Cần có giải pháp duy trì dòng chảy tối thiểu tại các nhà máy thủy điện

LCĐT - Thời gian qua, tại nhiều địa phương, việc khai thác nước phục vụ hoạt động của các dự án thủy điện đã tác động không nhỏ đến nguồn nước cung ứng cho hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, việc áp dụng dòng chảy tối thiểu cho sông, suối phía hạ lưu tại một số hồ, đập  thủy điện đang khó thực hiện bởi nhiều nguyên nhân.

Cần có giải pháp duy trì dòng chảy tối thiểu tại các nhà máy thủy điện ảnh 1
Nhiều diện tích đất cấy lúa tại xã Phú Nhuận đang thiếu nước.

Tại xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, từ đầu năm đến nay, lượng mưa trên địa bàn thấp, dẫn đến thiếu hụt nước sản xuất. Ngoài nguyên nhân thời tiết, thì việc chia sẻ nguồn nước của 2 nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 1 và Nậm Nhùn 2 cho cộng đồng phía hạ lưu đạt thấp.

Bà Trần Thị Hiên, thôn Phú Hưng, xã Phú Nhuận cho biết, gia đình có hơn 5 sào đất cấy lúa, một số diện tích đã cấy xong, nhưng không đảm bảo đủ nước cho cây lúa phát triển.

Ông Hoàng Ngọc Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng cho biết: Hiện 12 thôn ở khu vực hạ lưu các hồ thủy điện trên địa bàn xã đang cần đủ nguồn nước để canh tác 150 ha đất nông nghiệp. Một số thôn như Hải Sơn 1, Hải Sơn 2, Khe Bá, Làng Đền với khoảng 60 ha đang bị thiếu nước nghiêm trọng. Địa phương đã vận động nông dân chuyển một phần sang trồng cây ngô, đậu và rau màu.

Theo đại diện Công ty TNHH và Xây dựng Hoàng Sơn, chủ đầu tư hai nhà máy thủy điện Nậm Nhùn 1 và Nậm Nhùn 2 cho biết, đơn vị đã đưa ra kế hoạch phối hợp đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản tại địa phương, đồng thời duy trì vận hành phát điện. Tuy nhiên, việc cân bằng sử dụng nước giữa phát điện và sản xuất nông nghiệp đang gặp một số khó khăn.

Cần có giải pháp duy trì dòng chảy tối thiểu tại các nhà máy thủy điện ảnh 2
Các nhà máy thủy điện đã được lắp đặt đường truyền theo dõi, tuy nhiên vẫn hay bị gián đoạn do địa hình.

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 67 nhà máy thủy điện đang hoạt động, 3 thủy điện vừa hoàn thành bắt đầu đi vào hoạt động. Trong đó, có khoảng 2/3 số nhà máy đã được phê duyệt theo Luật Tài nguyên nước năm 1998, do đó không áp dụng dòng chảy tối thiểu mà chỉ áp dụng dòng chảy qua cống xả cát, cống xả sâu hoặc xả tràn. 

Còn những nhà máy đầu tư sau năm 2012 thì áp dụng công trình có dòng chảy tối thiểu theo Luật Tài nguyên nước số 17 năm 2012, quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tại nguyên nước. Theo đó, phải duy trì dòng chảy tối thiểu là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông hoặc đoạn sông nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước của các đối tượng sử dụng nước.

Cần có giải pháp duy trì dòng chảy tối thiểu tại các nhà máy thủy điện ảnh 3
Duy trì dòng chảy tối thiểu tại Nhà máy thủy điện Tà Lạt.

Nhà máy thủy điện Bắc Hà tại xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà là một điển hình. Ông Nguyễn Văn Hà, Quản đốc Phân xưởng vận hành Nhà máy cho biết, trước kia theo phê duyệt thì dự án không có quy định duy trì dòng chảy tối thiểu, nhà máy lại thiết kế không có cống xả đáy. Từ năm 2012, thực hiện duy trì dòng chảy tối thiểu khiến nhà máy gặp không ít khó khăn.  

Theo quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ, toàn tỉnh có 130 dự án thủy điện với tổng công suất 1.573,75 MW được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến thời điểm hiện tại. Trong đó, có 70 dự án thủy điện đã hoàn thành phát điện với tổng công suất 1.109,85 MW (năm 2022 có thêm 3 dự án thủy điện hoàn thành là: Thủy điện Bảo Nhai bậc 2, Thủy điện Suối Chút 1 và Thủy điện Séo Chông Hô mở rộng); 7 dự án thủy điện đang triển khai thi công xây dựng mới với tổng công suất 76,5 MW; 15 dự án thủy điện đã được cấp chủ trương đầu tư nhưng chưa khởi công thi công xây dựng với tổng công suất 152,6 MW; 38 dự án thủy điện đang nghiên cứu lập hồ sơ đề xuất xin chủ trương đầu tư với tổng công suất 235 MW.

