Cần đẩy nhanh giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ nhằm thúc đẩy giải ngân vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các CTMTQG giai đoạn 2021-2025.

Bộ Tài chính vừa có Công văn số 11795/BTC-ĐT gửi Thủ tướng Chính phủ, báo cáo chi tiết về tình hình giải ngân vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) từ nguồn ngân sách nhà nước đến hết tháng 9/2024. Báo cáo này nêu rõ tiến độ giải ngân, kết quả của từng chương trình và đặc biệt là các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đồng thời đề xuất các giải pháp thúc đẩy tiến độ giải ngân trong giai đoạn cuối năm.

Ảnh minh hoạ (Ảnh: VH)
Ảnh minh hoạ (Ảnh: VH)

Theo báo cáo, tính đến hết tháng 9, lũy kế giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công của các CTMTQG chỉ đạt 41,2% tổng kế hoạch vốn đã giao cho năm 2024. Trong đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương đạt 48,6%, tương đương khoảng 13,242 tỷ đồng. Ba chương trình lớn bao gồm: Xây dựng nông thôn mới; Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Giảm nghèo bền vững đều có sự chênh lệch đáng kể trong tỷ lệ giải ngân giữa các địa phương cũng như giữa các dự án thành phần.

Cụ thể, Chương trình Xây dựng nông thôn mới đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất với 55%, tương đương 4.283,821 tỷ đồng. Trong chương trình này, nhiều nội dung thành phần đạt tỷ lệ giải ngân cao, như nội dung nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch đạt 78,7%, nội dung về nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công và chuyển đổi số đạt 64%, và nội dung đảm bảo quốc phòng, an ninh nông thôn đạt 60,3%. Tuy nhiên, một số nội dung thành phần khác vẫn có tỷ lệ giải ngân rất thấp, như nội dung về tái cơ cấu ngành nông nghiệp chỉ đạt 16,5%, cho thấy những khó khăn lớn trong việc triển khai và thực hiện.

Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt tỷ lệ giải ngân vốn ngân sách trung ương là 48,2%, tương đương với 6.751,668 tỷ đồng. Các dự án trong chương trình này có một số nội dung thành phần đạt tỷ lệ giải ngân trên 50%, như dự án về phát triển giáo dục đào tạo (60,2%) và dự án đầu tư phát triển cho nhóm dân tộc thiểu số ít người và khó khăn (52,3%).

Chương trình Giảm nghèo bền vững đạt mức giải ngân thấp nhất, chỉ đạt 41% kế hoạch vốn giao trong năm 2024, với 2.206,955 tỷ đồng. Trong đó, các dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội tại các huyện nghèo và vùng đặc biệt khó khăn đạt 43,2%, trong khi dự án về phát triển giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm bền vững chỉ đạt 33,9%.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính hiệu quả giải ngân vẫn có sự khác biệt rõ rệt giữa các địa phương. Đến cuối tháng 9, có 7 tỉnh thành đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 70%, dẫn đầu là Hậu Giang với tỷ lệ 89%, tiếp theo là Vĩnh Long 83,3%, Ninh Thuận 77%, Tiền Giang 72,6%, Lâm Đồng 71,2%, Yên Bái 71% và Bạc Liêu 70%. Mặt khác, vẫn còn 3 tỉnh có tỷ lệ giải ngân dưới 30%, bao gồm Bình Phước với tỷ lệ 15,7%, Hà Tĩnh 16,4%, và Cà Mau 29,6%.

Ngoài vốn đầu tư công, giải ngân vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương dành cho các CTMTQG còn thấp hơn nhiều, chỉ đạt 15,9% tổng dự toán năm. Cụ thể, chương trình Xây dựng nông thôn mới giải ngân được 547,457 tỷ đồng, đạt 20% tổng dự toán; chương trình Giảm nghèo bền vững giải ngân được 2.314,375 tỷ đồng, đạt 21,3%; và chương trình Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chỉ đạt 12,4%, với 2.422,616 tỷ đồng. Một số dự án thành phần có mức giải ngân tương đối cao như dự án về chăm sóc sức khỏe người dân tộc thiểu số đạt 22,9% và dự án hỗ trợ đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đạt 21,7%.

Bộ Tài chính cũng chỉ ra nhiều khó khăn và vướng mắc trong quá trình giải ngân vốn cho các CTMTQG. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là sự thay đổi trong số liệu đối tượng thụ hưởng. Các chương trình này được xây dựng từ các năm trước, nhưng đến thời điểm thực hiện, nhiều đối tượng không còn đáp ứng tiêu chuẩn, khiến vốn không thể phân bổ hết. Tính thời vụ của các mô hình hỗ trợ sinh kế và phát triển sản xuất cũng gây ra khó khăn khi triển khai, bởi các thủ tục liên quan đến đối tượng hưởng lợi phức tạp và đòi hỏi đáp ứng nhiều điều kiện. Sự thay đổi liên tục trong văn bản hướng dẫn cấp trung ương cũng khiến các địa phương khó khăn trong việc áp dụng và triển khai các dự án.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng nêu rõ tâm lý e ngại sai sót và thiếu quyết liệt trong thực hiện của một số địa phương. Nhiều địa phương vẫn còn chậm trễ trong lập kế hoạch, phân bổ vốn và triển khai các dự án, đặc biệt là trong việc giải ngân vốn chi thường xuyên. Bên cạnh đó, quy định đấu thầu trực tuyến và sự biến động mạnh của giá nguyên vật liệu đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án hạ tầng. Các địa phương phải điều chỉnh dự toán khi giá cả biến động, kéo dài thời gian thực hiện và làm chậm tiến độ giải ngân.

