Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Chắt mật ngọt từ núi đá Xuân Quang

Chắt mật ngọt từ núi đá Xuân Quang

Say mê kể chuyện về những đàn ong mật cần mẫn, nông dân Cao Văn Chiến, thôn Nậm Dù, xã Xuân Quang (Bảo Thắng) nhớ như in hành trình băng rừng, dò từng khe đá tìm tổ ong tự nhiên lấy mật đầy vất vả, nguy hiểm đến quyết tâm thuần hóa đưa ong về nuôi trong vườn nhà và gây dựng thành công thương hiệu mật ong núi đá, mang nghề mới cho người dân trong xã thu tiền tỷ mỗi năm.

Xuân Quang có diện tích núi đá và rừng tự nhiên lớn, có nhiều loài thảo dược quý, hoa nở bốn mùa. Đó là điều kiện thuận lợi để loài ong mật tìm nơi làm tổ và sinh sống. Trước đây, cứ mỗi độ tháng 3, người dân địa phương vào rừng tìm lấy tổ ong mật ẩn mình trong hang động, khe đá, trên thân cây cổ thụ. Mật ong Xuân Quang từ lâu đã nức tiếng khắp vùng về độ ngọt thơm và bổ dưỡng. Tuy nhiên, cũng do sự khai thác quá mức nên số lượng đàn ong dần suy giảm.

4.jpg

Hồi còn nhỏ từng nhiều lần theo người lớn vào rừng tìm kiếm, khai thác mật ong, anh Cao Văn Chiến không khỏi buồn khi sản vật quý của địa phương ngày càng suy giảm. Cơ duyên đã đến vào một ngày tháng 3, cách đây hơn chục năm, khi một đàn ong bay về chọn làm tổ trong chiếc hòm gỗ sau nhà. Chúng cần mẫn vào rừng tìm phấn hoa mang về tạo mật ngọt. Mùa xuân năm đó, gia đình anh Chiến khai thác được gần 5 lít mật với chất lượng thơm ngon hệt như mật ong rừng. Đến giữa hè, do số lượng quân quá lớn, ong có hiện tượng tách đàn. Chính lúc đó, ý tưởng táo bạo đã nảy ra trong tâm trí anh Chiến “mình sẽ nuôi ong để bảo vệ, duy trì sản vật quý giá của địa phương”.

Nghĩ là làm, anh tận dụng gỗ vườn nhà đóng vài chiếc thùng đặt xung quanh tổ ong hiện có để dụ những con ong soi vào. Chỉ vài ngày sau, việc tách đàn đã thành công như ý muốn. Không phụ lòng người, đàn ong nhanh chóng ổn định và tìm kiếm mật hoa từ thiên nhiên. Những giọt mật chất lượng không thua kém mật ong rừng được anh mang biếu tặng người thân, bạn bè dùng thử, sau đó một số người hỏi mua là động lực để anh mở rộng quy mô đàn hướng tới sản xuất hàng hóa.

3.jpg

Tuy nhiên, thời gian đầu do thiếu kinh nghiệm, anh Chiến không thể giữ được đàn ong lâu, vừa khai thác mật xong, đàn ong đã bay đi mất hơn một nửa, số còn lại bị chết dần khi mùa đông đến. Cả ngày anh ở ngoài vườn quan sát đàn ong, đêm không ngủ suy nghĩ cách nào để giữ đàn ong quý. Anh coi chúng là vật nuôi thân thiết và cũng không biết từ khi nào anh đã thuộc từng tập tính, sự thay đổi của chúng theo giờ, theo mùa. Để duy trì và phát triển đàn ong, anh kiên trì tìm hiểu và nắm rõ kỹ thuật tạo chúa và chia đàn. Anh Chiến tâm sự: Khi đàn ong sung mãn, khi nguồn phấn, mật dồi dào hoặc ong chúa đã già thì đàn ong có khuynh hướng tạo những mũ chúa để nuôi chúa mới, nhằm thay thế hoặc chia bầy. Đây là đặc điểm sinh học nhằm bảo vệ nòi giống của ong. Thế nên, cần quan sát kỹ và chọn thời điểm thích hợp để chia đàn hợp lý thì mới đạt hiệu quả cao nhất.

Mùa đông là mùa khắc nghiệt nhất đối với loài ong, nếu không biết cách chăm sóc đúng, người nuôi có thể khiến đàn ong của mình hao hụt lượng lớn sau khi mùa đông kết thúc. Vì vậy, vào mùa đông, anh Chiến thường cho ong nghỉ và bổ sung thức ăn cho ong (chính bằng mật ong và phấn hoa, bột hoa quả…) để tăng sức đề kháng, đảm bảo sức khỏe và sự sống của chúng.

