Cần thống nhất thời điểm dừng mô hình chính quyền cấp huyện

Chiều 13/3, Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã họp phiên thứ nhất. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.

Quang cảnh Phiên họp. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Quang cảnh Phiên họp. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Cần thống nhất thời điểm dừng mô hình chính quyền cấp huyện

Tại phiên họp, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo đã công bố Quyết định số 571/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Thảo luận về kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, sắp tới sẽ sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương để quy định về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, phân định rõ nhiệm vụ giữa chính quyền cấp tỉnh và cấp dưới tỉnh; các vấn đề liên quan đến chuyển tiếp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương khi sắp xếp, tổ chức lại thành 2 cấp.

Bộ Tư pháp sẽ trao đổi với các cơ quan của Quốc hội xem có cần thiết phải xây dựng một nghị quyết xử lý một số vấn đề khi tổ chức lại đơn vị hành chính giống như Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội hay không.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Chia sẻ với ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh, Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho hay, chúng ta đang quy định theo mô hình chính quyền địa phương 3 cấp, trong đó có những lĩnh vực chuyên ngành chính quyền cấp huyện có nhiều thẩm quyền và giải quyết rất nhiều thủ tục hành chính, ví dụ như lĩnh vực đất đai.

Trong kế hoạch chưa thể hiện khi nào chính thức kết thúc mô hình chính quyền huyện, sau khi sáp nhập cấp xã hay đến khi hoàn thành cấp tỉnh. Nếu kết thúc vào ngày 30/6 thì cần thiết phải có nghị quyết của Quốc hội, trong đó xử lý những vấn đề có tính cấp bách và căn cốt nhất liên quan đến người dân và doanh nghiệp.

“Đất đai, an sinh xã hội, giáo dục, y tế… những vấn đề này thuộc thẩm quyền của cấp huyện. Trong Luật Đất đai, rất nhiều nội dung phụ thuộc vào cấp huyện, từ quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cho đến cấp giấy chứng nhận lần đầu… Nếu giải quyết một luật sửa nhiều luật không thể kịp vào kỳ họp Quốc hội tháng 5 này”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nêu quan điểm.

Ông kiến nghị nên ban hành một nghị quyết của Quốc hội vào tháng 5/2025 và sửa Luật vào tháng 10/2025. “Nếu vấn đề này không xử lý kịp thời sẽ ách tắc rất lớn kể cả trong quản lý xã hội lẫn phát triển kinh tế - xã hội. Khi báo cáo Trung ương xong cũng cần thống nhất thời điểm dừng mô hình chính quyền cấp huyện để Chính phủ chủ động trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn và các nội dung khác đi theo”, Bộ trưởng đề xuất.

Bà Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội nhất trí sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương cần trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính để làm cơ sở cho các địa phương xây dựng đề án và triển khai sớm việc sắp xếp.

Theo bà Nguyễn Phương Thủy, bớt chính quyền cấp huyện và phân quyền nhiều hơn cho chính quyền cấp xã, ngoài yêu cầu tăng nhiệm vụ quyền hạn, đội ngũ cán bộ, công chức, thì yêu cầu về nguồn lực hết sức quan trọng. Nếu không sửa Luật Ngân sách Nhà nước để thay đổi định mức phân bổ cho các cấp chính quyền thì cấp xã không có đủ nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ được giao. Luật Ngân sách Nhà nước là một ưu tiên cần sửa đổi bổ sung ngay, nếu không sẽ “tắc”.

Cũng theo bà Thủy, vừa qua mới sắp xếp bộ máy theo chiều ngang, cơ bản thẩm quyền tương đương nhau. Bây giờ bỏ 1 cấp chính quyền, phải có cách xử lý vấn đề phân định lại thẩm quyền trong khi sửa các văn bản pháp luật có liên quan.

“Qua đợt sắp xếp vừa rồi, chúng tôi thấy có những nội dung cần phải quy định rõ hơn. Ví dụ, cái gì phải thay đổi giấy tờ, cái gì không phải thay, cần phải khẳng định rõ. Không nên quy định theo hướng nếu người dân có nhu cầu thì thay đổi”, bà Thủy nói.

Bà Nguyễn Phương Thủy cho rằng, một là người dân vẫn đi thay đổi thì tạo thêm gánh nặng cho cơ quan nhà nước, hai là một số nơi vẫn vận động người dân đi đổi, mặc dù không cần thiết phải đổi, gây khó khăn cho cả hai bên.

Công việc hệ trọng, rất phức tạp, khối lượng rất lớn

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Nhấn mạnh đây là việc rất hệ trọng của quốc gia, dân tộc, là việc rất lớn, rất khó, rất phức tạp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, khối lượng công việc tới đây rất nhiều. Ngày 14/3, Bộ Chính trị họp thống nhất chủ trương, sau đó Đảng ủy Chính phủ sẽ gửi đề án lấy ý kiến của các địa phương và gửi các bộ, ngành để cho ý kiến. Dự kiến khoảng trung tuần tháng 4/2025, Ban Chỉ đạo báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

Về việc tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay, hiện có 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sẽ được tổ chức lại quy mô chỉ còn khoảng 2.000, “gần như là một huyện nhỏ”. Việc này thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có thể làm ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương. Sau khi Hiến pháp sửa đổi; sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các luật có liên quan có hiệu lực, sẽ kết thúc hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện.