Cần có giải pháp duy trì dòng chảy tối thiểu tại các nhà máy thủy điện ảnh 4
Nhà máy thủy điện Bắc Hà khó duy trì dòng chảy tối thiểu.

Bà Nguyễn Thị Vi Huế, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, cho biết: Ở Lào Cai chủ yếu là thủy điện vừa và nhỏ, hồ đập thì ở vùng sâu rất khó khăn trong lắp thiết bị truyền dẫn dữ liệu để theo dõi việc duy trì dòng chảy tối thiểu. Đặc biệt, Luật Tài nguyên nước năm 1998 chưa quy định cụ thể về hạng mục công trình duy trì dòng chảy tối thiểu riêng biệt cũng dẫn tới khó khăn trong việc chấp hành. Nhìn chung, việc chấp hành của các nhà máy đã được thực hiện, tuy nhiên, hạ tầng các nhà máy được xây dựng qua nhiều thời kỳ, trải qua nhiều lần sửa đổi luật, do đó có một số công trình chưa thực hiện đúng việc duy trì dòng chảy tối thiểu, dẫn đến việc ảnh hưởng nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất. Vào mùa khô, lượng mưa tại Lào Cai rất nhỏ, khiến lượng nước xuống dưới mức quy định cũng gây khó khăn cho việc duy trì dòng chảy tối thiểu…

Trong 2 năm qua, do chưa thực hiện tốt việc duy trì dòng chảy tối thiểu và không thực hiện quan trắc, giám sát dòng chảy tối thiểu, đã có 10 nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh bị xử phạt vi phạm hành chính từ 70 - 220 triệu đồng, với tổng số tiền đã xử phạt là 2,42 tỷ đồng.   

Như vậy, để đảm bảo việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước đúng cách và bảo vệ môi trường trong thời gian tới, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng trong quản lý, giám sát và điều tiết lưu lượng nước. Đồng thời, các nhà máy thủy điện cũng cần phải thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc duy trì dòng chảy tối thiểu để đảm bảo cho sinh hoạt, sản xuất và hệ sinh thái thủy sinh ở khu vực hạ lưu.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyện ngắn: Vết hằn trên má em

TRUYỆN KỂ TỪ ĐẠI NGÀN: Truyện ngắn: Vết hằn trên má em

Truyện ngắn "Vết hằn trên má em" kể về cuộc đời của cô gái tên Hoàn, có số phận hẩm hiu, cha mẹ mất sớm và chuyện tình với người hàng xóm. Dù không ai nói với ai một câu yêu nhưng từ trong sâu thẳm, họ luôn dành cho nhau những tình cảm đặc biệt. Những tưởng dòng xoáy cuộc đời khiến tình yêu vừa hé lộ đã trôi đi theo năm tháng thì một ngày anh hàng xóm nhận được thư của Hoàn. Câu chuyện diễn biến như thế nào? Mời quý thính giả cùng nghe chi tiết truyện ngắn ngay sau đây.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

Tọa đàm: Gặp gỡ chủ mô hình sản xuất bánh chưng đen người Tày ở Văn Bàn

Tọa đàm: Gặp gỡ chủ mô hình sản xuất bánh chưng đen người Tày ở Văn Bàn

Chào đón quý vị đến với chuyên mục Vượt qua định kiến – nội dung nằm trong chương trình truyền thông về Dự án 8 của Báo Lào Cai. Khách mời trong chương trình hôm nay là chị Hoàng Thị Huế, một phụ nữ dân tộc Tày ở bản Mạ, thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn. Câu chuyện của chị Huế có gì thú vị, mời quý vị cùng theo dõi qua cuộc trò chuyện của phóng viên Báo Lào Cai với chị.

“Nữ quái” nhận án tử hình vì buôn bán ma túy

“Nữ quái” nhận án tử hình vì buôn bán ma túy

Ở một thôn nghèo của xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, ai cũng biết người phụ nữ sinh năm 1985 - Sùng Thị Chú với dáng nhỏ bé, gương mặt có vẻ già so với tuổi 39. Thấy phụ nữ bằng tuổi mình trong thôn quanh năm đầu tắt mặt tối trên nương ngô, nương lúa mà không có tiền tích lũy, Sùng Thị Chú sinh tính chán nản, lười lao động nhưng lại muốn có tiền tiêu xài. Chú đã móc nối để “cất” ma túy về bán, tuy nhiên đổi đời chưa thấy thì Chú đã phải đối diện với án tử.

