Bộ Xây dựng tái khẳng định lập trường đánh thuế các trường hợp sở hữu nhiều nhà đất

Trong cuộc họp mới đây, đại diện Bộ Xây dựng đã chỉ rõ các lý do khiến giá nhà/đất tăng “phi mã. Đồng thời, Bộ cũng đã đề xuất các giải pháp để cải thiện tình hình, bao gồm cả việc đánh thuế với người có nhiều bất động sản.

Tại họp báo thường kỳ quý III/2024 của Bộ Xây dựng, ông Vương Duy Dũng, Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, đã chỉ ra 3 nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng cao.

Yếu tố thứ nhất bắt nguồn từ việc chi phí đầu vào để phát triển dự án mới ngày càng tăng, đặc biệt là tiền sử dụng đất. Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ việc nguồn cung dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế. Đây chính là lý do được nhiều môi giới viên và tổ chức, cá nhân đầu cơ lợi dụng để thổi giá, gây nhiễu loạn thị trường.

Yếu tố thứ ba khiến giá nhà/đất tăng “phi mã" là việc các kênh đầu tư khác chưa thực sự khởi sắc. Điều này đã khiến nhiều người dồn tiền cho bất động sản như một kênh tích sản và đầu tư sinh lời, từ đó khiến mặt bằng giá thị trường tiếp tục bị đẩy lên.

vu-o-ng-duy-du-ng-pho-ct-cu-c-1829-5241-1729151677-large-3705.jpeg
Ông Vương Duy Dũng, Phó cục trưởng Cục quản lý Nhà ở và thị trường bất động sản, phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Bộ Xây dựng

Để kiểm soát giá bất động sản, ông Vương Duy Dũng cho biết Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ một số giải pháp để thực hiện hiệu quả bộ ba luật mới liên quan thị trường bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành để tháo gỡ khó khăn cho thị trường.

Ngoài ra, đại diện Bộ Xây dựng cũng tái khẳng định lập trường về việc nghiên cứu, thực thi chính sách đánh thuế đối với người sở hữu, sử dụng nhiều nhà/đất, nhằm hạn chế hoạt động đầu cơ, “lướt sóng". Tuy nhiên, ông Dũng cũng khẳng định rằng, các cơ quan sẽ phải đánh giá kỹ, thấu đáo, toàn diện tác động của giải pháp này trước khi ban hành.

Sau những bất thường từ các phiên đấu giá đất vùng ven Hà Nội, Bộ Xây dựng cho rằng cần nghiên cứu, hoàn thiện các quy định liên quan đến đấu giá đất nhằm bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn. Giải pháp sẽ được triển khai theo hướng tăng tiền đặt cọc, xác định giá đất khởi điểm sát với tình hình thực tế khu vực, rút ngắn thời gian nộp tiền trúng đấu giá, hạn chế người tham gia đấu giá với mục đích đầu cơ.

Đồng thời, công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát công tác tổ chức đấu giá đất, đấu thầu dự án cũng cần được nâng cao hiệu quả; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền, quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng sẽ nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét thí điểm mô hình trung tâm giao dịch bất động sản và quyền sử dụng đất do Nhà nước quản lý. Đây sẽ là giải pháp nhằm chặn đứng tình trạng cấu kết thổi giá nhà của các sàn môi giới.

Theo baodautu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hệ thống Ngân hàng: Khẩn trương hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do mưa lũ

Hệ thống Ngân hàng: Khẩn trương hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do mưa lũ

Cùng với các ngành, địa phương, ngành ngân hàng Lào Cai đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị, tổ chức tín dụng trên địa bàn kịp thời hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại, sớm khôi phục sản xuất, kinh doanh sau trận mưa lũ lịch sử, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phóng viên Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Quang Huy, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai về nội dung này.

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 62/2024/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 75/2024/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của Chính phủ.

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Chiều 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) tới 63 điểm cầu trên toàn quốc.

Nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội

Như Báo Lào Cai đã đưa tin, sáng 26/7, Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40) đã diễn ra. Sau phát biểu khai mạc của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, hội nghị đã được nghe báo cáo đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Mặc dù là tỉnh nghèo nhưng Lào Cai luôn quan tâm, dành nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, qua đó tiếp thêm nguồn lực cho các địa phương đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Cải thiện các chỉ số thành phần, nâng cao thứ hạng PCI 2024

Cải thiện các chỉ số thành phần, nâng cao thứ hạng PCI 2024

Theo bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2023, tỉnh Lào Cai đạt 67,38 điểm, xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố, giảm 15 bậc so với năm 2022 (11/63). Bên cạnh đó, xếp hạng Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI 2023) lần thứ hai được VCCI công bố, Lào Cai xếp ngoài top 30.

fbytzltw