“Khi đã có đầy đủ cơ sở pháp lý là Hiến pháp, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đặc biệt có cả Nghị quyết thì chúng ta tập trung vào sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh… Sau đó sẽ triển khai các việc liên quan đến đại hội”, Bộ trưởng Nội vụ thông tin.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh Bộ Nội vụ triển khai sớm việc thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, ban hành quy chế… Lưu ý đây là việc rất hệ trọng, liên quan đến quốc gia, đến nhân dân, đến tổ chức hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, công việc rất nhiều, rất phức tạp, đòi hỏi phải hoàn thành với chất lượng cao nhưng thời gian rất khẩn trương, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và thành viên Ban Chỉ đạo phát huy tinh thần trách nhiệm, tham gia đầy đủ các phiên họp, nghiên cứu kỹ tài liệu, có đóng góp cho Ban Chỉ đạo để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bộ Nội vụ tiếp thu các ý kiến tại phiên họp để hoàn thiện kế hoạch.

Thông tin thêm việc bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, Phó Thủ tướng Thường trực cho hay, theo đề án Chính phủ trình, khoảng 1/3 nhiệm vụ huyện đang đảm nhiệm sẽ chuyển lên tỉnh, 2/3 chuyển xuống cấp xã - cấp cơ sở. Tên gọi của xã là gì, lộ trình thế nào, Bộ Chính trị sẽ quyết; trong tuần sau, Bộ Chính trị chủ trương lấy ý kiến các tổ chức đảng, bộ, ngành, địa phương.

Phó Thủ tướng Thường trực cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho một số bộ, ngành, đề nghị các cơ quan, Viện Kiểm sát, Tòa án chủ động đề xuất liên quan đến trình tự, thẩm quyền tố tụng.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

[Ảnh] Cây bàng vuông - biểu tượng bất khuất của Trường Sa

Không biết bàng vuông được trồng trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa từ khi nào nhưng loài cây này đã bén rễ cắm sâu vào đá san hô, hiên ngang vượt qua mọi bão tố, phong ba và đơm hoa kết trái. Sự phát triển mạnh mẽ ấy khiến cây bàng vuông được nhắc đến như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của những người lính hải quân Trường Sa.

Làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Kế thừa truyền thống quan hệ tốt đẹp được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước vun đắp trong 75 năm qua, quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga đang tiếp tục đạt được nhiều kết quả rất tích cực, xứng đáng với lịch sử quan hệ giữa hai nước.

Thắm thêm tình hữu nghị

Thắm thêm tình hữu nghị

Dẫu không cùng chung biên giới nhưng 53 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Ấn Độ (1972 - 2025) là sự gắn bó, hợp tác, hữu nghị truyền thống, được các thế hệ lãnh đạo hai nước gìn giữ, vun đắp và liên tục phát triển. Trên cơ sở phát huy những thành tựu đã có, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ hướng tới hợp tác sâu rộng hơn nữa trong tương lai.

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Cuộc đối thoại với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Thị trấn Bát Xát tổ chức huấn luyện điểm dân quân tự vệ năm 2025

Sáng 24/3, UBND xã thị trấn Bát Xát (huyện Bát Xát) tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ (DQTV) năm 2025. Đây là xã được Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bát Xát chọn tổ chức huấn luyện điểm để các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện tham quan, học tập, rút kinh nghiệm trong công tác huấn luyện DQTV năm 2025.

Điểm tựa nơi biên cương

Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345: Điểm tựa nơi biên cương

Được thành lập ngày 11/3/2005, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT - QP) 345 trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện dự án xây dựng khu kinh tế - quốc phòng khu vực huyện biên giới Bát Xát; đến năm 2022, đơn vị tiếp tục được giao nhiệm vụ thực hiện mở rộng sang 5 xã biên giới vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mường Khương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024

Tối 23/3, tại Trường quay S14, Đài Truyền hình Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, trao giải cho các Gương mặt trẻ tiêu biểu và phát biểu tại buổi lễ.

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy Sa Pa

Thường trực Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy Sa Pa

Chiều 23/3, tại Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Thị ủy Sa Pa về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của thị xã từ đầu nhiệm kỳ đến nay; kết quả thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay.

Bác Hồ trong trái tim quân dân Trường Sa

Bác Hồ trong trái tim quân dân Trường Sa

Giữa trùng khơi sóng vỗ, nơi tiền tiêu của Tổ quốc, hình ảnh Bác Hồ kính yêu hiện hữu rất gần gũi và ấm áp trong cuộc sống quân dân Trường Sa. Bác như một người thân, luôn bên cạnh, tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để những người con đất Việt vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió.

“Ngọc càng mài càng sáng”

“Ngọc càng mài càng sáng”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Lời dạy đó là kim chỉ nam để mỗi đảng viên tự soi, tự sửa, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để xứng đáng với lời tuyên thệ dưới cờ Đảng, xứng đáng với niềm tin Nhân dân.

fb yt zl tw