Một nguyên nhân khác là sự chậm trễ trong việc ban hành các cơ chế đặc thù. Một số quy định về đối tượng và nội dung hỗ trợ của các chương trình chưa được ban hành đầy đủ, gây ra vướng mắc cho các địa phương, đặc biệt là trong các chương trình đào tạo nghề và phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 cho phép áp dụng các cơ chế đặc thù, nhưng các địa phương vẫn e dè trong việc triển khai, dẫn đến chậm trễ trong việc điều chỉnh dự toán và thực hiện phân cấp quản lý.

Để tháo gỡ các khó khăn này, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ nhằm thúc đẩy giải ngân theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương các CTMTQG giai đoạn 2021-2025. Bộ Tài chính yêu cầu các địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn phải nhanh chóng hoàn tất thủ tục và báo cáo kịp thời về Bộ để tổng hợp. Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương, đảm bảo tuân thủ đúng tỷ lệ và mục tiêu hỗ trợ theo các quyết định của Thủ tướng và nghị quyết của Quốc hội.

Việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các CTMTQG là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn cuối năm, nhằm đảm bảo các chương trình được triển khai hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân. Khi các khó khăn được tháo gỡ, các chương trình sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân và đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.

Theo dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Có mưa, mưa nhỏ vài nơi, vùng cao và núi cao trời rét đậm, rét hại

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (9/12): Có mưa, mưa nhỏ vài nơi, vùng cao và núi cao trời rét đậm, rét hại

Đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của rìa Tây Nam lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định, nên thời tiết các địa phương trong tỉnh nhiều mây, có mưa, mưa nhỏ vài nơi, gió Đông cấp 2, trời rét, vùng cao và núi cao trời rét đậm, rét hại.

Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 12 liệt sĩ Quân khu 7

Truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 12 liệt sĩ Quân khu 7

Ngày 7/12, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký Quyết định số 1407/QĐ-CTN truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho 12 liệt sĩ thuộc Tiểu đoàn 17, Sư đoàn 5, Quân khu 7, Bộ Quốc phòng, vì đã có thành tích xuất sắc đột xuất trong thực hiện nhiệm vụ diễn tập chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Cuộc “cách mạng” tinh gọn bộ máy không thể chậm trễ

Cuộc “cách mạng” tinh gọn bộ máy không thể chậm trễ

Từ nhiều kỳ đại hội và trong nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, Đảng ta đều nhấn mạnh nhiệm vụ về tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trong giai đoạn mới. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở nước ta là một trong những nội dung trọng tâm của quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ mở ra một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Tối 7/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về đến Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và phu nhân.

Bảo đảm mục tiêu sắp xếp, tinh gọn, tính ổn định để phát triển

Bảo đảm mục tiêu sắp xếp, tinh gọn, tính ổn định để phát triển

Chiều 7/12, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn. Tại Họp báo, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành đã trả lời câu hỏi của các phóng viên liên quan các lĩnh vực đang được dư luận xã hội quan tâm.

Sẵn sàng thay thế những cán bộ “không cần lập công, chỉ cần không sai”

Sẵn sàng thay thế những cán bộ “không cần lập công, chỉ cần không sai”

Trong bài phát biểu tại kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh chiều 6/12, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định quan điểm mạnh mẽ, tỉnh sẵn sàng thay thế cán bộ né tránh, không dám làm, đùn đẩy trách nhiệm, “không cần lập công, chỉ cần không sai”; cần lấy sự hài lòng, hạnh phúc, phát triển của Nhân dân là sự nghiệp chung để phấn đấu.

Quy định mới về Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật

Quy định mới về Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1512/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 603/QĐ-TTg ngày 8/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Cuộc thi tìm hiểu 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam có 2 giải Đặc biệt

Cuộc thi tìm hiểu 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam có 2 giải Đặc biệt

Tối 6/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tổ hợp Chương trình nghệ thuật “Khúc quân hành thời đại“; tổng kết, trao giải Cuộc thi tìm hiểu 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị; tuyên dương cán bộ, đoàn viên, thanh niên tiêu biểu giai đoạn 2017-2024.

Vùng cao và núi cao trời rét, có nơi rét đậm

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (7/12): Vùng cao và núi cao trời rét, có nơi rét đậm

Đêm nay và ngày mai (7/12), do chịu ảnh hưởng của rìa Tây Nam lưỡi áp cao lạnh lục địa tăng cường yếu lệch Đông kết hợp với vùng hội tụ gió trên mực 1.500 m nên thời tiết các địa phương trong tỉnh nhiều mây, có mưa, mưa rào và dông rải rác, gió nhẹ, trời lạnh, vùng cao và núi cao trời rét, có nơi rét đậm.

fb yt zl tw