2.jpg

Để tăng sản lượng mật, tối ưu hóa quy trình nuôi, anh Chiến tích cực khảo sát những vùng có nguồn hoa khác nhau trong tỉnh như hoa nhãn, hoa đào, hoa keo, hoa lê, hoa mận, hoa mua… để di chuyển đàn ong đến khai thác mật hoa đúng thời vụ. Nhờ đó đàn ong có đủ thức ăn theo mùa, cho sản lượng mật vượt trội, chất lượng thơm ngọt, bổ dưỡng. Việc này cũng giúp anh có kế hoạch nuôi ong cụ thể, rõ ràng khi nào nhân giống, khi nào khai thác mật và khi nào ngừng thu hoạch để bảo vệ đàn ong… Mỗi mùa hoa nở, đàn ong lại phục hồi nhanh chóng, sẵn sàng cho những đợt thu hoạch mật hiệu quả nhất. Nhờ đó thu nhập từ nuôi ong ngày càng tăng lên.

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, sau khi tích lũy được kinh nghiệm, nắm chắc quy trình nuôi ong hiệu quả nhất, anh Chiến đã tuyên truyền, vận động những người thân, hàng xóm làm theo. Gia đình anh trở thành địa chỉ tin cậy để người dân trong và ngoài vùng nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, đồng thời bao tiêu sản phẩm mật ong cho người dân.

Để phát triển nghề nuôi ong theo hướng hàng hóa, anh đã cùng bà con trong thôn thành lập Hợp tác xã Nậm Dù chuyên nuôi ong lấy mật. Với cương vị Giám đốc Hợp tác xã, anh Chiến đã chủ động xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh và hướng dẫn, định hướng chăn nuôi, trồng trọt cho các xã viên. Hiện trung bình mỗi năm, hợp tác xã cung ứng ra thị trường hơn 5 nghìn lít mật ong và gần 500 đàn ong giống, với giá bán từ 250 - 370 nghìn đồng/lít mật ong; 600 - 800 nghìn đồng/đàn ong giống, đem về doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Sản phẩm mật ong Núi Đá, xã Xuân Quang được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh và được người tiêu dùng biết đến thông qua xúc tiến thương mại, hội chợ, trang facebook, zalo, trên sàn thương mại điện tử Postmart. Sản phẩm dần được lan tỏa đến khách hàng trong và ngoài tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương...

Với việc xây dựng thành công thương hiệu mật ong Núi Đá, anh Cao Xuân Chiến đã tạo việc làm mới, vừa mang lại lợi ích kinh tế cho các hộ gia đình, vừa phát triển thương hiệu hàng hóa đặc trưng của địa phương, góp phần giúp người dân giảm nghèo, vươn lên làm giàu và thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của địa phương phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số

Phấn đấu tăng trưởng kinh tế ở mức hai con số

Ngay trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Ðầu tư chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan rà soát, xây dựng kịch bản tăng trưởng GDP cả năm 2025 phấn đấu ở mức hai con số và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, đột phá, khả thi, hiệu quả để thực hiện thành công mục tiêu này.

Trù phú “Làng văn hóa” bên bờ sông Hồng

Trù phú “Làng văn hóa” bên bờ sông Hồng

Bản Liên Hà 6, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên có 130 hộ, với hơn 500 nhân khẩu, hầu hết là người từ Hưng Yên lên Lào Cai lập nghiệp từ những năm 60 của thế kỷ trước, theo lời kêu gọi xây dựng vùng kinh tế mới của Đảng và Nhà nước. Hơn 60 năm gắn bó với mảnh đất biên cương của Tổ quốc, bản nhỏ bên bờ sông Hồng đã “thay da, đổi thịt”. 

Đưa điện về Sín Chải

Đưa điện về Sín Chải

Ngày đầu năm mới, thôn Sín Chải, xã Trung Chải, thị xã Sa Pa như bừng sáng trong niềm vui của bà con khi điện lưới quốc gia chính thức đến từng nhà. Đây là sự kiện mang ý nghĩa lớn lao đối với 40 hộ dân tộc Dao nơi đây, những con người đã quen sống trong cảnh thiếu thốn ánh sáng suốt bao năm qua.

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Khẳng định vị thế toàn cầu

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Khẳng định vị thế toàn cầu

Năm 2024 không chỉ là câu chuyện về sự phục hồi và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, mà còn là minh chứng cho khả năng thích nghi và sáng tạo của một quốc gia đang vươn lên mạnh mẽ trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Với những nền tảng bền vững và chiến lược phát triển phù hợp, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những điểm sáng nổi bật tại khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.

Du khách quốc tế xúc động khi đặt chân tới Lào Cai

Du khách quốc tế xúc động khi đặt chân tới Lào Cai

Xúc động khi được đón tiếp ân cần, thân tình, cởi mở và được chìm đắm trong giai điệu bài hát “Happy new year” khi vừa đặt chân xuống ga Lào Cai trong ngày đầu tiên của năm mới 2025, du khách quốc tế đã không giấu niềm hân hoan, hạnh phúc.

fb yt zl tw