Cô giáo vùng cao giàu lòng nhân ái

Cô giáo vùng cao giàu lòng nhân ái

Không chỉ là Tổng phụ trách Đội giỏi chuyên môn, cô giáo Hoàng Thị Thu Dần, Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) bán trú Tiểu học Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) còn được biết đến là tấm gương sáng trong công tác từ thiện. Bằng những việc làm ý nghĩa, các hoạt động từ thiện mà cô Dần tham gia đã truyền cảm hứng, giúp học sinh biết yêu thương những người có hoàn cảnh khó khăn và trân trọng những điều giản dị trong cuộc sống.

[Ảnh] Ngổn ngang đường Bản Vược - Sàng Ma Sáo sau mưa lũ

[Ảnh] Ngổn ngang đường Bản Vược - Sàng Ma Sáo sau mưa lũ

Tuyến tỉnh lộ 156B, đoạn từ xã Bản Vược đi xã Sàng Ma Sáo được huyện Bát Xát đầu tư hơn 100 tỷ đồng để nâng cấp mở rộng và đưa vào sử dụng được hơn 1 năm nay. Tuy nhiên, đợt mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 gây ra đã làm tuyến đường này bị tàn phá nặng nề, nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng khiến giao thông thường xuyên bị chia cắt, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

[Infographic] Một số kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI về công tác cán bộ nữ

[Infographic] Một số kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI về công tác cán bộ nữ

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều chương trình, đề án và xây dựng cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ. Dưới đây là một số kết quả từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay về công tác cán bộ nữ của tỉnh.

Tọa đàm: Chị Lan và câu chuyện tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ

Tọa đàm: Chị Lan và câu chuyện tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ

Chị Lù Thị Lan, dân tộc Nùng, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Sấn Pản, xã Nậm Chảy (huyện Mường Khương) đã vượt qua định kiến về giới, những hủ tục trói buộc để xây dựng các mô hình sản xuất, vươn lên làm giàu cho bản thân, gia đình và quê hương. Trong chương trình tọa đàm của Báo Lào Cai, phóng viên đã trò chuyện với chị Lù Thị Lan để cùng tìm hiểu hành trình vượt qua định kiến về giới để trở thành tấm gương sáng cho chị em phụ nữ vùng cao làm theo.

[Infographic] Những phiên chợ nổi tiếng ở Bắc Hà

[Infographic] Những phiên chợ nổi tiếng ở Bắc Hà

Đến huyện Bắc Hà, một trong những hoạt động thú vị du khách nên trải nghiệm là dạo chơi chợ phiên. Vùng đất này có phiên chợ luân phiên được tổ chức vào các ngày trong tuần, du khách có thể lựa chọn phù hợp với thời gian, sở thích. Họp chợ phiên, du khách sẽ hiểu hơn về văn hóa, con người và nét đẹp trên cao nguyên Bắc Hà.

Truyện ngắn: Giá vô cùng

Truyện ngắn: Giá vô cùng

Truyện ngắn "Giá vô cùng" kể về chuyện đời của ông giáo về hưu tên Quyền. Thời còn đương nhiệm hiệu trưởng một trường học vùng cao, ông đã vô tình cứu sống một cô y tá người Dao - Mùi Khé và được cô mang ơn sâu nặng. Mùi Khé gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống, còn ông Quyền thì mất vợ vì ung thư. Liệu hai con người nhiều đa đoan ấy cuối cùng có tìm được bình yên bên nhau? Mời quý thính giả cùng nghe chi tiết truyện ngắn.

[Infographic] Quy định chuyển mục đích sử dụng đất dưới 2 ha trên địa bàn tỉnh Lào Cai

[Infographic] Quy định chuyển mục đích sử dụng đất dưới 2 ha trên địa bàn tỉnh Lào Cai

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 41/2024/QĐ-UBND về việc quy định tiêu chí, điều kiện chuyển mục đích sử dụng dưới 2 ha đối với đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 8/11/2024.

Từ “đánh ghen” trở thành kẻ phạm tội

Từ “đánh ghen” trở thành kẻ phạm tội

Gia đình 3 thế hệ của Bàn Tòn Sú từng có khoảng thời gian sum vầy, hạnh phúc bên nhau nhưng chỉ vì một phút nóng giận, Sú đã ra tay sát hại chính người thân của mình và trở thành kẻ phạm tội.

Truyện ngắn: Chuyện tình bên dòng sông

Truyện ngắn: Chuyện tình bên dòng sông

Chuyện tình bên dòng sông kể về mối tình éo le của Hường, An và Tùng. An lên đường nhập ngũ, Hường nghe theo lời gia đình kết hôn với Tùng, sớm sinh được một đứa con trai. Sau này, An trở về quê hương cũng lập gia đình và có con. Trớ trêu thay, con trai của Hường và con gái An lớn lên lại yêu nhau. Từ đây những bí mật từ quá khứ được kể lại. Chuyện gì đang xảy ra với các nhân vật trong chuyện, ngay sau đây mời quý thính giả lắng nghe truyện ngắn qua giọng đọc của Hoàng Thương.

fbytzltw