào trường học, khuyến nghị áp dụng các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu và sử dụng AI tạo sinh trong lớp học chỉ từ độ tuổi 13. Tại thời điểm công bố, chỉ có chưa đến 10% trường học và trường đại học giám sát việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong môi trường sư phạm.

Cơ quan Liên hợp quốc cũng cảnh báo về sự “vội vã” trong việc triển khai các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chủ yếu vì lý do kinh tế hay thiếu sót trong khâu quản lý. Trong bản báo cáo năm 2023, thị trường trí tuệ nhân tạo trong ngành giáo dục cũng được nhận định là sẽ bùng nổ với doanh thu toàn cầu ước tính đạt 4,3 tỷ euro vào năm 2024 và dự kiến tăng gấp bốn lần vào năm 2032. Dự đoán này đã đúng.

Các ứng dụng AI giúp học sinh ở châu Âu phát triển kỹ năng tự học và khám phá kiến thức một cách chủ động.
Các ứng dụng AI giúp học sinh ở châu Âu phát triển kỹ năng tự học và khám phá kiến thức một cách chủ động.

Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên bày tỏ sự lo ngại về vai trò bị thay thế bởi AI, nhưng cũng nhận ra tiềm năng của trí tuệ nhân tạo trong việc soạn giáo án và cá nhân hóa chương trình học tập phù hợp với từng nhóm học sinh.

Rõ ràng, AI mang lại cả cơ hội và rủi ro, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải học cách sử dụng nó một cách có ý thức. Do đó, việc giáo dục về sử dụng AI, giúp học sinh nhận thức được những hạn chế và thiên kiến của AI là điều cần thiết.

Kể từ mùa khai giảng năm học 2025, Bộ Giáo dục quốc gia, Giáo dục đại học và Nghiên cứu Pháp sẽ triển khai đào tạo trực tuyến về trí tuệ nhân tạo cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Tháng 1 vừa qua, cơ quan chuyên trách giáo dục này đã triển khai một cuộc tham vấn ở quy mô quốc gia với sự tham gia của cộng đồng học thuật về các quy tắc sử dụng AI trong giáo dục. Dự kiến, kết quả tham vấn sẽ được công bố vào đầu năm sau.

Bên cạnh đó, việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân của học sinh cho các hệ thống AI đặt ra những lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật. Ngoài Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) đang được áp dụng toàn diện và nghiêm ngặt trên thế giới, Liên minh châu Âu (EU) xây dựng bộ luật AI nhằm điều chỉnh việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với các hệ thống AI được sử dụng trong giáo dục, luật này có thể yêu cầu các tổ chức phải đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và không phân biệt đối xử.

AI được tích hợp vào các bài giảng giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách trực quan và sinh động.
AI được tích hợp vào các bài giảng giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách trực quan và sinh động.

Nói chung, châu Âu nhận thấy tiềm năng to lớn của AI trong việc cải thiện chất lượng và hiệu quả giáo dục: cá nhân hóa học tập, hỗ trợ giáo viên, tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục và phát triển các kỹ năng thế kỷ 21.

Giáo dục trước đây dạy học sinh những quy tắc tính toán trên giấy và rồi sự xuất hiện của máy tính đã làm thay đổi tất cả. Sự tồn tại của chiếc máy tính bỏ túi dần được chấp nhận, tuy khiến cho các thao tác tính nhẩm không còn thường xuyên diễn ra nhưng hiệu quả trong học tập là điều không thể phủ nhận.

Ngày nay, nhiều chuyên gia công nghệ và giáo dục cho rằng, AI cũng nên được nhận định như một công cụ mạnh mẽ để giúp học sinh học tập hiệu quả hơn, giáo viên giảng dạy tốt hơn và hệ thống giáo dục trở nên công bằng hơn. Do vậy, AI không chỉ đơn thuần là một công cụ thay thế, mà còn là một người bạn đồng hành.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Nội vụ Thái Lan sẽ bắt đầu phân phối khoản bồi thường 100.000 baht (gần 3.000 USD) cho mỗi nạn nhân của vụ sập tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) ở quận Chatuchak ở thủ đô Bangkok, trong trận động đất xảy ra hồi cuối tháng trước. Đợt giải ngân đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 18/4.

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Trải qua hơn ba năm đàm phán với nhiều chông gai, các thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đạt thỏa thuận “về nguyên tắc” cho một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch trong tương lai vào ngày 12/4 vừa qua. Đây là sự kiện có ý nghĩa đối với y tế toàn cầu, bởi sự hỗn loạn do đại dịch Covid-19 trong quá khứ đã chứng minh tầm quan trọng của việc đoàn kết và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, báo chí nước này đã tuyên truyền đậm nét, làm nổi bật "ý nghĩa trọng đại" của chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm 2025, cũng như những câu chuyện, kỷ niệm của nhà lãnh đạo với đất nước và con người Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ với Việt Nam, cũng như quan hệ Trung Quốc-ASEAN, đồng thời tạo động lực mới cho sự phát triển hòa bình của khu vực và thế giới.

fb yt zl tw